Posts Tagged ‘Nguyễn Mộng Giác’

Phan Tấn Hải

Một buổi lễ tưởng niệm nhân 100 ngày nhà văn Nguyễn Mộng Giác từ trần đã được tổ chức cùng với lễ ra mắt tuyển tập nhan đề “Nguyễn Mộng Giác và Bằng Hữu” tại hội trường Văn Lang hôm Thứ Bảy 6-10-2012.

Buổi lễ có tham dự của nhiều nhà văn, nhà thơ nổi tiếng trong văn đàn, trong đó ngưòi từ nơi xa nhất tới là nhà văn Phạm Tín An Ninh từ Na Uy tới. Nhiều nghệ sĩ từ xa về dự lễ tưởng niệm nhà văn Nguyễn Mộng Giác cũng còn có Trần Doãn Nho từ Boston, Trần Mộng Tú từ Seattle, Nguyễn Xuân Hoàng và Lữ Quỳnh từ San Jose. Đặc biệt, nhà thơ Võ Chân Cửu trên đường du lịch từ Việt Nam ghé Quận Cam, cũng đã tới tưởng niệm nhà văn đồng hương của ông.
(more…)

Lữ Quỳnh


Nhà văn Nguyễn Mộng Giác (1940-2012)

Trước hai ngày xuống tàu để vượt biên, vào khoảng tháng 11 năm 1981, Nguyễn Mộng Giác đã lặng lẽ ngồi chờ tôi đi làm về ở một quán cóc ngay dưới chân chiếc cầu gỗ xóm Chùa. Gọi là đi làm, chứ thực ra tôi được người ta thuê ngồi bán vỏ xe trên đường Trần Hưng Đạo, mà tiền lương không đủ để đong gạo cho gia đình. Lúc tôi đạp xe xuống dốc cầu, Giác ra đường gọi tôi lại. Hai anh em vào quán. Quán vắng, hiu hắt nắng cuối thu. Trước mặt là giòng kênh nước đen Nhiêu Lộc. Giác nói nhỏ vừa đủ tôi nghe :

– Mình sắp đi rồi, đi với Gin. Mình muốn đem theo Hải. Quỳnh thấy thế nào?
(more…)

Thụy Khuê


Nhà văn Nguyễn Mộng Giác

Võ Phiến có hai bài tùy bút viết về người Bình Định.

Bài thứ nhất tựa đề Anh Bình Định và bài thứ hai, Người Bình Định.

Bài thứ nhất (không ghi ngày) viết về sự “hấp dẫn” của “người anh” Bình Định với “người em” Phú Yên, qua câu ca dao:

“Anh về Bình Định chi lâu,
Chiều chiều em đứng hàng dâu ngó chừng”.

Và ông tuyên bố chắc nịch: “Gái Phú Yên không tỏ ra đa tình với một ai khác, chỉ đa tình với trai Bình Định mà thôi”.
(more…)

Trần thị LaiHồng

Chiều nay, 8 tháng 7, tôi biết bên kia quận Cam Cali, bạn hiền Thiền Ngộ Nguyễn Mộng Giác trở về tro bụi. Đã về. Đã tới. Rất “thàng”.

Thắp hai nén nhang, “chuông đồng ba tiếng gióng thênh thang”, trình Võ Đình rồi ra vườn đào một huyệt nhỏ, trồng một cây Mai, loại Tứ Quý hoa vàng đài đỏ, và gọi là Mai Thiền Ngộ.

Mai Thiền Ngộ không xa Mai Thanh Tuệ là bao, và cũng không xa Hoàng Mai của Võ Đình, lại cận kề bụi lan Hoàng Ngọc tựa tảng đá xám, mà dưới chân là mấy tảng nhỏ đá đỏ tôi bê về từ Red Rocks Canyon, chỉ mới đầu tháng 6 vừa qua …

Trời Hoa bang xanh ngắt mấy từng mây trắng bay, không gió mà nắng nhẹ và rất tĩnh lặng. Nhưng khi vừa vào nhà, thì một trận mưa rào ào ào đổ xuống. Hẳn bạn hiền chứng ngộ một chân tình tưởng niệm.

