Archive for the ‘Bình Luận’ Category

Đồng Phụng Việt

Cuối tuần vừa qua, “toang” (một kiểu tĩnh lược, gần đây được nhiều người Việt sử dụng để diễn đạt sự sụp đổ, tan hoang) tràn ngập trên mạng xã hội Việt ngữ.

Trước “toang”, hai chữ “vào cuộc” tràn ngập trên hệ thống truyền thông chính thức và mở đường cho hai chữ khác là “ngạo nghễ” xuất hiện, tạo ra một cuộc tranh cãi kịch liệt.

“Toang” rộ lên như nấm sau mưa khi tại Việt Nam có người thứ 17 nhiễm COVID-19 (dịch cúm Vũ Hán). Không phải tự nhiên mà người Việt dùng “toang”!

Trước đó không ít người từng “bán tin, bán nghi” khi “toàn bộ hệ thống chính trị” đã “vào cuộc”, đã “chiến thắng trong chiến dịch mở màn” nhưng trong phòng – chống dịch cúm Vũ Hán, thỉnh thoảng lại xuất hiện một vài sự kiện không những khó hiểu mà còn khó tưởng tượng, kiểu như vừa tìm thấy bốn công dân Trung Quốc, tuy không có hộ chiếu, không khai báo nhập cảnh, vẫn có thể đi xuyên qua tất cả các hình thái kiểm soát cả về trật tự – trị an lẫn phòng – chống dịch bệnh để hiện diện tận… Thừa Thiên – Huế!
(more…)

Bs Hồ Ngọc Minh


Tranh biếm họa của Deana Sobel Lederman

Độ rày tôi được biết một số thuốc trụ sinh “trị cúm” như Z-pack (azythromycin) bán rất đắc hàng, và trở nên khan hiếm. Thêm vào đó, một số hình ảnh, nhiều đoạn phim video, cho thấy một số hàng nhu yếu phẩm, đồ hộp, ở nhiều cửa hàng siêu thị được khách hàng ưu ái, “dọn dẹp” sạch sẽ. Không những thế, một số người còn khoe trên mạng, những loại tủ chứa đặc biệt, rất kiên cố như để chống bom nguyên tử!

Tại sao vậy? Chỉ vì tin tức cho biết khả năng bị dịch bệnh toàn cầu do virus COVID-19 gây ra “sẽ khó tránh khỏi”!

Tất cả những hình ảnh trên đây có tính cách của ngày tận thế, nhưng, chính chúng lại tạo ra một loại bệnh dịch thứ nhì, lan rộng trên toàn cầu, đó là, bệnh lo âu sợ hãi!
(more…)

Ngô Thế Vinh
Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

Water, water, everywhere,
Nor any drop to drink

Nước, nước, khắp nơi,
Không có giọt nước uống
[Samuel Taylor Coleridge 1772-1834]

HẠN MẶN VÀ Ô NHIỄM 13 TỈNH MIỀN TÂY

Trên một chuyến phà lớn từ Đại Ngãi qua Cù lao Dung, sóng đánh tung toé, khách như cảm thấy được vị mặn bám đọng trên môi. Thấy nước khắp nơi nhưng là nước mặn đã xâm nhập vào khắp các ngả sông rạch và người dân thì đang lao đao lùng kiếm tìm mua từng lu nước ngọt để uống. Rồi còn phải kể tới những cánh đồng lúa cháy và các vườn cây trái thối rễ do đất bị nhiễm mặn khiến nhiều nông gia mất trắng tay.

Người bạn đồng hành đứng bên, anh dạy Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên Đại học Cần Thơ, nói với tôi: “Kể cả có lũ ngọt đổ về, nước hết mặn cũng không uống được vì dòng sông quá ô nhiễm”. Do chất thải kỹ nghệ từ các nhà máy ven sông, do phân bón hoá học từ đồng ruộng tràn ra, và tệ hại hơn nữa là rác rưởi từ các khu gia cư.
(more…)

Phạm Đình Trọng


Nguyên Bộ trưởng TTTT Trương Minh Tuấn

Chú ngựa non rời háng mẹ ra với bày đàn. Tự tin và hiếu thắng, ngựa non tin rằng bầy đàn già nua, cũ kĩ, an phận phải sửng sốt về sự mới mẻ, trẻ trung, đầy sức sống của nó. Chẳng được cặp mắt nào ngó đến, ngựa non liền gây sự, tung vó đá lung tung, buộc bầy đàn phải biết đến sự có mặt của nó. Đá gã ngựa tơ ngơ ngác. Đá cả cụ ngựa già trầm ngâm. Dân gian có câu thành ngữ “ngựa non háu đá” là vậy.

Như chú ngựa non, kẻ vô danh, thiếu vắng công trạng và tài năng nhưng thừa tham vọng chính trị, nhờ cơ may chen được vào chính trường, trở thành chính khách liền tìm cách taọ ấn tượng, gây vốn liếng chính trị ganh đua với những chính khách khác bằng những việc làm khác người, đầy ranh ma, láu cá.
(more…)

Mạnh Kim


Đại lão hòa thượng Thích Quảng Độ (1928-2020)

Tại sao Hòa thượng Thích Quảng Độ bị ngược đãi và nằm trong tầm ngắm chính quyền suốt từ 1975 cho đến ngày ông mất? Đó là vì ông bất tuân hợp tác và kiên định không cúi đầu. Thái độ cứng rắn dứt khoát không khoan nhượng của ông là sự phản hồi trước sự đàn áp dữ dội của chính quyền đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất (GHPGVNTN) sau 1975…

Ngay sau 30-4-1975, GHPGVNTN lập tức trở thành một trong những mục tiêu số một được nhắm đến. Chùa chiền bị chiếm. Sư sãi bị “đi cải tạo”. Các cơ sở tôn giáo bị tịch thu. Một trong những sự kiện chấn động đầu tiên như một phản ứng trước các chiến dịch đàn áp Phật giáo là vụ tự thiêu của 12 tu sĩ chùa Dược Sư ở Cần Thơ ngày 22-11-1975. Trong bản tuyên bố để lại, Đại đức Thích Tuệ Hiền viết: “Chúng tôi sắp sửa thể hiện sự thiêu thân để bảo toàn Chánh Pháp, để bảo vệ danh nghĩa của giới tu sĩ tại địa phương cũng như toàn quốc… Hành động của chúng tôi ngày hôm nay là cốt đem tấm nhục thân này làm bó đuốc soi sáng cho những người mê muội vô ý thức, những người với lòng lang dạ thú… Chúng tôi, Tăng Ni chùa Dược Sư, tha thiết kêu gọi quý vị hãy tôn trọng tự do tín ngưỡng của tất cả mọi tôn giáo…”.
(more…)

Phạm Đình Trọng

Ngày 17.2.2020, bốn mươi mốt năm khởi đầu cuộc chiến tranh mười năm 1979 – 1989 bảo vệ biên cương phía Bắc. Hàng chục ngàn chiến sĩ, đồng bào đã ngã xuống trong cuộc chiến đẫm máu giành đi giật lại từng tấc đất biên cương kéo dài suốt mười năm.

