Archive for the ‘Du Tử Lê’ Category

Du Tử Lê
và, tô đăng khoa


Du Tử Lê ghi nhanh trên napkin
dinhcuong

cháy nham thời thiếu máu.
tôi nhìn tôi nám, thô
đối mặt với hư vô:
-mù, câm kiếp nào vậy?

sống những ngày củi mục.
tôi nhìn tôi trôi sông.
tai họa như bóng đen.
chập trùng đêm: ám độc.
(more…)

Phạm Đình Chương

Thơ: Du Tử Lê; Nhạc: Phạm Đình Chương; Tiếng hát: Thái Thanh

ban_ky_am

Nguồn nhạc: VN Guitar; âm bản mp3: Hợp Âm Việt

Du Tử Lê

Trường phái Siêu thực xuất hiện trong sinh hoạt thi ca và hội họa, đã có hàng trăm năm trước. Nó khởi đầu từ thủ đô Paris, Pháp quốc. Tới nay, trong Bách Khoa Toàn Thư, Wikipedia – Mở vẫn còn ghi nhận sự thành hình của trường phái này:

“Trường phái Siêu thực (Surrealism) là khuynh hướng nghệ thuật bắt nguồn từ chủ nghĩa Tượng trưng và Phân tâm học, đặt phi lý tính lên trên lý tính. Theo chủ trương, khuynh hướng nầy nhằm giải phóng con người khỏi mọi xiềng xích xã hội, thể hiện nội tâm và tư duy tự nhiên, không bị gò bó bởi lý trí, lôgic, luân lý, mỹ học, kinh tế, tôn giáo. Những sáng tác phẩm của những nghệ sĩ Siêu thực ghi chép tất cả những trạng thái tâm lý luôn luôn chuyển biến trong tiềm thức, không phân biệt thực hay mộng, tỉnh hay điên, đúng hay sai.”
(more…)

Du Tử Lê

truc_thanh_tam_2
Nhà thơ Trúc Thanh Tâm

Nơi chốn hay địa danh, tự thân sẽ không có một giá trị vật chất hay tinh thần nào, nếu không có sự can dự, tiếp xúc của con người. Ngược lại thì, nơi chốn, địa danh mặc nhiên có được cho nó một sự sống, một linh hồn. Nó có thể trở thành một thứ “bảo tàng thiên nhiên” – – Nơi lưu giữ tình cảm, kỷ niệm cho con người dù, những con người đến với nó đã đi xa, không trở lại hoặc, không còn hiện hữu nữa.

Vì thế, trong lịch sử thi ca thời xa xưa của chúng ta, có rất nhiều thắng cảnh, nơi chốn được đề cập tới, dưới dạng ngâm vịnh hay đề thơ…giá trị.

Nhưng, khi bộ môn nhiếp ảnh phát triển ngày một thêm sung mãn thì, mảng ngâm vịnh hay đề thơ cho một nơi chốn, với thời gian, đã đi dần tới chỗ “tuyệt chủng”.
(more…)

Du Tử Lê

nguyen_thi_khanh_minh
Nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh

Cách đây chưa lâu, một người bạn không thuộc giới làm thơ hay viết văn, nhưng là người nặng lòng với văn chương Việt, ông hỏi tôi, đại ý: Theo tôi thì trong hàng ngũ những người nữ, viết văn, làm thơ sau biến cố tháng 4-1975, ai là người có được cho mình, sự thành tựu ở cả hai phương diện thi ca và văn xuôi? Chừng sợ tôi không nắm được câu hỏi, ông mượn một hình ảnh rất “ấn tượng” trong kho chuyện chưởng của Kim Dung: Hình ảnh “song kiếm hợp bích”.

Tôi hỏi lại trí nhớ mình. Trí nhớ tôi, sau đấy, đã cho người hỏi câu trả lời, đại ý:

“Theo cảm nhận riêng của tôi thì một trong những nữ đạt tới mức độ “song kiếm hợp bích” đó là Nguyễn Thị Khánh Minh”.
(more…)

Du Tử Lê

tran_yen_hoa
Nhà văn, nhà thơ Trần Yên Hòa

Theo ghi nhận của nhiều người thì cõi giới thơ cũng như văn của Trần Yên Hòa, luôn là những cảnh đời thực, tựa những trang nhật ký của đời ông. (*) Bên cạnh đó, dư luận cũng ghi nhận Trần Yên Hòa có sức viết mạnh mẽ, đều đặn. Trung bình mỗi năm, gần như ông đều gởi tới độc giả của mình, một sáng tác mới. Nếu không kể số bản thảo chưa được ấn hành thì, trong vòng trên dưới mười năm trở lại đây, Trần Yên Hòa đã xuất bản trên dưới mười tác phẩm. (Mà), tác phẩm mới nhất của họ Trần là tập truyện có tựa đề “Rớt xuống tuổi thơ, tôi”, đã được bạn đọc nồng nhiệt đón nhận.
(more…)

 
Nhạc: Phạm Anh Dũng
Thơ: Du Tử Lê
Tiếng hát: Xuân Thanh
Hòa âm: Huỳnh Nhật Tân
Video: SongBien Blue
Nguồn: Tác giả gửi đường dẫn YouTube