TÂM TỰ TẠI CÓ THIỀN NÊN CHỨNG NGỘ
KHỞI TỊNH DUYÊN KHÔNG GIÁC VẪN DIỆU CHI

Trần thị LaiHồng
Nguồn: Tác giả gửi bài và ảnh

Trần Hoan Trinh


Nhà văn Nguyễn Mộng Giác (1940-2012)

Thằng bạn tri âm mới bỏ đi
Bạn thơ bạn rượu cũng không về
Bạn điên bạn tỉnh đều xa hết
Ta thức hay chừng đang ngủ mê ?
(more…)

Hà Thúc Hoan


Nhà văn Nguyễn Mộng Giác (1940-2012)

Anh Giác thân quý,

Buổi học đầu tiên của lớp Việt Hán năm thứ nhất ĐHSP Huế niên khóa 1960 – 1961 chỉ có tám sinh viên. Ngồi ở hàng ghế đầu gần hai người bạn cũ đã quen biết trong lớp Dự bị Văn khoa năm học trước, tôi xoay người nhìn năm người bạn mới ở dãy ghế phía sau và bắt gặp nụ cười thân thiện, cởi mở của Anh. Ba năm học chung ở Đại học Sư phạm và Văn khoa Huế, cũng như những lần họp mặt trước và sau năm 1975, dù thời thế và cuộc đời đã có nhiều đổi thay, nụ cười hiền lành ấy vẫn nở trên môi Anh. Sáng ngày 2 tháng 7 năm 2012 vừa qua, tại phố Westminster, quận Cam, bang California nước Mỹ, nụ cười khả ái ấy đã tắt …
(more…)

Phan Tấn Hải


Nhà văn Nguyễn Mộng Giác qua nét vẽ Phan Tấn Hải

Họa sĩ Đinh Cường viết, “một ngày không có trăng.”
Nhà thơ Hoàng Xuân Sơn viết, “nghe lộc mới. thầm thì.”
Nhà thơ/nhạc sĩ Phan Ni Tấn viết, “sẽ còn mãi nụ tình quê.”
Tưởng Năng Tiến nhắc về kỷ niệm ngâm thơ Phùng Quán.
Ban Mai gọi đó là “dám sống và viết theo suy nghĩ của riêng mình.”
GS Nguyễn Văn Sâm gọi đó là “chiều tà, rửa tay gác kiếm.”
Trong khi nhà thơ Anh Vỹ viết, “Không, ông không chết!”

Đó là những dòng chữ thương tiếc nhà văn Nguyễn Mộng Giác, người vừa từ trần lúc 10:15pm đêm Thứ Hai 2/7/2012 tại tư gia ở Westminster, hưởng thọ 73 tuổi.
(more…)

Đinh Cường


Nguyễn Thuỵ Dao Tiên đang dìu bố Nguyễn Mộng Giác lên xe
từ quán Vỹ Dạ ra . tháng 4-2012, California (ảnh: Đinh Cường)

Ra đi thật rồi sau cơn đau dài
Nguyễn Mộng Giác người bạn hiền lành
của chúng tôi có nụ cười lúm đồng tiền
tóc gợn sóng đôi kính cận
nhớ huế nhớ qui nhơn nhớ sàigòn
gặp nhau ngày xa xưa
nhớ mùa hè hoa cỏ khô chạy vòng vòng
trên bãi cát trắng bờ biển qui nhơn
nhớ hàng hoa sầu đông tím nhạt
ở bến ngự, ngõ trúc vỹ dạ
nhớ nhà từ đuờng nguyễn khoa, nguyễn khoa
diệu chi vợ giác luôn nở nụ cười …
(more…)