Trên suốt 1400 kilomet đất biên cương phía Bắc thì những mỏm núi đá vôi thuộc xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, Hà Giang là nơi những người lính Việt Nam giữ đất của tổ tiên phải giành giật với bọn Tàu Cộng cướp nước ác liệt nhất, dai dẳng nhất, đẫm máu nhất.

Sau trận đánh của một đại đội đặc công giành lại một mỏm đá vôi có kí hiệu là C3 trên bản đồ tác chiến, tôi đã đến Thanh Thủy. Tôi đã bám vào đá tai mèo, đạp lên bột vôi trắng xóa do đạn pháo nung đá thành vôi, leo lên mỏn C3, đã gặp những người lính vừa giành lại C3.
(more…)

Quách Hạo Nhiên

“Với những thành tựu to lớn đã đạt được, chúng ta có cơ sở để khẳng định rằng, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay… Ở Việt Nam, không có lực lượng chính trị nào khác ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác” [1]. Một lần nữa ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí Thư, kiêm Chủ tịch nước lại cao giọng như thế trong dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 3/2/1930 – 3/2/2020. Tuy vậy, nói là quyền của ông ấy còn tin và thấy có thuyết phục hay không là chuyện của dân chúng. Với riêng tôi, chỉ cần nhìn lại thảm kịch Đồng Tâm vừa rồi hay xa hơn một chút là thảm kich 39 “thùng nhân” bỏ mạng trong khi tìm đương mưu sinh ở Anh cũng đủ để phản biện lại phát biểu trên. Vì thời bình mà dân chúng phải rơi vào thảm cảnh như thế thì những “thắng lợi” gì đó (nếu có) hoàn toàn không vẻ vang gì và dĩ nhiên càng không lấy đó làm chiến tích để tự hào.
(more…)

Phạm Đình Trọng

Thượng úy Lê Quốc Tuấn, Tuấn Khỉ, công an quận 11 Sài Gòn cay cú thua bạc, xả súng bắn chết bốn người dân tại sòng bạc xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi. Trên đường chạy trốn viên thượng úy công an Tuấn Khỉ lại xả súng tiếp bắn chết người dân đi xe máy, cướp xe. Trong xã hội công an trị hiện nay, cả đội ngũ công an đông đúc đã trở thành kiêu binh, đã trở thành hung thần, thành tai họa của dân lành thì hành động của viên công an Tuấn Khỉ không phải bột phát, lẻ loi, con người công an Tuấn Khỉ không phải là cá biệt.

Thượng úy Nguyễn Việt Xô, con nhà nòi công an Thái Nguyên dẫn con trai nhỏ, một công an tương lai vào cửa hàng, cho con ăn xúc xích của cửa hàng và lấy mang đi, không trả tiền. Người bán hàng nhắc trả tiền, thượng úy công an Xô liền xửng cồ ném xúc xích vào mặt nhân viên nữ và đấm đá nhân viên nam. Hành động của viên thượng úy con nhà nòi công an Nguyễn Việt Xô là gì nếu không phải là côn đồ
(more…)

Tôi tố cáo

Posted: 06/02/2020 in Bình Luận, Nguyên Ngọc

Nguyên Ngọc

Trong nhiều năm qua, nhân dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thuộc thủ đô Hà Nội, dưới sự lãnh đạo của một số lão nông tri điền đứng đầu là Cụ Lê Đình Kình đã kiên trì đấu tranh quyết giữ cánh đồng Sênh mà cha ông họ đã khai thác, bồi bổ, xây dựng từ ngàn đời, và từ trước đến nay chưa hề có bất cứ lệnh thu hồi của nhà nước cho bất cứ mục đích gì, chống lại âm mưu cướp đoạt cánh đồng này của chính quyền Hà Nội cấu kết với một nhóm lợi ích có tính chất mafia. Cụ Lê Đình Kình là một đại lão nông, năm nay đã 84 tuổi, là một chiến sĩ cách mạng, 58 tuổi đảng, là cựu chiến binh trung kiên của mấy cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, là bậc hiền nhân được nhân dân rộng rãi coi là một vị Bồ Tát nhân hậu và ôn hòa, luôn chủ trương chấp hành mọi chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, trung thành triệt để với quyền lợi chính đáng của nhân dân.
(more…)

Đồng Phụng Việt


Nhân viên y tế phun khử trùng ngoài khu vực
Bệnh viện các bệnh nhiệt đới ở Hà Nội hôm 30/1/2020

Sự lây lan chủng mới của virus Corona – đại dịch mới gây viêm đường hô hấp cấp đang cung cấp thêm ví dụ để người Việt nhận diện cơ hội sinh tồn của chính mình và con cháu mình trong thời thổ tả – thời xứ sở và dân tộc được đặt dưới “sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt” của “đảng CSVN quang vinh”…

***

Người bình thường ắt sẽ có kiến thức tối thiểu để hiểu thế nào là dịch bệnh, từ đặc điểm cho đến cách thức ứng phó nên người bình thường ắt sẽ hoang mang khi nghe một Ủy viên BCH TƯ đảng CSVN đang giữ vai trò Chủ tịch thành phố Hà Nội tuyên bố: Phấn đấu để không có trường hợp nào nhiễm virus Corona (1)!

