Archive for the ‘Từ Thức’ Category

Sợ

Posted: 14/10/2019 in Bình Luận, Từ Thức

Từ Thức

Một bên là những người tay không. Một bên là một lực lượng đàn áp hùng hậu, tàn bạo hơn thú dữ. Trước cái can đảm phi thường của dân Hong Kong, người ta đặt câu hỏi: họ có biết sợ không? Denise Ho, một trong những lãnh tụ Hong Kong trả lời: trước đây, chúng tôi đã sợ hậu quả của sự im lặng, ngày nay chúng tôi không biết sợ nữa.

Sợ là một tình cảm tự nhiên. Người xưa tóm tắt tình cảm của con người bằng bốn chữ: hỉ, nộ, ái, ố. Có lẽ phải thêm chữ thứ năm: sợ. Sợ là một phản ứng tự vệ, để sống còn. Con nai không biết sợ sẽ làm mồi cho cọp, báo. J.P Sartre: “những người không biết sợ không phải là những người bình thường. Không liên hệ gì tới sự can đảm”. Francois Mitterrand: “can đảm là chế ngự cái sợ, không phải là không biết sợ”, không nói khác gì hơn Nelson Mandela: “Tôi hiểu được can đảm không phải là không biết sợ, nhưng là khả năng chiến thắng sự sợ hãi”.
(more…)

Từ Thức


Michel Serres (1930-2019)

Michel Serres vừa từ trần, đầu tháng Sáu.

Nếu bạn sinh sống ở Pháp, dù không theo dõi các sinh hoạt văn hóa, xa lạ với triết học, cũng biết mặt và nghe tên Michel Serres, triết gia “trẻ” nhất, lạc quan nhất, sống với thời đại, dù đã 88 tuổi. Trái với những trí thức sống trong tháp ngà, Michel Serres, thuộc Hàn Lâm Viện Pháp, giáo sư triết tại Sorbonne (Pháp) và Stanford (Hoa Kỳ), chủ trương phải đem triết học, văn hoá, kiến thức đến với đại chúng. Phương châm Michel Serres: “Philosophie pour tous” (triết học cho tất cả). “Một triết gia phải giảng dậy, không phải chỉ triết học, nhưng tất cả các kiến thức, cho mọi người.”

Một nhà phê bình gọi Michel Serres là “triết gia không rốn” (philosophe sans nombril), khác với những trí thức suốt ngày vạch bụng ngắm cái rốn của mình
(more…)

Từ Thức


Nước mắm tại một siêu thị Pháp, Paris

1. Nước mắm, trong bối cảnh một xã hội băng hoại, môt quốc gia không biết còn mất lúc nào, chỉ là một chi tiết, một chuyện vặt. Nhưng nếu coi đó là một vấn đề văn hóa, bởi vì ẩm thực là một khía cạnh của văn hóa, đó là một chuyện quan trọng. Nhất là khi nó liên hệ tới sức khoẻ, tới mạng sống của cả một dân tộc.

2. Nước mắm là một đặc sản VN, ngày nay được cả thế giới biết tới. Ở bên Pháp chẳng hạn, ít có người Pháp nào không biết nước mắm là gì. Hầu hết các siêu thị đều bán nước mắm, cũng như bánh cuốn, chả giò (cho khách người Pháp). Việc người ngoại quốc liên tưởng tới bánh cuốn, chả giò (gọi là nem) mỗi khi nghe nói tới VN đáng hãnh diện, hay ít ra không phải xấu hổ, như khi họ nghĩ tới bạo quyền, bạo hành, tới rác bẩn, tới môi trường ô uế, tới một vùng đất không có quyền làm người ở thế kỷ 21.
(more…)

Từ Thức

Với phong trào GILETS JAUNES (Áo Vàng), nước Pháp đang trải qua một khủng hoảng chính trị, xã hội nghiêm trọng. Nhưng mặc dù những hình ảnh bạo động ngoạn mục làm chấn động dư luận, nước Pháp chưa có nội chiến như một số médias ngoại quốc bình luận. Nước Pháp cũng không phải là nước đói khổ, tuyệt vọng cùng cực như báo chí nhà nước VN đã không để lỡ cơ hội nhẩy vào, với thông điệp gởi dân Việt: ở đâu cũng có nghèo đói, bất công; ở VN tốt hơn vì có kỷ luật, có ổn định

KHỦNG HOẢNG CHÍNH TRỊ

Phong trào Gilets Jaunes đã bùng nổ, lan tràn một cách bất ngờ. Khởi đầu là một phụ nữ làm một vidéo trên mạng, than phiền: chính phủ lại sắp tăng thuế xăng, nhớt. Và hô hào: phải làm một cái gì, anh em. Con số những người coi, chuyển vidéo lên tới một số kỷ lục. Phong trào Áo Vàng ra đời, lan rộng khắp nước Pháp
(more…)

Từ Thức

Có người thắc mắc: hình của người chết phải để riêng, hay dưới chân Phật, ai lại để ngang với Đức Phật như trong lễ cầu siêu cho cố Chủ tịch Trần Đại Quang?