Phan Ni Tấn


Từ trái: nhà văn Hoàng Khởi Phong, nhạc sĩ Lê Uyên Phương, họa sĩ Khánh Trường, nhà văn Mai Thảo, Phan Ni Tấn, nhạc sĩ Trần Duy Đức & nhà văn Nguyễn Mộng Giác (Nam California, 1989)

Trước 1975 tôi chẳng biết gì về cuộc đời của nhà văn Nguyễn Mộng Giác, ngoài tên tuổi của anh, cho đến khi mất nước chúng tôi mới gặp nhau trong một đêm văn nghệ hát chui tại một quán café ở Sài Gòn. Quán café Ban Mê bên Thị Nghè do chi em cô K.O quán xuyến rất đông khách, mỗi tối thường qui tụ một số văn nghệ sĩ miền Nam đến gặp gỡ nhau tán gẫu chuyện đời. Cô K.O tốt nghiệp thủ khoa âm nhạc tại trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn trước 1975, có tinh thần văn nghệ rất cao, cô thường chọn những ca khúc có trình độ cao để diễn tả bằng một giọng hát ténor đòi hỏi kỷ thuật ngân nga cao vút.
(more…)

Song Thao


Từ trái: nhà thơ Nguyễn Tiến Đức, nhà thơ Nguyễn Hoàng Nam, nhà văn Lữ Quỳnh (đứng), nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, nhà văn Nguyễn Mộng Giác (đứng), Song Thao (Santa Ana, California, 12/2006).

1.
Ngày 19 tháng 7 năm 2003, lần đầu tiên tôi ra mắt sách tại một nơi ngoài thành phố Montreal, thành phố tôi định cư. Tôi rất ngại việc ra mắt sách nên trước đó cũng chỉ ra mắt có hai lần tại Montreal, cả hai lần đều cặp với người khác, lần đầu với nhà thơ Lưu Nguyễn, lần thứ hai với nhà thơ Du Tử Lê.

Lần ra mắt sách tại Nhật Báo Người Việt là lần đầu tiên, và cho tới nay là lần duy nhất, tôi ra mắt sách một mình. Ông bạn Phạm Phú Minh là người cầm trịch cho vụ này. Theo chương trình thì trong số các diễn giả không thấy có tên nhà văn Nguyễn Mộng Giác. Nhưng vào phút cuối, anh Giác muốn lên nói. Anh ứng khẩu trong bài nói “Giữa Người Viết”. Đây là một bài nói rất chí tình giữa những người cầm bút với nhau mà anh, tuy ít tuổi hơn tôi, nhưng lại đi trước tôi rất xa trên văn đàn.
(more…)

Nguyễn Vy Khanh

Văn và sử, văn chương và lịch sử, quan hệ như thế nào? Một mặt, văn chương là hư cấu và tác phẩm là một cái hoặc cách nhìn, tiên tri, dự báo, một nhận thức lịch sử – hoặc bên lề lịch sử, của một tác giả, trong khi đó, lịch sử là một nỗ lực tìm “sự thật” chính xác, khách quan, không thiên lệch, có hay có dở có mạnh có yếu, có vinh quang thì cũng có thất bại phải cáng đáng với lịch sử.
(more…)

Lê Quỳnh Mai

Phỏng vấn thực hiện trực tiếp vào tháng 9- năm 2000 tại tư gia nhà văn Nguyễn Mộng Giác, phát thanh ngày 24 tháng 9 năm 2000 trong Chương Trình Văn Học Nghệ Thuật Radio TNVN- FM103.03 MT, và được xuất bản năm 2004 trong tác phẩm- Tác Giả với Chúng Ta (Lê Quỳnh Mai). Tác giả gởi đăng lại trên Thư Viện Sáng Tạo để tưởng niệm ông vừa thất lộc ngày 2- 7- 2012 tại California. USA