Xưa nay trong lịch sử nhân loại có bao nhiêu cá nhân ở vị trí lãnh đạo dám tuyên bố như vậy? Nếu có thể “phấn đấu” để không có bất kỳ ai trong mười triệu dân đang cư trú trên phạm vi có diện tích khoảng 3.300 cây số vuông mắc dịch, ông Chung sẽ trở thành người đủ tư cách vứt tòan bộ kiến thức về dịch tễ học của loài người vào sọt rác!
(more…)

Phạm Đình Trọng

Đảng búa liềm Việt Nam chọn ngày 3.2.1930 là ngày khai sinh tổ chức của họ. Từ đó, sau khi cướp được chính quyền và cướp được một vùng lãnh thổ để vỗ ngực xưng hùng xưng bá và ngạo ngược cưỡi đầu cưỡi cổ dân, hàng năm, cứ đến ngày sinh của đảng búa liềm, cả hệ thống truyền thông dối trá, lừa bịp của nhà nước búa liềm lại chạy hết công suất kể công lao tưởng tượng của họ. Nhờ có đảng, đất nước mới có độc lập, người dân mới có được cuộc sống như ngày hôm nay.

Ngoài những tội ác man rợ với người dân, đảng búa liềm khát máu đã để lại những trang đau thương đẫm máu nhất trong lịch sử Việt Nam. Ngoài những tội tày trời với quá khứ dựng nước và giữ nước vẻ vang của cha ông, đảng búa liềm ô nhục đã xẻ hàng ngàn cây số vuông đất biên cương, hàng vạn hải lí biển dâng cho vương triều búa liềm Đại Hán. Đảng búa liềm Việt Nam còn tội ác thăm thẳm không thể định lượng, không thể cân đo bằng đại lượng vật chất mà chỉ có thể tính bằng đại lượng vô giá là thời gian, bỏ phí thời gian vàng phát triển, giết hại, đọa đày, uổng phí những thế hệ vàng người Việt.
(more…)

Phạm Đình Trọng

Sáng mồng một tết năm trước, Kỉ Hợi, ông bạn già Lê Phú Khải phôn gọi tôi đến cuộc gặp với mấy ông bạn viết Lưu Trọng Văn, Hoàng Dũng ở Sài Gòn, Nguyễn Thọ từ Koln, Germany trở về. Chúng tôi ngồi cà phê vỉa hè thanh thản cảm nhận tiết tấu lãng đãng của mùa xuân đất nước, lắng nghe giai điệu dìu dặt của cuộc sống Sài Gòn trong ngày thư thả tết nhất. Năm nay, mồng ba tết Canh Tý tôi vẫn không muốn ra khỏi nhà.

Theo lịch ta, tháng chạp được gọi là tháng tết và tháng giêng là tháng xuân. Cuộc thảm sát kinh hoàng diễn ra ở làng quê hiền hòa Đồng Tâm thuộc địa lí kinh kì Hà Nội đúng ngày rằm tháng tết Canh Tý năm nay làm bàng hoàng lương tri con người, phủ một bóng đen tăm tối lên tết Canh Tý và đè nặng trĩu trong lòng tôi.
(more…)

Nguyệt Quỳnh


Cụ Lê Đình Kinh (1936-2020)
Tranh của họa sĩ Lê Sa Long

Tiếng khóc ai oán của chị Nhung con cụ Lê Đình Kình – người bị lực lượng cưỡng chế giết chết ở Đồng Tâm – như một nhát dao xuyên suốt tất cả trái tim những ai lắng nghe nó. Cho dù họ là người của chính quyền hay các nhà hoạt động, những người khác hẳn nhau về chính kiến.

Ở giữa những nức nở ấy là hình ảnh hãi hùng của cụ Kình: bị bắn gãy rời chân trái, đầu be bét máu, bị trúng một viên đạn ngay tim, máu me đầy giường cụ nằm. Cụ ra đi đúng 3 giờ sáng hôm 9 Tháng Giêng, ngay tại nhà của mình.

Trong cái cảm giác thương xót tận cùng, câu hỏi trong đầu mọi người vẫn là: Tại Sao? tại sao lại vào lúc này, ngay những ngày cận Tết? Ai có thể biện minh cho hành động huy động công an, quân đội xông vào nhà riêng của dân, đánh giết họ như đánh úp kẻ thù vào lúc 3 giờ sáng?
(more…)

Phạm Đình Trọng

1. GIỮA THỜI BÌNH, CÔNG AN MỞ MẶT TRẬN TỔNG LỰC ĐÁNH VÀO DÂN

Theo lời kể của dân Đồng Tâm, đêm ngày 8 rạng sáng 9 tháng một, năm 2020 có tới chín ngàn quân chính phủ gồm công an và quân đội bao vây dân làng Đồng Tâm. Quân bố ráp, tấn công Đồng Tâm rải khắp xã và khắp các ngả đường bao quanh Đồng Tâm. Người dân không thể bao quát hết bề rộng và bề sâu thế trận của công an nên ước lượng không thể chính xác. Nhưng ba điều có thể khẳng định.

Một là số quân tham gia sự kiện Đồng Tâm 8.1.2020 không thể tới chín ngàn. Chín ngàn là quân số xấp xỉ một sư đoàn. Theo nhiều nguồn tin, lực lượng vũ trang hành quân đến Đồng Tâm đêm 8.1.2020 khoảng hơn ba ngàn quân, tương đương hai trung đoàn. Hai trung đoàn mũ sắt, áo giáp, tay khiên tay súng, ầm ầm xe pháo vây ráp một làng quê nhỏ bé, hiền hòa của thủ đô Hà Nội, thành phố hòa bình là sự ngạo ngược chà đạp pháp luật, chà đạp cuộc sống bình yên, chà đạp mạng sống người dân. Như kiêu binh thời vua Lê chúa Trịnh kéo đàn kéo lũ đi cướp của dân, bắt đàn bà con gái hãm hiếp giữa ban ngày, ngay giữa kinh thành Thăng Long.
(more…)

Ngô Thế Vinh

Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long


Hình 1. Những chiếc ghe buông neo trên bờ sông Mekong gần nơi xây đập thuỷ điện
Luang Prabang bắc Lào.
[nguồn: RFA]

Chỉ còn hơn ba tháng nữa là hết hạn tiến trình Tham khảo Trước [10/ 2019 –4/ 2020] cho dự án Luang Prabang. Nếu không có hành động tức thời và chuyển biến quyết liệt từ phía Việt Nam, lễ động thổ – ground breaking khởi công xây con đập Luang Prabang sẽ diễn ra vào tháng 4/2020. Đó sẽ là một ngày tang tóc cho toàn thể 20 triệu cư dân 13 tỉnh Miền Tây, mà vòng khăn tang đó lại do chính Nhà Nước Việt Nam tự quấn lên đầu người dân mình.

