Archive for the ‘Lê Giang Trần’ Category

Lê Giang Trần

người dệt thơ như tơ lụa
dệt văn như dòng sông êm trôi

(Đinh Cường)

Trong khi thế giới phương Tây đã nổi dậy phong trào hiện sinh thì nơi phương Đông vẫn đi trên một con đường trầm lặng. Đó là con đường của nghệ thuật, các thế hệ tiếp nối nhau trong một thế giới lặng lẽ với những khát vọng trung thành nhất của đời sống. Đông phương là một thế giới trầm mặc xa xôi, mà nghệ thuật lại là con đường của cái trầm mặc đó… Trong nghệ thuật, con người đã lấy ngay chất liệu đau khổ của thế gian dựng thành ý nghĩa cứu cánh của đời sống… Qua con đường trầm mặc của nghệ thuật, chúng ta mới có thể xúc cảm sâu xa trước những gì mà tư tưởng và triết học không bao giờ có được. Dưới tác động của thời gian, đời sống là một cái gì đó rất mong manh, và hạnh phúc là một thứ chất lỏng không thể nắm bắt được. Chất lỏng đó chảy xuôi thành một dòng song biến động của thời gian. Chỉ trong những phút trầm mặc chúng ta mới có thể trầm mình vào suối để thưởng thức hương vị hiu hắt của hạnh phúc… Qua xúc cảm ấy, tâm hồn con người được mở rộng để đón tiếp mọi người mọi vật ngay giữa lòng sống động của hiện hữu. Người ta nói tâm hồn Đông phương là một tâm hồn trầm mặc và bao dung, chính là ở chỗ đó. (Văn Tuyển, Tuệ Sỹ, Hương Tích Phật Việt, Hoa Kỳ, 2014, tr. 12, 36, 37, 39)
(more…)

Lê Giang Trần

Tính lãng mạn của thi ca diễn tả cả hai thái cực, lúc hiện ra huy hoàng diễm lệ như bình minh như đầu xuân như tiếng sét ái tình; lúc tàn phai như rừng thu như hoàng hôn như tan vỡ tình yêu, đẫm buồn, sầu bi, thê lương. Mà mặt tích cực hay tiêu cực vẫn mang một vẻ đẹp lạ lùng.

Thơ có vẻ như phơi bày tâm thức của thi nhân, mà dường như cũng khiêu gợi có cái gì ẩn đằng sau ấy là những thơ mộng ao ước hơn; giống như chiếc áo lụa mỏng mai mờ ảo mặc trên người cô gái son trẻ khích thích đôi mắt nhìn vào kèm theo tưởng tượng bên trong là đồi nương liễu lài thơm tho mỹ miều diễm lệ.

Tập thơ “Phế Tích Của Ảo Ảnh” của Trịnh Y Thư, chủ đề này là tựa một bài thơ dài mười đoạn và cũng là bài mở đầu, sau đó gồm thêm 30 bài thơ, và thi tập được phân làm 3 chương, mỗi chương là những bài thơ tiêu biểu cho tiêu đề chương ấy. Bài viết này tập trung vào bài thơ chủ đề được mở đầu cho tập thơ, và hoàn toàn chỉ là sự tưởng tượng của người viết chứ không gán định nào về ý tưởng của tác giả gửi gấm trong bài thơ, xin lưu ý như thế. Bài thơ phân ra 10 đoạn, mỗi đoạn diễn tả một bối cảnh khác nhau, những câu thơ trích đoạn do người viết chọn theo ý thích nên hẳn nhiên không lột tả trọn vẹn ý tưởng của đoạn thơ ấy.
(more…)

Lê Giang Trần

bia_truoc_bong_bay_gio_oi

Tôi được Nguyễn Thị Khánh Minh coi là bạn, thi sĩ Nguyễn Lương Vỵ là bạn thân của Khánh Minh, qua anh Vỵ mà biết nhà thơ Khánh Minh với tài chữ nghĩa thi phú tuyệt vời thơ mộng, mà, sau khi đọc kỹ xong tập thơ “Ký Ức Của Bóng” của thi sĩ, tôi vô cùng yêu thích, trong lòng bảo phải viết một bài về thơ của người thi sĩ tài ba chan chứa tâm hồn thiên thần này. Rồi thời gian trôi.

Nhưng chưa hết, sau đó tôi có dịp đọc một số tản văn của nữ thi sĩ, tôi càng ngạc nhiên, ngoài tâm hồn và tài ba về thi ca, thi sĩ còn cho thấy tản văn của thi sĩ là một thế giới lộng lẫy tuyệt vời khác. Tôi bỗng khẩu phục tâm phục ngang xương người phụ nữ thi sĩ và văn sĩ này, ước mơ ngớ ngẩn rằng phải mình có được chút ít chữ nghĩa của Khánh Minh có lẽ mình làm thơ hay hơn! Cũng có lẽ chính vì thế mà tôi nhát tay, bao ý nghĩ hùng dũng lúc trước nổi lên định viết về thi ca của Nguyễn Thị Khánh Minh đã bị cơn địa chấn chữ và nghĩa và thơ mộng trong tản văn của Khánh Minh làm sụp đổ tan tành.
(more…)

Lê Giang Trần

bia_nam_chu_ngan_cau

Tôi thấy tôi say khi viết bài tản mạn này. Chỉ có say mới thấm thía buồn. Nhưng khổ nỗi, dường như say mà không say vì dường như buồn lại thấm vào say, buồn làm cho say thành ra mơ màng, thành ra bay bay chìm chìm, thành ra rơi xuống, thành ra vút lên, thành ra lơ lững ở giữa hai thế giới thực và mộng hay thực và ảo, con bướm với Trang Tử, Nguyễn Lương Vỵ với thơ năm chữ, nhớ lây đến Bùi Giáng với ngả ba, Phạm Công Thiện với hố thẳm, Cao Đông Khánh với hồ lô, Vô Thường với tiếng đàn guitar tay trái… những thứ không mắc mớ gì đến Nguyễn Lương Vỵ và thơ năm chữ. Thế mà sao những nhớ tới này giống như những sợi tơ trời giăng gieo trong gió, buồn lồng lộng trong cái nỗi nghĩ đến hay nhớ về, buồn như tiếng con dế gáy đều đều, tiếng con ve rên siết bất tận, tiếng sóng vỗ khóc rì rào, tiếng lá cây nấc rung xào xạc hay tiếng từng giọt nước rỉ rơi đều nhịp thong thả trong đêm vắng im cùng với tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ quả lắc treo trên phía dưới chân giường ngủ. Đã hết đâu, buồn còn quay cuồng luân vũ khi bước chân say xiêu vẹo đi tìm nơi tháo nước, buồn còn đảo qua nghiêng lại khi bàn tay quơ tìm ly rượu để rưới thêm vào hồn chất cồn cháy cho cánh đồng quạnh không trong tâm tưởng bùng cháy cả không gian rồi hình dung tại sao những cánh đồng trong tranh Vangogh lại bừng cháy tất cả trăng sao, cháy cả ngọn gió, cả những hồn ma bóng quế vất vưởng… Say thấm vào buồn hay buồn thấm vào say như thế, may ra mới có thể quỳ phủ phục trang nghiêm niệm mật chú trước những bài thơ KHÔNG ĐỀ của thi sĩ Nguyễn Lương Vỵ.
(more…)