Archive for the ‘Thu Phong’ Category

Thu Phong

1.
Phong vô cùng ngạc nhiên khi thấy du hành vào thế giới này dễ dàng đến thế.

Từ nhỏ ông đã biết sau khi chết, con người sẽ lên Thiên đàng hoặc xuống Địa ngục tùy vào nghiệp báo, tu tập của từng cá nhân. Nhiều vị chân tu đã đến được hai thế giới ấy ngay khi còn ở thế gian, mô tả cảnh trí, cuộc sống và điều kiện để vào các nơi ấy. Các vị ấy cho biết có sáu cõi giới cơ bản mà chúng sinh khi chưa tu chứng đạt giải thoát, còn phải luân hồi. Đó là cõi Trời (Thiên đường), cõi A Tu La (các vị Thần), cõi người, cõi Ma Quỉ đói, cõi Súc sinh, và cõi địa ngục. Ông chỉ biết cảnh thiên đàng và địa ngục ngay trên Trần thế.
(more…)

Thu Phong

Quán cà phê của ông lão không xa, cũng không quá gần chân cầu. Lữ khách vượt cầu có thể ghé lại nghỉ chân, uống cà phê hoặc ăn bánh uống trà, hóng gió, ngắm cảnh. Nơi đây sạch sẽ, thoáng mát, cà phê thơm ngon giá cả phải chăng, miễn phí cho người nghèo.

Nhiều người đã ghé lại quán. Họ thuộc đủ thành phần, giai cấp khác nhau: công nhân bốc xếp, nhân viên văn phòng, sinh viên, nông dân, thương gia. Họ, người giàu, kẻ nghèo. Người sang trọng, kẻ hạ tiện. Người đi bộ, kẻ đi xe.

Bao giờ cũng vậy, ông lão thăm hỏi xã giao sức khỏe, nghề nghiệp. Rồi chuyển ngay sang đề tài ông ưa thích.
(more…)

Cát

Posted: 05/08/2019 in Thu Phong, Truyện Ngắn

Thu Phong

Khách sạn tọa lạc ven rừng, kiến trúc hài hòa với thiên nhiên, giữa các cây cổ thụ dây leo chằng chịt, rễ to trồi khỏi mặt đất.

Khung cảnh tịch mịt, hoang vắng, thâm u.

Khách sạn chỉ được dân lãng du trên đường nhận biết nhờ bảng chỉ dẫn.

Từ khách sạn muốn tắm biển phải băng qua lộ, đi qua rừng phi lao. Mùa biển động từ khách sạn người ta có thể nghe được tiếng ầm ầm của sóng, lá cây rụng đầy khuôn viên.

Nhân viên khách sạn thường phải xua đuổi lũ khỉ xâm nhập.

Khách lưu trú thì thích thú nhìn thấy chồn, sóc trong khuôn viên, mắt thú rừng hiện ra sáng rực trong màn đêm.
(more…)

Chiều hoang

Posted: 10/01/2019 in Thu Phong, Truyện Ngắn

Thu Phong

Đôi tay người nữ y tá giơ đứa trẻ sơ sinh lên cao, gương mặt hớn hở của người đàn ông, nụ cười rạng rỡ mệt nhọc của người đàn bà, bé gái xinh xắn tóc cột nơ áo đầm lưng mang cặp sách vẫy tay chào từ giã mẹ để đến trường, đôi thanh niên nam nữ đứng trên cầu cảng quăng những mẩu bánh mì vụn cho lũ hải âu, cái nhìn đầy yêu thương và tuyệt vọng của đôi tình nhân đang ôm nhau chờ chết. Dòng chảy cuộc đời được lưu giữ trong ký ức, giờ bỗng hiện ra những lát cắt không liên tục, không theo thứ tự, không màu, xen kẻ sự trống rỗng, những hình ảnh dấu hiệu của sự sống trở lại.
(more…)

Thu Phong

Hắn sững sờ đọc lại lá thư ngắn ngủi của vợ, lang thang ngoài đường, vào một quán rượu, cáu gắt với các cô tiếp viên, uống say, về nhà, để nguyên quần áo, nằm vật xuống giường, không bật đèn, không buông mùng, độc thoại trong bóng tối. Vợ hắn đã bỏ theo gã thương gia ấy, mang theo đứa con gái ba tuổi.

Hắn nhớ lại lần gặp đầu tiên, hôn lễ, những ngày sống hạnh phúc ngắn ngủi, những lần vợ càu nhàu tiền bạc. Sau đó, một vài dấu hiệu ngoại tình hắn chưa kịp tìm hiểu hư thực do mải mê viết. Khi chứng cứ rõ ràng, hắn định chờ lãnh tiền bản quyền cuốn tiểu thuyết mới in đề dẫn vợ con đi ăn, trao nàng hết tiền nhuận bút, nói nàng biết hắn sẽ tạm ngưng viết, nhờ người bạn giới thiệu một nhà thầu xây dựng, xin vào làm thợ hồ hoặc thợ sơn.
(more…)

Thu Phong

Khanh mười chín, học Đồng Đế ra Trung sĩ, thường cầm đàn guitar hát giữa hai lần chạm súng, toàn nhạc Trịnh Công Sơn: “Đêm bây giờ đêm mai”, “Ca dao mẹ”, “Diễm xưa”…

Đường phố Pleiku rợp bóng cổ thụ, lề đường rộng nhiều thông. Có nhiều xe xích lô đạp, xe lam ba bánh, nhiều nhất là xe jeep quân đội. Phố xá đầy lính, lính không quân từ phi trường Cù Hanh, lính bộ binh thuộc sư đoàn 22, 23, lính Lực lượng Đặc biệt, Lôi Hổ, lính Bộ tư lệnh quân đoàn 2.