Từ trái: Nhà văn Nguyễn Mộng Giác, Lê Quỳnh Mai, chị Nguyễn Khoa Diệu Chi (vợ NMG), Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết

LQM: Tập I (Những đợt sóng ngầm) và tập II (Bão nổi) trong 5 tập của trường thiên Mùa Biển Động vừa xuất hiện năm 1984-1985 đã gây nhiều sóng gió. Xin ông cho biết hơn 7 năm hoàn thành bộ sách,nhân vật và tình tiết trong truyên có bị ảnh hưởng gì bởi những biến cố đó không?

NMG: Đây là niềm thích thú trong việc viết trường thiên Mùa Biển Động. Khi cuốn 1 và 2 ra đời, tôi chưa viết cuốn 3,4,và 5, dàn bài chung thì có, hình thành ra sao thì chưa. Nhờ cuốn 1 và 2, tôi đã có hứng thú viết phần sau. Phản ứng của một số độc giả lúc bấy giờ nghĩ rằng tôi viết bộ truyện này với ý định phê phán quân lực VNCH, hay có một ý định nào đó đối với chế độ Ngô Đình Diệm. Nhưng sau này, độc giả thấy rằng dự đoán đó sai và toàn bộ Mùa Biển Động đã có một chủ ý khác hơn là những thiên kiến ban đầu.

Các phần viết về cuộc di tản trên quốc lộ 1, và cuộc rút quân ra khỏi Quảng Trị, Thừa Thiên trong bộ truyện Mủa Biển Động dựa vào hai cuốn hồi ký- Ngày N+ của Hoàng Khởi Phong, và- Tháng Ba Gãy Súng- của Cao Xuân Huy.
(more…)

Ban Mai


Nhà văn Nguyễn Mộng Giác (1940-2012)

“… Tôi phải xa lìa quê hương và phải tự mình chịu trách nhiệm đời mình, chịu trách nhiệm cái tự do của mình. Không còn ai bảo bọc tôi, không còn ai cấm đoán tôi. Thành công, tôi không biết khoe với ai. Thất bại, tôi không thể đổ thừa cho ai. Tôi trơ trọi, không mang trên người nhãn hiệu “nhân danh,” “đại diện,” “phát ngôn viên” để hưởng những ưu quyền (và ưu phiền) dành cho một đám đông, một cộng đồng xã hội. Với ai khác không biết, với tôi, tôi thích được là mình, và không thích làm đại diện của bất cứ ai, không khoái nhân danh bất cứ ai, không muốn nợ nần bất cứ ai.” (“Sống và viết tại hải ngoại” – Nguyễn Mộng Giác)
(more…)

Hoàng Xuân Sơn
Bài viết này vốn đã được đăng trên Văn Học 233 – tháng 9&10 / 2006 – số đặc biệt về Nguyễn Mộng Giác. Nay nghe hung tin anh đã vĩnh viễn từ giã cõi đời, xin được viết lại với tất cả niềm thương tưởng, như một lời chia tay và đưa tiễn bạn văn Nguyễn Mộng Giác về chốn non ngàn.


Nhà văn Nguyễn Mộng Giác (1940-2012)