Với một Đồng bằng Sông Cửu Long đã và đang bị tổn thương như hiện nay, chúng tôi nhận định và cả với niềm xác tín rằng: dự án đập Luang Prabang do Việt Nam là chủ đầu tư, không những không có lợi lộc gì cho dân cho nước mà hoàn toàn có hại, khiến cho cả một vùng châu thổ là ĐBSCL ngày càng bị tổn thương trầm trọng hơn.

Bài viết này gửi tới 92 vị Đại biểu Quốc hội của 13 tỉnh Miền Tây, mà chúng tôi kỳ vọng quý vị như một toán đặc nhiệm – task force, trong quyền hạn có thể phản ứng nhanh, tạo bước đột phá, tránh được một sai lầm chiến lược trong lưu vực sông Mekong và cả cứu nguy ĐBSCL – vùng mà các vị đang đại diện.
(more…)

Phạm Đình Trọng


Cụ Lê Đình Kình (1936-2020)

Tiếng súng tội ác giết người Anh hùng nông dân giữ đất Lê Đình Kình 85 tuổi ở làng Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội rạng sáng ngày 9 tháng một, năm 2020 là sự tiếp nối tiếng súng tội ác giết người đàn bà yêu nước Nguyễn Thị Năm 47 tuổi ở Thái Nguyên sáng ngày 9 tháng bảy năm 1953.

Tiếng súng tội ác của những người cộng sản bắn vào người dân Việt Nam yêu nước thương nòi đã nổ rền suốt chín mươi năm tồn tại của đảng cộng sản Việt Nam, 1930 – 2020
(more…)

Đồng Phụng Việt


Cụ Lê Đình Kình (1936-2020)

Hệ thống công quyền Việt Nam vừa minh định quan điểm về cách hành xử trong biến cố Đồng Tâm: Ông Nguyễn Phú Trọng (Tổng bí thư đảng CSVN kiêm Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã quyết định trao “Huân chương Chiến công hạng Nhất” cho “ba cán bộ, chiến sĩ hy sinh” trong cuộc tấn công vào thôn Hoành, xã Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

Ông Nguyễn Xuân Phúc (Thủ tướng) thì đến “kiểm tra công tác của lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân” và “biểu dương tinh thần xả thân hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự” của “ba cán bộ, chiến sĩ hy sinh”, đồng thời cho biết đã đồng ý với đề xuất của Bộ trưởng Công an, “công nhận ‘liệt sĩ’ và phong quân hàm trước thời hạn cho cả ba”. Ông Phúc còn yêu cầu “xử lý nghiêm khắc vụ việc xảy ra tại Đồng Tâm” (1).
(more…)

Mặc Lâm

Trong đêm đen thăm thẳm, một video clip xuất hiện trên mạng tường trình vể những gì đang diễn ra tại Đồng Tâm. Người ta không thấy bất cứ vật gì ngoại trừ tiếng pháo đại nổ ầm ầm như đe dọa, tiếng người phụ nữ kêu gào vì gia đình bà bị bao vây, mọi âm thanh ngắt ngứ như bị bịt không cho ra tiếng tuy nhiên người xem vẫn biết rằng phía sau bức màn tối thẳm đó là số phận của những người dân Đồng Tâm đang bị trùm lên đầu những chiếc khăn đen đẩy họ ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn để tước đi mảnh đất mà họ đã được sinh ra và lớn lên. Lúc ấy là 4 giờ sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020, chỉ còn hai tuần nữa là Tết Nguyên Đán, khi bất kể giàu nghèo ai cũng mong ngày này đề xum họp gia đình, gặp mặt nhau chúc những điều tốt lành nhất cho nhau.
(more…)

Phạm Đình Trọng

1.
Từ chọn bạn chỉ để chơi đến tìm người cộng tác trong công việc đều phải tìm chọn người tương xứng, đồng cảm, đồng dạng. Tuyển người đảm trách việc dân việc nước càng phải tìm cho ra người tương xứng với việc. Vì vậy thành ngữ phương Tây có câu xác đáng: Hãy chỉ cho tôi biết bạn anh là ai, tôi sẽ chỉ ra anh là người thế nào. Còn dân gian ta thì ngắn gọn, cụ thể và thẳng thắn: Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã. Hạng trâu ngựa thì lại tìm đến trâu ngựa.

Quốc hội là cơ quan quyền lực của dân, đại diện lợi ích chính đáng của dân và lợi ích bền vững của nước. Là quyền uy của dân, những ông nghị, bà nghị, nhân danh đại biểu nhân dân phải được tìm trong dân qua tuyển cử tự do, dân chủ. Xin nhắc lại tìm trong dân chứ không phải tìm trong quan, càng không phải tìm trong đảng. Những ông nghị, bà nghị đại biểu dân của một Quốc hội đúng nghĩa phải là tinh hoa của dân, là trí tuệ của một nền văn minh và là khí phách của một dân tộc.
(more…)

Ngô Thế Vinh
Gửi tới 20 triệu cư dân ĐBSCL không được quyền có tiếng nói
Gửi nhóm Bạn Cửu Long

 
Hình 1a – Trái: Bản đồ vùng đất Đông Nam Á: những vòng xám/ grey chỉ các vùng phân bố tâm chấn động đất / epicentral distributions; những vòng xanh/ blue ghi dấu các trận động đất ≥ 6.0; những ngôi sao đỏ/ red stars ghi dấu các trận động đất ≥ 7.0. Các đường gạch đỏ/ red lines là biểu thị đường đứt gãy gây động đất / seismogenic faults. (Santi Pailoplee et al.2009) (4)

Hình 1b – Phải: Có ít nhất 5 trong số 9 dự án thủy điện dòng chính sông Mekong của Lào nằm trong vùng động đất; kể từ bắc xuống nam: Pak Beng 1320 MW, Luang Prabang 1410 MW, Xayaburi 1260 MW, Pak Lay 1320 MW, Xanakham 1000 MW… Luang Prabang, là con đập lớn nhất và điều rất nghịch lý: do công ty quốc doanh PetroVietnam Power Co. là chủ đầu tư. [nguồn: Michael Buckley, cập nhật 2019 do Ngô Thế Vinh bổ sung.]