Nhận xét này chí lý.

Chắc vụ này có Việt Tân hay lực lượng thù địch dựt dây đằng sau. Phải điều tra, và “xử lý” cho ra lẽ.

Vụ này gây “bức xúc” cho dân, quân, cán toàn quốc, và trên khắp thế giới. Bởi vì leo lên “ngồi tót sỗ sàng” trên bàn thờ là hỗn xược, là vô lễ, là phạm thượng, không thể tha thứ được.
(more…)

Từ Thức

“Tôi ký giấy bán, bán cho ai, làm gì thì tôi không biết”. Đọc, tưởng người ta nói chuyện bán một bó rau, con gà, một cái chổi cùn.

Không, đó là chuyện bán một phần lãnh thổ, đẫm máu bao nhiêu thế hệ. Đó là lời tuyên bố của ông Nguyễn Văn Thiện, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, về chuyện bán cảng Qui Nhơn.

Chuyện bán cảng, mới đây vỡ lở. Theo phong tục XHCN – tất cả có quyền, có phần, nhưng không ai có trách nhiệm – , Chính phủ sẽ rất “quan ngại”, sẽ đưa ông Thiện ra “xử lý” (dịch ra Việt ngữ: đem ra tế thần). Ông này đổ tội cho Chính phủ: Nhà nước đã quyết định, tôi ký, vậy thôi.
(more…)

Từ Thức

Đang ngồi tán gẫu với mấy cô đồng nghiệp Pháp, khách sạn cho hay có người đến kiếm. Tôi đảo mắt khắp cái hall rộng mênh mông của The Grand Hyatt Hotel và nhận ra khách. Một người đồng hương, cận thị nặng, gầy tong, búng một cái chắc bay qua bên kia Fifth Avenue, lưng còng còng, nách ôm kè kè một bọc ny lông dầy cộm. Cái bọc ny lông to tổ bố ấy là cái nguyên cớ đương sự đến kiếm tôi, ngoài lý do tìm gặp một người bạn cũ. Viễn Cận.

Khách chính là Viễn Cận, tự Thi sĩ Xa Gần, tự Viễn kiết, tự Bỉ sắc tư phong, tự NCCCDĐĐ, ngày nay là một công dân Hoa kỳ, Michael Vien Van Pham. Xa Gần là do bạn bè diễn nôm chữ Viễn cận. Viễn kiết vì không lúc nào người có môt xu dính túi. NCCCDĐĐ – Người Có Cu Chỉ Dùng Để Đái – là biệt danh nói lên cái sự nghiệp tình dục của người, trước khi gặp Quỳnh Giao.
(more…)

Từ Thức

Hỏi: Thưa bà Tổng Giám Đốc, bà nghĩ gì về câu của một đỉnh cao trí tuệ, tuyên bố ngành trà đá có tỉ số lợi nhuận cao nhất thế giới?

Đáp: Thằng đó ăn nói vung vít, sẽ gây khó khăn cho kỹ nghệ trà đá VN, cho kinh tế quốc gia. Các hãng cạnh tranh ngoại quốc như Coca Cola, Pepsi, sẽ nhẩy vào thị trường.

Hỏi: Anh ta nói mặc dầu vậy, các bà không đóng thuế.

Đáp: Tiên sư nó. Hãy hỏi công an vỉa hè xem chúng tôi đóng thuế tới mức nào. Chúng nó lượn qua lượn lại, không đóng thuế mà yên với chúng.

Hỏi: Đó là thuế gián tiếp, thuế không chính thức.

Đáp: Đừng bắt chước mấy thằng lãnh đạo, ăn nói ngớ ngẩn. Ở xứ này, cái gì là chính thức, cái gì là bán chính thức. Cái gì là công, cái gì là tư?
(more…)

Từ Thức

Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
(Vũ Đình Liên)


Từ Thức và Trịnh Công Sơn (bên phải, đeo kính),
vài ngày trước năm 2000

Một ngày đầu tháng tư (2001), tôi lên phi trường Charles de Gaulle đón một người bạn từ Việt nam qua. Trên xe về Paris, anh ta hỏi: cậu có nghe tin về Trịnh công Sơn (TCS)? Tôi gật đầu: mấy hôm trước, có người gọi dây nói cho hay Sơn vừa từ trần.

Anh bạn nói đám tang Sơn rất đông. Người ta ở đâu đổ về như kiến, chật cả đường phố. Quen có, lạ có. Không đủ chỗ đặt vòng hoa phúng điếu. Tôi nói với ông bạn: như vậy, cái xứ của ông vẫn còn văn minh, vẫn còn thuốc chữa.

Đó là cái tin lạc quan nhất về Việt nam mà tôi được nghe từ nhiều năm nay. Dostoievski nói: cái đẹp sẽ cứu vãn nhân loại. C’est la beauté qui va sauver le monde. Bỏ công ăn việc làm, đến tiễn đưa một thi sĩ- TCS trước hết là một thi sĩ, tác phẩm TCS là những bài thơ phổ nhạc- chứng tỏ người ta còn nghĩ đến cái đẹp, người ta còn có tâm hồn.
(more…)

Từ Thức

Trong khi các nhà lãnh đạo Việt Nam áo quần bảnh bao đứng xếp hàng tưởng niệm Lénine và công đức của cuộc Cách mạng Tháng 10, người Việt nên tìm hiểu về Lénine để biết các cụ, các bác tính dẫn dân tộc vào con đường nào.