Hồi còn bên nhà, lúc bắt đầu khởi nghiệp (chướng) viết lách  lai rai vào khoảng thập niên 63/64 -giai đoạn hiển lộng của những cây bút miền trung trên các diễn đàn Văn, Văn Học v.v . – tôi chưa thấy tên tuổi Nguyễn Mộng Giác hiện diện trên các mặt báo.  Đùng một cái, anh xuất quân ồ ạt như thác lũ, bắn những phát trọng pháo đầu tiên vào trường văn chương chữ nghĩa. Thật thế, Nguyễn Mộng Giác (NMG) xuất hiện trên văn đàn, khởi từ Bách Khoa, như một hiện tượng. Chẳng phải là nhờ bàn tay phù phép, lăng xê của một ai, anh đến với văn chương bằng tài năng đích thực của mình ( mặc dù NMG là một trong những đồng hương mật thiết với nhà văn uy tín, gốc Bình Định, Võ Phiến thời bấy giờ ). Những gì NMG viết ra đã gặt được lòng tin cậy của bạn đọc cũng như văn giới. Trước tác của NMG, hầu hết, nặng ký.  Anh viết nhiều thể loại khác nhau : truyện ngắn, truyện dài, tiểu luận, nhận định văn học v. v. Mỗi một dòng chữ viết ra được dẫn giắt bởi một ngòi bút cẩn trọng, chín chắn, luôn luôn tạo một ấn tượng hay đặt để một điều gì đó cần suy gẫm nơi bạn đọc.  Chẳng phải là những sáng tác hời hợt, đọc lướt qua, thỏa mãn một nhu cầu giải trí nào đó.  Nói điều khiêm nhượng như thi gia tiền bối Nguyễn Du từng thố lộ, những trước tác dù mua vui cũng được một vài trống canh của NMG cũng đã đoạt được một vài giải thưởng văn học nghệ thuật quan trọng ( hình như là Bóng Thuyền Say hay Đường Một Chiều, nếu không nhầm trong trí nhớ tồi tệ của tôi ). Trong anh còn tiềm tàng một nguồn lửa sáng tạo âm ỉ đốt, và rất mãnh liệt khi cần bùng cháy.  Chẳng thế mà những bộ trường thiên Mùa Biển Động, Sông Côn Mùa Lũ viết trong hoàn cảnh khó khăn cũng đã rỉ rả góp mặt với đời tạo được nhiều tiếng vang đáng kể .
(more…)

Nguyễn Văn Sâm


Tác giả đến thăm nhà văn Nguyễn Mộng Giác

Nguyễn Mộng Giác, môt thời là linh hồn của tạp chí Văn Học, California gần hai mươi năm, tươi cười đón chúng tôi tận cửa như ngày nào còn trẻ, còn khỏe. Cái cuời thân thiện gắn liền trên môi anh mấy chục năm nay tôi nhận ra liền dầu chủ nhân của nó có thay đổi theo thời gian và sức khỏe.
(more…)

Tưởng Năng Tiến

Nhà văn Nguyễn Mộng Giác qua đời đã từ trần vào lúc 10 giờ 15 phút tối ngày 2 tháng 7 năm 2012 tại tư gia, thành phố Westminster, Orange County, thọ 73 tuổi. Bài viết sau đây có nhắc lại đôi chút kỷ niệm về ông. Chúng tôi xin phép được đăng lại nơi đây như một nén hương lòng để tưởng niệm những người đã khuất.


Nhà văn Nguyễn Mộng Giác (Ảnh: Bình Hoàng)

Những người không uống rượu thường (hơi) nhạt nhẽo. Tôi ít khi giao du với họ. Ông Nguyễn Mộng Giác là một người như thế. Bởi thế, trong suốt thời gian ông ấy còn sống độc thân (tại chỗ) chúng tôi chỉ ngồi lâu được với nhau – đằm thắm và tuơng đắc – chỉ độ mươi lần.

Có lần, ông Giác có tâm sự chi buồn, và (chắc) buồn ghê lắm. Thoáng thấy tôi, đương sự mừng ra mặt, lật đật lôi đâu ra một chai ruợu bự, và hào sảng rót ngay ra hai ly đầy ắp.

Sau vài lần cạn ly đầy (rồi đầy ly cạn) thì nhà văn Nguyễn Mộng Giác (bỗng) biến thành một… nhà thơ. Ông cao giọng đọc thơ Phùng Quán:

Thơ ai như thơ ông
Mỗi chữ đều như róc
Từ xương thịt cuộc đời
Từ bi thương phẫn uất …
(more…)