HAI NGUỒN TIN CHẤN ĐỘNG

29.10.2019: Đập Xayaburi Bắt đầu Vận hành

Lào bắt đầu cho vận hành đập Xayaburi 1260 MW, là con đập thủy điện dòng chính đầu tiên trên sông Mekong của Lào. Đối với toàn thể cư dân trong lưu vực sông Mekong thì đây là một tin chấn động, giữa lúc khúc sông Mekong không xa đập Xayaburi gần như cạn kiệt, và câu hỏi đặt ra sẽ lấy đâu ra đủ nguồn nước để Xayaburi có thể vận hành chạy các turbines và đạt toàn công suất?

Và rồi, thêm một tin thật sự gây chấn động và cả sửng sốt khác, đó là trận động đất ở bắc Lào, ngay tỉnh Xayaburi nơi có con đập thủy điện dòng chính cùng tên mới vận hành chưa đầy 3 tuần lễ trước đó.
(more…)

Nguyễn Quang Duy

Miền Nam trước đây gọi nhạc vàng là tân nhạc để phân biệt với cổ nhạc. Sau chiến tranh, bên thắng cuộc mở “mặt trận” tấn công vào nền văn hóa miền Nam, cả tân nhạc lẫn cổ nhạc đều bị nghiêm cấm và bị hủy diệt.

Tân nhạc bị gán ghép là nhạc tâm lý chiến, nhạc phản động, nhạc xuyên tạc đường lối chống phá cách mạng, hay bị xem là thứ nhạc sến, nhạc đồi trụy, nhạc ru ngủ, nhạc lãng mạn bi quan, nhạc vàng vọt.

Từ ngữ nhạc vàng xuất phát từ miền Bắc đã nhanh chóng được người miền Nam chấp nhận để phân biệt với nhạc đỏ là loại nhạc cộng sản.
(more…)

Minxin Pei
Phan Nguyên dịch bài “China’s Risky Endgame in Hong Kong” của Minxin Pei đăng trên Project Syndicate, 13/11/2019.

Dù sự leo thang bạo lực nhanh chóng ở Hồng Kông đã đủ đáng sợ, nhưng mọi thứ có thể vẫn còn trở nên tồi tệ hơn nữa. Thông cáo của Hội nghị Trung ương lần thứ tư vừa kết thúc của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khóa 19 cho thấy Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có kế hoạch thắt chặt sự kìm kẹp của mình đối với thuộc địa cũ của Anh bằng bất cứ giá nào. Ông Tập nên chuẩn bị để gánh chịu những phí tổn khổng lồ.

Thông cáo bao gồm hai cam kết đáng lo ngại. Đầu tiên, chính quyền trung ương Trung Quốc sẽ “điều khiển và kiểm soát” (guanzhi) Hồng Kông (và Ma Cao) bằng cách “sử dụng tất cả các quyền lực được trao theo hiến pháp và Luật Cơ bản”, bản tiểu hiến pháp xác định tình trạng của Hồng Kông. Thứ hai, Trung Quốc sẽ xây dựng và cải thiện một hệ thống pháp lý và cơ chế thực thi để bảo vệ an ninh quốc gia tại cả hai đặc khu hành chính.
(more…)

Ngô Nhân Dụng

Cảnh sát chống bạo loạn đã vây Đại Học Bách Khoa Hồng Kông (Polytechnic University) từ ngày Chủ Nhật, 17 Tháng Mười Một, bắn lựu đạn hơi ngạt, đạn đầu cao su và vòi rồng phun nước tấn công những toán sinh viên, học sinh tính phá vòng vây thoát ra ngoài. Ai ra trình diện sẽ bị bắt.

Trong đêm tối, mấy sinh viên đã dùng dây thừng tuột từ trên cầu xuống mặt đường, được người chờ sẵn chở đi bằng xe gắn máy chạy trốn. Một người bị cảnh sát bắt được. Mấy bạn khác tính chui đường ống cống ra ngoài, nhưng lính cứu hỏa đã khuyên không nên làm, vì có thể chết ngạt. Có những em học sinh trung học mới 12, 13 tuổi.
(more…)

Paul Nguyễn Hoàng Đức

Triết gia Hegel được gọi là “cha đẻ của môn lịch sử hiện đại” vì ông đưa ra khái niệm căn bản “Lịch sử là nhà hát của Đấng Quan Phòng (tức Thiên Chúa)”. Theo đó thì: lịch sử được dẫn dắt và cài đặt những ván bài định mệnh bởi một Đấng Toàn Năng còn được gọi là Đấng mang “ý niệm tuyệt đối”. Người Trung Hoa nói quanh đi quẩn lại qua các thời đại rằng: “Trời không ở mãi với một nhà”, có nghĩa là vào giờ G nào đó, dòng họ vua chúa nào cũng phải bị Trời bỏ rơi để dựng lên một triều đại của dòng họ khác!

Hôm nay với sự kiện Hồng Kông đang nóng hổi ở mức leo thang tột đỉnh, buổi trưa tôi vừa viết xong bài HỒNG KÔNG CÁCH MẠNG CỦA ÔNG CHỦ, CHÍN MÙI TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN HIỆN THỰC CHƯA TỪNG CÓ, giờ tôi thấy mình nên viết bài này để có cái nhìn tổng thể về sự kiện Hồng Kông.
(more…)

Kỹ sư Phạm Phan Long, Quỹ Sinh thái Việt (Viet Ecology Foundation)
Biên dịch: Giải pháp vì Môi trường

Dòng sông Lan Thương–Mekong đang bị tàn phá bởi hàng trăm dự án thủy điện trên dòng chính và các phụ lưu của nó từ cao nguyên Tây Tạng ở Trung Quốc tới hạ lưu sông Sê san ở Campuchia. Riêng trên dòng chính Mekong, Chính phủ Lào đóng vai trò chính trong việc xây dựng những dự án này và thậm chí đang có kế hoạch xây thêm. Nhưng tại sao nước này lại chỉ tập trung vào các nhà máy thủy điện (hydroelectric power plants – HPPs)? Còn những nguồn năng lượng tái tạo khác thì sao? Liệu điện mặt trời Nam Ngum có thể thay thế thủy điện trên dòng Mekong ở đất nước này?
(more…)

Mitchell Nemeth
Phạm Nguyên Trường dịch từ bài 17 Facts on the Reunification of Germany đăng trên Foundation for Economic Education ngày 9/11/2019.

