Posts Tagged ‘Trịnh Y Thư’

Phan Tấn Hải


Hai ấn phẩm của Nguyễn Thị Khánh Minh và Trịnh Y Thư trong buổi ra mắt sách.

Hai tuyển tập nói nơi đây là tuyển tập thơ “Ngôn Ngữ Xanh” của Nguyễn Thị Khánh Minh và tuyển tập tạp bút “Chỉ Là Đồ Chơi” (ấn bản 2019) của Trịnh Y Thư. Cả hai người viết đều là những tài năng dị thường, nổi tiếng từ nhiều thập niên với các bút pháp độc đáo, uyên áo – và là hai chân trời cách biệt nhưng đều rất mực thơ mộng.

Hai tuyển tập trên cùng được Văn Học Press tổ chức ra mắt sách hôm Thứ Bảy 5/10/2019 tại quán cà phê Hạt Ngò ở Garden Grove, Quận Cam.

Thi tập “Ngôn Ngữ Xanh” của Nguyễn Thị Khánh Minh dày 210 trang, mở đầu là bài “Thơ về Thơ: Ở Đâu Một Ánh Mắt Để Có Ngôn Ngữ Xanh?” của Tô Đăng Khoa được dùng làm Tựa, với Phụ Lục của sách là các bài viết hay thơ của Hồ Đình Nghiêm, Nguyễn Xuân Thiệp, Đinh Cường, Vũ Hoàng Thư, Đỗ Hồng Ngọc, Hoàng Xuân Sơn, Lê Giang Trần, Nguyễn Lương Vỵ, Đỗ Xuân Tê, Phan Tấn Hải, Trịnh Y Thư, Nguyễn Thị Thanh Lương. Một tranh của Du Tử Lê được dùng làm phụ bản đầu sách. Và phần chính tuyển tập là thơ của Nguyễn Thị Khánh Minh, gồm ba phần: “Phần 1: Phút Mong Manh Giữa Những Từ” với 33 bài thơ; “Phần 2: Ký Ức Xanh” với 20 bài thơ; “Phần 3: Ngôn Ngữ Xanh” với 32 bài thơ.
(more…)

Du Tử Lê

Trường phái Siêu thực xuất hiện trong sinh hoạt thi ca và hội họa, đã có hàng trăm năm trước. Nó khởi đầu từ thủ đô Paris, Pháp quốc. Tới nay, trong Bách Khoa Toàn Thư, Wikipedia – Mở vẫn còn ghi nhận sự thành hình của trường phái này:

“Trường phái Siêu thực (Surrealism) là khuynh hướng nghệ thuật bắt nguồn từ chủ nghĩa Tượng trưng và Phân tâm học, đặt phi lý tính lên trên lý tính. Theo chủ trương, khuynh hướng nầy nhằm giải phóng con người khỏi mọi xiềng xích xã hội, thể hiện nội tâm và tư duy tự nhiên, không bị gò bó bởi lý trí, lôgic, luân lý, mỹ học, kinh tế, tôn giáo. Những sáng tác phẩm của những nghệ sĩ Siêu thực ghi chép tất cả những trạng thái tâm lý luôn luôn chuyển biến trong tiềm thức, không phân biệt thực hay mộng, tỉnh hay điên, đúng hay sai.”
(more…)

Nguyễn Đức Tùng

Trịnh Y Thư quan tâm đến sự chính xác, tiết kiệm chữ, nhưng anh cũng để cho khả năng nhạy cảm với mặt trái của xã hội, sự tra tấn, nỗi đau khổ làm bùng vỡ ngôn ngữ. Anh ý thức về sự hữu hạn của kiếp người, thứ sự thật tương đối, về cái chết, mặt tối đen của số phận, các ảo tưởng. Trịnh Y Thư thuộc những nhà thơ hiện đại, tiến rất xa tới gần các biên giới, trở thành một người lạ, đôi khi.