Các nữ sinh tan học về cùng nhau từng tốp ba bốn, nón lá áo dài trắng mềm mại thướt  tha chuyện trò cười giòn, những bông hoa tươi tắn giữa kẽm gai mìn bẫy súng ống; những giòng nước mát trên sa mạc khô cằn. Một trong các cô má đỏ môi hồng ở đây đã khiến Khanh thôi hát các ca khúc của Trịnh Công Sơn để hát “Còn chút gì để nhớ” : Phố núi cao phố núi đầy sương, Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn…May mà có em đời còn dễ thương, Em Pleiku má đỏ môi hồng…Mai xa lắc trên đồn biên giới, Còn một chút gì để nhớ để quên…
(more…)

Hạ huyền

Posted: 26/10/2018 in Thu Phong, Truyện Ngắn

Thu Phong


Thiếu nữ và bông quỳ rừng
dinhcuong

Đêm. Biệt thự. Phòng ngủ. Giường lớn. Người đàn ông và đàn bà đang ngủ. Người đàn ông nằm ngửa. Người đàn bà nằm nghiêng, mái tóc xõa tung trên gối mộng mị. Giường con cạnh bên. Bé trai năm tuổi, rèm mi khép, miệng hé mở, má phúng phính trông giống thiên thần của các họa sĩ Âu-Châu thời Phục hưng. Phòng khách. Hồ thủy tinh. Bánh xe nước. Ống truyền oxy. Rong rêu giả. Những con cá vàng lặng lờ, lơ lửng, vảy lấp lánh ánh bạc. Góc phòng. Chân ghế xa lông. Bình hoa lớn. Con dế mèm giương cánh. Toàn không gian tĩnh lặng vang lừng âm thanh phát ra của đôi cánh ấy cọ vào nhau. Hai cây kim của chiếc đồng hồ kiểu cũ treo tường nhích dần đến con số mười hai. Chậu hoa quỳnh trên dương cầm đang nở và tàn. Thời gian chầm chậm xê dịch đến nửa đêm.
(more…)

Thu Phong
Để tưởng nhớ nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh


Minh Đức Hoài Trinh (1930-2017)

“Kiếp nào có yêu nhau” là tựa một bài thơ có thể xếp vào hạng tuyệt tác của nữ sĩ Minh Đức Hoài Trinh, người từ giã chúng ta lúc 2 giờ 19 phút chiều ngày 9 tháng 6 năm 2017 tại bệnh viện Huntington Valley Healthcare Center, Huntington Beach, Hoa Kỳ.

Bài thơ này đã được Phạm Duy- nhạc sĩ thiên tài của dân tộc, người đã ra đi trước đó nhiều năm (chiều ngày 27 tháng 1 năm 2013 lúc 14 giờ 45 tại bệnh viên 115 Sài Gòn), phổ nhạc và nhanh chóng trở thành một nhạc phẩm nổi tiếng.

Thi phẩm “Kiếp nào có yêu nhau”

KIẾP NÀO CÓ YÊU NHAU

Anh đừng nhìn em nữa
Hoa xanh đã phai rồi
Còn nhìn em chi nữa
Xót lòng nhau mà thôi

Người đã quên ta rồi
Quên ta rồi hẳn chứ
Trăng mùa thu gãy đôi
Chim nào bay về xứ
(more…)

Thu Phong

Phi trường Sóc Trăng bị đóng cửa, Hữu và đồng đội nhận lịnh chuyển đến phi trường 31 ở Cần Thơ. Quen sống bên ngoài, Hữu và Bông – anh bạn thân, thuê nhà trọ dưới phố.

Nơi anh và người bạn ở trọ là nhà đúc, nhỏ, có lầu nằm trong khu vực hẻo lánh giữa phố thị, lối vào lát những tấm bê tông, có nhiều cây trồng trước cửa. Nhà có hai phòng ngủ. Hữu, Bông được dành cho căn phòng trên lầu.

Chủ nhà là một người đàn bà chừng 30 tuổi, người hơi to, làn da ngăm, sống cùng một cô gái trẻ chừng 18, vóc dáng nhỏ nhắn, da trắng. Họ xưng hô “chị-em” nhưng Hữu nghĩ họ không phải là chị em ruột. Cô chị ít khi có mặt ở nhà, làm gì, đi đâu anh không biết. Anh hầu như không nói chuyện với cô. Cô em nói chị cô dặn coi chừng nhà, không được đi đâu; vì vậy ngoài việc dọn rửa, giặt giủ, thường nằm giường đọc tiểu thuyết.
(more…)

Thu Phong

Viết tác phẩm đầu tay “Chiều thu ấy” năm 15 tuổi, đến nay nhạc sĩ Lam Phương đã có hơn 200 ca khúc. Nhạc của ông rất phong phú cả về đề tài lẫn giai điệu.