Ba mươi năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, nhiều người ở Đông Đức cũ còn tiếp tục cảm thấy hậu quả của các chính sách xã hội chủ nghĩa của Cộng hòa Dân chủ Đức.

Ngày 9 tháng 11 năm 1989, hai năm sau bài diễn văn lịch sử của Tổng thống Ronald Reagan, với lời kêu gọi Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô, Mikhail Gorbachev, phá bỏ bức tường, Bức tường Berlin từ từ sụp xuống khi “những người gõ kiến” dùng búa và cuốc chim để phá nó . Cuối tuần đó, hơn hai triệu người Đông Berlin đã đến Tây Berlin để ăn mừng sự kiện này.

Các gia đình người Đức đã bị tách chia tách, người sống ở phần Đông Đức, kẻ sống ở Tây Đức suốt hàng chục năm liền. Sau Thế chiến II, chính phủ Đông Đức – Cộng hòa Dân chủ Đức (GDR) – đã cho xây dựng bức tường để chia tách lãnh thổ của họ khỏi chính phủ Tây Đức – Cộng hòa Liên bang Đức (FRG). Đặc điểm phân biệt chính giữa hai chính phủ là gì? Đấy là ý thức tổng quát về tự do đối đầu với chủ nghĩa xã hội và áp bức.
(more…)

Phạm Đình Trọng

Bảy bãi đá san hô trong quần đảo Trường Sa của tổ tiên người Việt bị Tàu cộng đánh chiếm năm 1988. Mười lăm ngàn cây số vuông đất biên cương phía Bắc của lịch sử Việt Nam trở thành đất Tàu cộng từ năm 1999. Formosa đầu độc biển, giết chết sự sống cả dải biển miền Trung năn 2016. Rừng nguyên sinh Bà Nà, rừng tự nhiên Sơn Trà, rừng đại ngàn Tam Đảo bị san phẳng xây biệt thự làm cõi riêng lui tới cho mấy người sẵn tiền. Ba mươi chín trai gái người Việt phơi phới tuổi 20 chết cóng trong xe đông lạnh trên đường trốn vào nước Anh… Đó là những thảm họa quốc gia của người Việt Nam những năm tháng đau buồn này. Tất cả những thảm họa đó đều chỉ từ một căn nguyên.
(more…)

Mạnh Kim

“Có chết cũng đi!” đã trở thành một lời nguyền kinh khủng ám ảnh gần như tất cả người Việt. Vì sao không nội chiến tang thương, không cuộc khủng hoảng lương thực trầm trọng nào khiến cả nước bị đói, không bị đe dọa thường trực bởi khủng bố…, vậy mà người ta phải đi, “chết cũng đi”? Đằng sau hình ảnh đất nước “yên bình” này đang nổi lên một nỗi bất an kinh khủng. Nó đến từ nhiều nguyên nhân và điểm quy chiếu cuối cùng, khi xét đến hậu quả, có lẽ chẳng gì khác hơn là sự thất bại toàn diện của một nhà nước!

Ở thời mà đất nước chứng kiến giai đoạn “bình yên” có thể nói là lâu dài nhất kể từ thế kỷ 20 đến nay, những giọt nước mắt ly hương vẫn chưa cạn. Nếu không kể những người giàu có đi “tỵ nạn” để mong tương lai con cái tốt hơn, và thành phần quan chức tham nhũng cuốn gói trốn chạy, thì nhóm đối tượng với tỷ lệ đáng kể tìm mọi cách để đi khỏi quê hương lại chính là những người nghèo hoặc cực nghèo. Vừa nghèo vừa ít học. Nhiều trường hợp được khảo sát chi tiết cho thấy họ không còn bất kỳ chọn lựa nào khác là phải đi. Đi với hy vọng đổi đời, qua con đường buôn lậu người, với cái giá không hề rẻ.
(more…)

Nguyễn Ngọc Già

Chiến dịch đốt lò do Nguyễn Phú Trọng khởi xướng gần ba năm qua, kể từ Đại hội Đảng XII để chứng minh ĐCSVN quyết tâm chống tham nhũng, đến nay vẫn không thuyết phục được dư luận trong và ngoài nước, dù nhiều nhân vật phải hầu tòa.

Rất nhiều ý kiến mổ xẻ vấn đề thất bại do thể chế độc đảng toàn trị gây ra, bởi không có Tam Quyền Phân Lập và việc chống tham nhũng của ĐCSVN chỉ là công cụ để đấu đá và thanh trừng những cá nhân cần phải loại bỏ trong nội bộ, đặc biệt trước những sự kiện lớn như đại hội đảng trong tương lai, nhằm để khuếch trương thanh thế và mị dân thêm.
(more…)

Ngô Thế Vinh
Gửi tới 20 triệu cư dân ĐBSCL không được quyền có tiếng nói
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

Với chính phủ Lào thì Biên bản Ghi nhớ – Memorandum of Understanding – năm 2007 về dự án thủy điện Luang Prabang với Việt Nam không thuần chỉ là một “quid pro quo – trao đổi dịch vụ giữa hai bên” nhưng có một ý nghĩa chiến lược lớn lao hơn một con đập rất nhiều: đó là Việt Nam đã bật tín hiệu đèn xanh đối với toàn chuỗi 9 con đập dòng chính trên sông Mekong của Lào. Chính phủ Lào đã rất khôn ngoan hiểu rõ rằng từ nay 2007, trên thực tế – de facto, mọi phản đối của Việt Nam nếu có cũng chỉ là chiếu lệ; và giới am hiểu tình hình lưu vực sông Mekong đã thấy rõ một Hà Nội bị chi phối bởi các nhóm lợi ích, và đã bị khuất phục và quy hàng trước chiến lược thủy điện của Lào. (Ngô Thế Vinh)
(more…)