Gió tây bắc hốt hoảng bữa cơm chiều đạm bạc
như một kẻ dại khờ tìm ánh lửa khoan dung
làn tóc rối che giấu
niềm cảm thông vội vã
rồi vụng trộm khép lại
ước vọng thuở đầu đời

(Phế tích của ảo ảnh [4])
(more…)

Lê Giang Trần

Tính lãng mạn của thi ca diễn tả cả hai thái cực, lúc hiện ra huy hoàng diễm lệ như bình minh như đầu xuân như tiếng sét ái tình; lúc tàn phai như rừng thu như hoàng hôn như tan vỡ tình yêu, đẫm buồn, sầu bi, thê lương. Mà mặt tích cực hay tiêu cực vẫn mang một vẻ đẹp lạ lùng.

Thơ có vẻ như phơi bày tâm thức của thi nhân, mà dường như cũng khiêu gợi có cái gì ẩn đằng sau ấy là những thơ mộng ao ước hơn; giống như chiếc áo lụa mỏng mai mờ ảo mặc trên người cô gái son trẻ khích thích đôi mắt nhìn vào kèm theo tưởng tượng bên trong là đồi nương liễu lài thơm tho mỹ miều diễm lệ.

Tập thơ “Phế Tích Của Ảo Ảnh” của Trịnh Y Thư, chủ đề này là tựa một bài thơ dài mười đoạn và cũng là bài mở đầu, sau đó gồm thêm 30 bài thơ, và thi tập được phân làm 3 chương, mỗi chương là những bài thơ tiêu biểu cho tiêu đề chương ấy. Bài viết này tập trung vào bài thơ chủ đề được mở đầu cho tập thơ, và hoàn toàn chỉ là sự tưởng tượng của người viết chứ không gán định nào về ý tưởng của tác giả gửi gấm trong bài thơ, xin lưu ý như thế. Bài thơ phân ra 10 đoạn, mỗi đoạn diễn tả một bối cảnh khác nhau, những câu thơ trích đoạn do người viết chọn theo ý thích nên hẳn nhiên không lột tả trọn vẹn ý tưởng của đoạn thơ ấy.
(more…)

Phan Tấn Hải

Đi tìm ngôn ngữ mới của sáng tạo, trong khi lòng đầy các hoài niệm về quê hương, về một cuộc chiến đã trôi qua nhưng còn di lụy, về những người tình và những người bạn đã trở thành hình bóng trên mây… Từ vị trí đó, Trịnh Y Thư đã viết những dòng thơ — và như từ vị trí một người đứng chệch ra khỏi cõi này.

Thơ của anh là ký ức đau đớn, là những chữ viết được trân trọng chép xuống cho một cõi rất buồn, rất mực vắng vẻ, cho những gì như dường đã vuột ra khỏi bàn tay nắm giữ của con người, cho dù là anh làm thơ tiếng Việt hay tiếng Anh.
(more…)

Nguyễn Thị Khánh Minh

trinh_y_thu
Nhà thơ, dịch giả Trịnh Y Thư

Nhờ duyên layout sách mà tôi được biết Nhà Thơ, Dịch Giả nổi tiếng Trịnh Y Thư (TYT). Ấn tượng đầu tiên gieo vào ý nghĩ tôi là, cái ông Nhà Thơ này khó quá. Tôi không nhìn qua phong thái Nhà Thơ, cũng không Dịch Giả, mà qua một trí thức, có học vị, nghề nghiệp ổn định, thì đó là một người mà tầm hiểu biết rất thuyết phục người đối diện, nghiêm nghị, ít nói, và cầu toàn – ít ra là trong việc layout mà tôi nhận thấy thế – Tôi thực sự căng thẳng. Hôm nay, xin thú thật với Nhà Thơ rằng, hồi nhận layout sách, tôi chỉ mới vừa tốt nghiệp sau mấy giờ học qua điện thoại do một anh bạn hướng dẫn. Và thế là thực tập ngay bằng Chỉ Là Đồ Chơi (CLĐC) của Trịnh Y Thư. (Có phải để ở đây lời xin lỗi không? Nhưng CLĐC cũng đạt yêu cầu đấy chứ, có điều ở đó tôi có chút buồn riêng. Và cũng xin nói thêm, CLĐC là cuốn thứ hai trong nghề dàn trang của tôi).
(more…)