Rất nhiều sách báo về Lénine đã ra đời nhân dịp 100 năm Cách mạng Tháng 10. Nếu chỉ cần đọc một cuốn thì cuốn đó là một tác phẩm mới in của Stéphane Courtois: “Lénine, l’inventeur du totalitarisme” (Lénine, người sáng tạo chủ nghĩa toàn trị).

Stéphane Courtois là một nhà nghiên cứu, một sử gia có thẩm quyền nhất về cộng sản, tác giả 30 cuốn sách về chế độ độc tài đỏ. Ông là người điều khiển ban biên soạn cuốn “Le Livre Noir du Communisme” (Cuốn sổ đen của chủ nghĩa cộng sản) cách đây 20 đã gây tiếng vang lớn, đã được dịch ra 26 thứ tiếng, bán trên một triệu bản. Trong một hồ sơ trên 800 trang, các tác giả đã vạch trần, với sự chính xác của các nhà nghiên cứu khoa học và con mắt phân tích của sử gia, những tội ác đối với nhân loại của các chế độ cộng sản.
(more…)

Từ Thức

Tại sao cái tôi, cái “égo” của người Việt lớn thế? Tôi gặp không biết bao nhiêu người vỗ ngực, tự cho mình là vĩ nhân. Không phải chỉ vỗ ngực, còn trèo lên nóc nhà gào khản cổ: tôi giỏi quá, tôi phục tôi quá, tại sao tôi tài ba đến thế?

Một lần ngồi nhậu với năm ông, có cảm tưởng ngồi với năm giải Nobel Văn Chương. Những ông như vậy, nhan nhản. Nói “ông,” vì hầu như đó là một cái bệnh độc quyền của đàn ông. Như ung thư vú là bệnh của đàn bà.

In một hai cuốn sách tào lao tặng bố vợ, nghĩ mình ngồi chung một chiếu với Marcel Proust, Victor Hugo. Làm vài bài thơ, câu trên vần (hay không) với câu dưới, nghĩ mình là Beaudelaire, Nguyễn Du tái sinh. Lập một cái đảng có ba đảng viên, kể cả em gái và mẹ vợ, nghĩ mình là lãnh tụ, ăn nói như lãnh tụ, đi đứng, tắm rửa như lãnh tụ. Viết vài bài lăng nhăng, đầu Ngô mình Sở, nghĩ mình là triết gia, trí thức, sẵn sàng dẫn dân tộc đi lên (hay đi xuống). Học gạo được cái bằng (chưa nói tới chuyện mua được cái bằng), nghĩ mình đã kiếm ra điện và nước nóng.
(more…)

Từ Thức

cover-la_denonciation

Lần đầu tiên, một cuốn sách mô tả và tố cáo xã hội Bắc Hàn, do một tác giả hiện sống tại chỗ, tới tay độc giả Tây Phương. Tác phẩm La Dénonciation ( Báo Cáo ) ( 1 ) của Bandi là một tập truyện ngắn tường thuật đời sống gian nan, đầy tai hoạ, bất trắc của người dân trong một chế độ độc tài tàn bạo nhất thế giới, một vùng đất đóng kín trong đó lãnh chúa họ Kim có toàn quyền sinh sát.
(more…)

Từ Thức

Một hiện tượng bất ngờ trong sinh hoạt văn hoá ở nước Pháp: một cuốn sách mỏng của Stéphane Hessel, INDIGNEZ-VOUS! [1] (Hãy phẫn nộ!) dự tính bán vài trăm bản, đã phá kỷ lục ấn hành: trên bốn triệu cuốn và tiếp tục gây tranh luận sôi nổi. Tác giả, một ông già 93 tuổi, hô hào mọi người hãy nổi giận, hãy đứng dậy chống lại tất cả những bất công, những lộng hành của giới thống trị, tài chính hay chính trị đang đè nặng lên đầu mỗi người.

Nổi giận, theo Hessel, là điều kiện tối cần để con người còn là con người, để xã hội khỏi phá sản. Hãy dẹp thói an phận thủ thường, thụ động, hãy đứng dậy cầm vận mệnh mình trong tay! Người ta áp bức, bóc lột anh bởi vì anh chấp nhận. Khả năng phẫn nộ là điều kiện tối cần để anh trở thành, hay tiếp tục, là người có nhân phẩm và một quốc gia không trở thành một quốc gia chết.

Người Việt có – hay còn – khả năng phẫn nộ hay không là câu hỏi và vài suy nghĩ vụn vặt trong bài này. Phải chăng cường độ phẫn nộ của dân Việt không đủ mạnh là một trong những lý do tại sao Việt Nam vẫn chưa có biến chuyển lớn như ở Trung Đông hay Bắc Phi?
(more…)