Mạnh Kim

Dân Hong Kong đã phản ứng dữ dội ngay sau khi đặc khu trưởng Carrie Lam tuyên bố lệnh cấm mang mặt nạ đối với người biểu tình. Đây chẳng khác gì hành động tuyên chiến mở ra thêm một mặt trận cho người Hong Kong. Vấn đề Hong Kong đã leo thang đến giai đoạn có thể nói là đỉnh điểm của khủng hoảng có thể dẫn đến một kết cuộc khiến Hong Kong sẽ không bao giờ có thể trở lại là một Hong Kong như Bắc Kinh muốn, một Hong Kong như người Hong Kong từng sống và một Hong Kong như thế giới từng thấy. Sự kiện Hong Kong vẫn luôn cần được theo dõi, bởi nó mang lại nhiều bài học trực tiếp lẫn gián tiếp…
(more…)

Sợ

Posted: 14/10/2019 in Bình Luận, Từ Thức

Từ Thức

Một bên là những người tay không. Một bên là một lực lượng đàn áp hùng hậu, tàn bạo hơn thú dữ. Trước cái can đảm phi thường của dân Hong Kong, người ta đặt câu hỏi: họ có biết sợ không? Denise Ho, một trong những lãnh tụ Hong Kong trả lời: trước đây, chúng tôi đã sợ hậu quả của sự im lặng, ngày nay chúng tôi không biết sợ nữa.

Sợ là một tình cảm tự nhiên. Người xưa tóm tắt tình cảm của con người bằng bốn chữ: hỉ, nộ, ái, ố. Có lẽ phải thêm chữ thứ năm: sợ. Sợ là một phản ứng tự vệ, để sống còn. Con nai không biết sợ sẽ làm mồi cho cọp, báo. J.P Sartre: “những người không biết sợ không phải là những người bình thường. Không liên hệ gì tới sự can đảm”. Francois Mitterrand: “can đảm là chế ngự cái sợ, không phải là không biết sợ”, không nói khác gì hơn Nelson Mandela: “Tôi hiểu được can đảm không phải là không biết sợ, nhưng là khả năng chiến thắng sự sợ hãi”.
(more…)

Mạnh Kim

Chừng ba tiếng sau khi Carrie Lam rời lễ đài kỷ niệm 70 năm quốc khánh Trung Quốc, những phát đạn thật đã nổ ra ở Hong Kong. Đó không chỉ là phát đạn bắn gục một thanh niên 18 tuổi mà là phát đạn bắn thủng vào mô hình quyển Hiến pháp khổng lồ mà Trung Cộng trưng ra diễu hành tại Quảng trường Thiên An Môn trước đó chỉ vài giờ.

1-10-2019 là một trong những ngày kinh khủng nhất ở Hong Kong kể từ khi cuộc biểu tình nổ ra. Các cuộc trấn áp cảnh sát là cực kỳ bạo lực và phe biểu tình cũng đáp trả bằng tất cả những gì họ có thể. Hơn 180 người bị bắt, 25 cảnh sát bị thương và 74 người phải nhập viện cấp cứu – theo tin từ cảnh sát. Cũng theo cảnh sát, 6 phát đạn thật đã bắn ra vào ngày 1-10. Một ở Tai Ho Road (bắn vào nạn nhân 18 tuổi, khoảng 4g15 chiều); hai phát bắn chỉ thiên tại Mong Kok; hai bắn ở Sha Tsui Road và một bắn ở Sha Tin Pass Road. Ít nhất 6.000 cảnh sát đã được huy động khắp Hong Kong. Đụng độ dữ dội đã xảy ra tại 13 địa điểm khác nhau. Lửa và máu là hai thứ in đậm nhất trên những hình ảnh và video vào ngày mà Hong Kong chìm trong hỏa ngục.
(more…)

Ngô Thế Vinh
Gửi cựu TNS Jim Webb & Nhóm Bạn Cửu Long


Cựu TNS Jim Webb

DẪN NHẬP: Cho dù tên tuổi TNS Jim Webb đang được sôi nổi nhắc tới qua sự kiện lễ vinh danh và an táng 81 bộ hài cốt các tử sĩ Nhảy Dù VNCH vào 26/10/2019 sắp tới – cũng là ngày Quốc Khánh của nền Đệ Nhất Cộng Hòa VN – nhưng với người viết thì Jim Webb còn là một khuôn mặt nổi bật trong giới lập pháp Hoa Kỳ từ hơn một thập niên trước, như một advocate có tiếng nói mạnh mẽ bảo vệ con sông Mekong và cư dân lưu vực: “Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới có một cam kết chiến lược và nghĩa vụ tinh thần nhằm bảo vệ sức khỏe và an sinh của cư dân sống phụ thuộc vào con sông Mekong với nguồn tài nguyên và nếp sống của họ.” – Senator Jim Webb’s Press Releases 12/ 08/ 2011.
(more…)

Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei)
Phạm Nguyên Trường chuyển ngữ từ bài The Coming Crisis of China’s One-Party Regime đăng trên Project Syndicate, 20/9/2019

Năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hứa rằng Đảng Cộng sản sẽ mang lại những thành công to lớn trước hai ngày kỉ niệm tròn một trăm năm sắp tới, năm 2021 và 2049. Nhưng dù tinh thần dân tộc có cao đến mức nào cũng không thể thay đổi sự kiện là sự sụp đổ của Đảng cộng sản Trung Quốc dường như đang cận kề hơn lúc nào hết, nếu tính từ khi Mao chết.