– Về tình trạng chia cắt đất nước, ông có nhạc phẩm “Chuyến đò vĩ tuyến”
– Về đề tài thanh niên, ông có “Nhạc rừng khuya”, “Đoàn người lữ thứ”
– Về nông thôn ông sáng tác: “Trăng thanh bình”, “Nắng đẹp miền Nam”, “Khúc ca ngày mùa”…
– Về lính (nhạc sĩ Lam Phương nhập ngũ năm 1958)  ông viết “Chiều hành quân”, “Tình anh lính chiến”, “Kiếp tha hương”, “Đêm dài chiến tuyến”,”Đêm tiền đồn”
– Về bậc sinh thành, ông viết “ Tạ ơn mẹ”, “Tình mẹ”
– Về thân phận nhạc sĩ viết “Kiếp nghèo”, “Kiếp phiêu bồng”, “Kiếp tha hương”, “Kiếp ve sầu”, “Một mình”, “Thuyền không bến đỗ”
Tình yêu là đề tài nhạc sĩ Lam Phương viết nhiều nhất: “Duyên kiếp”, “Em đi rồi”, “Lạy trời con được bình yên”, “Lời yêu cuối”, “Ngày buồn”, “Nghẹn ngào”, “Phút cuối”, “Thu sầu”, “Tình nghĩa đôi ta”, “Trăm nhớ nghìn thương”, “Mưa lệ”, “Em là tất cả”, “Ngày hạnh phúc”, “Biển tình”…
– Về đề tài ly hương nhạc sĩ viết “Sài Gòn ơi vĩnh biệt”, “Sầu viễn xứ”
– Về tuổi mới lớn, ông có bài “Bé yêu”…
(more…)

Thu Phong


Để nhớ nhà thờ Dran
dinhcuong

Ngày 25 tháng 11 năm 19xx.

Bố ơi,

Nô-en năm nay bố nhớ về nha bố. Con ghiền giọng nói của bố ghê đi. Bố về dẫn mẹ và con đi lễ, nha bố. Đã một năm rồi mà con vẫn còn nhớ hơi ấm của tay bố một bên, tay mẹ một bên. Rồi mình về nhà và ăn rề-vây-dong. Rồi con đi ngủ để chờ Ông già Nô-en tới. Chỉ nghĩ đến thôi, con đã muốn điên lên được. Bố ơi, bài làm của con được cô giáo khen, con đi ngủ đúng giờ, luôn nghe lời mẹ và bà. Vậy con có thể xin Ông già Nô-en một con búp bê biết nhắm mắt mở mắt không hở bố? Nếu bố có gặp Ông già Nô-en thì bố nói giúp con nhé. Thôi, con buồn ngủ quá rồi, con xin tạm biệt bố. Chúc bố nhiều sức khoẻ, bình an. Con cầu nguyện chiến tranh mau chấm dứt để bố về ở luôn với con, với mẹ, với bà.
(more…)

Sinh nở

Posted: 14/09/2018 in Thu Phong, Truyện Ngắn

Thu Phong

1.
Nàng đã không nhìn vào bên trong, không ưu tư về thân phận mình với danh nghĩa một sinh vật, một động vật, một con người được Thượng đế tạo dựng, nàng tưởng Ngài đã xong công việc với vạn vật, với nàng. Nàng tưởng thân thể mình đã hoàn chỉnh với bấy nhiêu bộ phận bất biến, và những bộ phận ấy vận hành theo một nhịp điệu đều đặn, chỉ có thể lụi tàn dần.

Rồi có sự khởi sắc, sinh động, cơ thể nàng thay đổi. Và nàng nhận ra nàng là một sinh vật mang bản năng sinh nở.

Nàng nhận ra Thượng đế đã bí mật cài đặt khả năng ấy vào tất cả giống cái, và tất nhiên, vào nàng. Nhưng Ngài chỉ làm đến thế.

Thượng đế chỉ tạo ra giống cái, người đàn bà, Thượng đế không tạo ra người mẹ.
(more…)

Thu Phong
Tưởng nhớ Phạm Duy, nhạc sĩ thiên tài của dân tộc.


Nhạc sĩ Phạm Duy (1921-2013)

Có lần tôi uống cà phê với một sinh viên châu Á, người trước đó đã ngồi cạnh tôi trong rạp chiếu phim. Tôi lên tiếng trước bằng tiếng Anh; tôi không nói tiếng Việt vì đã bị hớ nhiều lần. Chúng tôi nhận xét về cuốn phim “Run wild and free” vừa xem, rồi nói về những nơi hai người đã đi qua trên đất Mỹ, về việc học, về cô tiếp viên xinh đẹp trên chuyến bay từ San Francisco đến New Orleans. Cuối cùng chúng tôi chia tay mà không biết gốc gác của nhau.
(more…)