Ngày 1 tháng 10, để kỷ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu ca ngơi những thành tích mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đã làm được từ năm 1949 cho đến nay. Nhưng, mặc cho sự tự tin và lạc quan của Tập [Cận Bình], các đảng viên thường của Đảng đang ngày càng quan tâm đến triển vọng trong tương lai của chế độ – họ có lí do chính đáng để làm như thế.
(more…)

Mạc Văn Trang


Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909-1997)

Sáng ngày 19/9/2019 Trung tâm Văn hóa Minh Triết, do Cụ Nguyễn Khắc Mai chủ trì, đã tổ chức buổi tọa đàm, nhân kỷ niệm 110 năm ngày sinh của GSTS Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909 – 2019). Sau buổi tọa đàm Cụ Mai bảo, anh về viết bài nhé. Quả là khó, vì thú thực tôi chưa đọc được gì đáng kể trong số mấy chục công trình của một trí thức lớn, đa tài… Tôi mạo muội chọn cách nhìn khái quát về Nguyễn Mạnh Tường, từ góc độ Tâm lý học; hy vọng phác thảo ra đôi nét về Trí tuệ, Tình cảm, Bản lĩnh của một người Trí thức đầy tài năng, đức độ mà chịu bao nỗi đắng cay…

1. Một Trí tuệ hiếm có

Nguyễn Mạnh Tường sinh ngày 16 tháng 9 năm 1909 tại phố Hàng Đào, Hà Nội, trong một gia đình công chức. Tiểu học học tại trường Paul Bert, sau học trường Albert Sarraut, Hà Nội, Nguyễn Mạnh Tường luôn là học sinh xuất sắc. Năm 1926, ông đỗ Tú tài triết học (16 tuổi), hạng ưu, được học bổng sang Pháp học Luật và Văn chương tại Trường đại học Tổng hợp Montpellier (1927). Năm 1929, ông đỗ Cử nhân văn chương, và năm sau đỗ Cử nhân Luật (1930). Tháng 5 năm 1932, ông bảo vệ luận án Tiến sĩ Luật, với luận án chính: L’Individu dans la vieille cité annamite (Cá nhân trong xã hội Việt Nam cổ) và luận án bổ túc: Essai de synthèse sur le Code de Lê (Tổng luận về luật đời Lê). Tháng 6 năm 1932, ông bảo vệ luận án tiến sĩ văn chương với luận án chính: Essai sur la valeur dramatique du théâtre d’Alfred de Musset (Giá trị bi kịch trong tuồng của A. Musset) và luận án bổ túc: L’Annam dans la littérature française, Jules Boissières (Việt Nam trong các tác phẩm của Jules Boissières).
(more…)

Phạm Đình Trọng


Tội phạm Trung Quốc

1.
Ngày 20.3.2019, lực lượng công an Việt Nam ra quân cắt đứt đường dây vận chuyển ma túy do người Trung Hoa cầm đầu, thu tại nhà kho ở quận Bình Tân, Sài Gòn 300 kg ma túy, bắt 11 người, có 8 người Trung Hoa.

Ngày 19.4.2019, công an Khánh Hòa bắt 40 người Trung Hoa dùng công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân Việt Nam.

Ngày 8.7.2019, công an Khánh Hòa bắt bốn người Trung Hoa giết chết một đồng bọn tàn bạo như xã hội đen thanh toán nhau ngay tại trung tâm thương mại Nha Trang trước rất đông khách bốn phương ở thành phố du lịch lớn nhất Việt Nam, gây khiếp đảm, bất an cho khách du lịch từ khắp thế giới tìm đến.
(more…)

Brahma Chellaney
Anh Thư chuyển ngữ

Cách duy nhất để tránh một tương lai ảm đạm cho toàn bộ khu vực này là chấm dứt việc xây dựng đơn phương các đập trên toàn bộ sông Mekong, tập trung vào bảo vệ quyền của mỗi quốc gia và yêu cầu họ thực hiện nghĩa vụ của mình đối với người dân, các nước láng giềng và cả hành tinh.

Các dự án xây dựng những đập lớn đã trở thành động thái ưa thích của một số chính phủ, trong đó dẫn đầu là Trung Quốc. Ngoài cách bao biện bằng lý do chống lại hiện tượng thiếu nước, như những người ủng hộ đã hứa hẹn, các đập lớn đang góp phần làm cạn kiệt những dòng sông và làm trầm trọng tình trạng khô hạn. Điều này được nhận thấy rõ tại lưu vực sông Mekong, nơi mực nước của dòng chảy đang ở ngưỡng thấp nhất trong lịch sử.

Được biết đến như “người mẹ nước” tại Lào và Thái Lan, sông Mekong chảy từ cao nguyên Tây Tạng, do phía Trung Quốc kiểm soát, chảy vào Biển Đông, qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Mỗi năm, những người nông dân ở lưu vực sông Mekong, vựa gạo lớn nhất của châu Á, sản xuất lượng gạo đủ để nuôi sống 300 triệu người. Lưu vực này cũng tự hào là nơi có nghề đánh cá nước ngọt lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 25% sản lượng đánh bắt trên toàn cầu.
(more…)

Phạm Đình Trọng

1.
Tán phượng vĩ bên ao cá đã lập lòe đỏ lửa. Tháng năm, tháng có ngày sinh lại đến. Năm sinh nhật có số không (0) ở cuối được coi là năm chẵn, số năm (5) là nửa chẵn. Tháng năm năm nay, 1965, bước vào tuổi bảy nhăm, sinh nhật nửa chẵn. Cũng là một dấu mốc cuộc đời. Dấu mốc của năm sinh nhật nửa chẵn này sẽ được ghi nhận là năm viết di chúc.

Tháng năm, Hà Nội đã vào hè nhưng giữa ngàn xanh Hồ Tây, Bách Thảo, Ba Đình, trong ngôi nhà sàn bốn hướng đều mở đón gió mang hương lúa hương ngô từ bờ bãi sông Hồng, mang hơi nước mát lạnh từ Hồ Tây mênh mang trong lành làm cho gian phòng làm việc trên nhà sàn lúc nào cũng có không khí dịu dàng, mát mẻ của mùa xuân. Dù bề bộn những nghĩ suy nhưng cõi lòng thật yên tĩnh, sáng ngày 15 tháng năm, năm 1965, Hồ Chí Minh ngồi vào bàn làm việc đặt bút viết chữ đầu tiên bản di chúc.
(more…)

Nguyễn Viện

Cả thế giới đang hướng về Hong Kong với cả sự phấn khích hy vọng và lo âu. Điều gì sẽ xảy ra cho Hong Kong trong những ngày sắp tới?

Người biểu tình Hong Kong có thể đạt được gì?

Có vẻ như những người biểu tình không muốn dừng lại, bởi họ chưa đạt được bất cứ điều gì trong những mục tiêu tranh đấu của họ.

Luật dẫn độ vẫn chưa bị hủy bỏ vĩnh viễn, vấn đề chỉ là thời gian.
(more…)