Archive for the ‘Phạm Quốc Bảo’ Category

Phạm Quốc Bảo


Ca sĩ Lệ Thu (1943-2021)

Sáng thứ bẩy, 16 tháng giêng 2021, tình cờ nghe tin Lệ Thu vừa ra đi vào khoảng 7 giờ tối hôm qua. Sau đó, đọc vào tin chi tiết thì mới biết bà vốn cùng sinh một năm với tôi…

Tự nhiên tôi thấy cảm xúc trào dâng trong huyết quản vốn lâu nay đã nguội lạnh: Kể từ mấy năm gần đây, bạn hữu cư ngụ ở khắp nơi đã lần lượt bỏ ra đi…

Nỗi đau mất bạn

Nếu tôi còn nhớ không lầm thì vào thời gian 2 năm (1966 – 1968), tại Quán Văn, trên bãi cỏ dốc giữa khuôn viên Văn Khoa sàigòn, những đêm ca nhạc sinh viên diễn ra mỗi cuối tuần đều hiện diện những Trịnh Công Sơn-Khánh Ly, Từ Công Phụng, Vũ Thành An, cặp Lê Uyên Phương…và cả Lệ Thu nữa. Nhưng riêng cái phong cách trình diễn độc đáo ( đi chân trần trên bãi cỏ), Khánh Ly đã được giới sinh viên thời ấy gọi là nữ hòang chân đất. Còn Lệ Thu xuất hiện trên bờ sân gạch làm sân khấu với vóc dáng tiểu thư, với giọng hát trong vắt tròn trịa, thì được bọn khán thính giả sinh viên chúng tôi lại gọi đó là “ cô công chúa ngủ trong rừng”…
(more…)

Phạm Quốc Bảo

Giữa cơn đại địch đang hoành hành, cũng như hầu hết lớp cư dân về hưu ở Nam Cali bị bó buộc phải chịu cảnh cách ly tại nhà, từ đầu tháng Tư đến giờ tôi đã bắt đầu quen với một thời khóa biểu sinh hoạt ‘cấm túc’ riêng mình, quanh quẩn trong nhà – bước ra hiên – xuống đến vườn, suốt 24 giờ mỗi ngày: Thức dậy – làm vệ sinh thân thể, tập thể dục ngoài hiên, ăn sáng. Ra ngồi bật cái laptop lên, trả lời email, đọc tài liệu hay xem sách báo nào cần. Rồi thơ thẩn trước hiên hay đi vòng vườn nhà, nhặt lá- cắt cành… nhưng thường chỉ là nhìn ngắm lan man mấy thứ cây cỏ – hoa lá, trước khi vào viết xuống những gì mới nẩy ra trong trí. Độ 3 giờ chiều thì ăn gì đấy cho đỡ đói. Và lại vào bàn check emails, ra salon nằm nghỉ mười lăm phút – nửa giờ hay viết gì đấy nếu thấy cần. Cho đến độ sáu rưỡi bẩy giờ thì ăn bữa tối với vợ, xong lại ngồi vào bàn trước cái laptop… để cuối ngày, mười hay mười một giờ tối thì vào phòng ngủ.
(more…)

Phạm Quốc Bảo

I.

Đại dịch coronavirus xuất hiện một cách âm thầm len lỏi vào đời sống hằng ngày của dân cư, bung ra nhanh và lan tràn mạnh khắp trên toàn thế giới nói chung, và cụ thể là thuộc vùng Little Sàigòn, Nam Cali. Từ lúc nào, và nguyên nhân do ai? Cho đến bây giờ, cuối tuần lễ thứ hai của tháng chín-2020, người ta đã và đang bàn luận nhiều nhưng vẫn chưa có bất cứ một tài liệu nào khẳng định để xác nhận rõ rệt chính xác, được những cơ quan uy tín quốc tế chứng thực.

Chỉ biết rằng đầu tháng ba khi nó bung ra ở trong cộng đồng dân cư Nam Cali, tôi thấy chính mình lẫn mọi người chung quanh đều chưng hửng, gần như choáng váng rồi để tự mình rơi vào tình trang bị động, tâm tư bị dầy vò với nỗi lo âu mỗi ngày một tăng trong mù mờ. Cơn dịch ào ạt lan tới, xô đẩy những cá nhân đang sống càng lúc càng nhấn sâu vào tình trạng hoang mang hỗn loạn từ tin tức tìm hiểu đến cách thức làm sao để đối phó, phòng ngừa..; rồi lối suy nghĩ, nếp sinh hoạt hằng ngày theo đấy mà đều từ từ khác lạ hẳn ra…
(more…)

Phạm Quốc Bảo.

“Their War: The Perspectives of the South Vietnamese Military in the Words of Veteran-Emigrés” vốn là chủ đề của cái tiểu luận do Julie Phạm thực hiện thành tài liệu năm 1999 để được chấm cho ra trường môn sử với hạng danh dự tại University of California, Berkeley vào năm 2001. Tài liệu này gồm hai phần:

– Một là những trang giấy đã ghi chép và đánh máy lại từ băng thu âm của trên 40 người tham dự trả lời phỏng vấn, trò chuyện (và dĩ nhiên là có chữ ký xác nhận của từng nhân vật được phỏng vấn). Sau đó, tài liệu này còn được dịch sang anh ngữ, gọi là phần Oral History.

– Hai là phần tóm tắt những điểm chính cần được nêu bật lên của công trình nghiên cứu này. Phần này được Julie Phạm thảo bằng anh ngữ, chính là cuốn sách mà chúng ta đang đề cập đến ở đây.

Cuốn sách này lần lượt tóm lược rõ nguyên nhân và lý do, nguyên tắc thực hiện cuộc khảo cứu, tiểu sử của từng nhân vật di dân vốn là cựu quân nhân QLVNCH đã được phỏng vấn, cùng phương pháp phân tích những yếu tố được phỏng vấn…, và cuối cùng, phụ bản là vài bài ngắn gọn nhằm nêu lên bề dầy sống, học hỏi và làm việc của chính tác giả Julie Phạm, trước khi được chấm dứt bằng kết luận do tác giả cô đọng viết.
(more…)

Phạm Quốc Bảo

Đề cập đến Tự Lực Văn Đoàn (TLVĐ), thường ra chúng ta nhớ ngay tới một câu: “Theo mới: Hoàn tòan theo mới, không chút do dự.”. Nội dung đây được phát biểu ngắn gọn một cách dứt khóat của điều tâm niệm thứ nhất, mở đầu cuốn Mười Điều Tâm Niệm do Hòang Đạo viết, được in và phổ biến vào năm 1937. Câu này nói lên một thái độ tự tin và rõ rệt quả quyết.

Tại sao chúng ta lại sâu đậm nhớ ngay đến câu này, khi đề cập đến TLVĐ? Phải chăng, như tất cả chúng ta đều hiểu, câu tuyên bố cô đọng này được coi là kim chỉ nam cho những họat động của TLVĐ, bởi Hòang Đạo đã luôn được coi như là nhân vật luận thuyết của nhóm. Các tác phẩm ông viết ra và vai trò ông trụ trì trong nhóm chứng minh điền ấy.
(more…)

Phạm Quốc Bảo


Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích (1937-2016)

Trong vòng bốn năm năm nay, mỗi lúc càng nhiều websites tổng hợp tin tức việt ngữ trên mạng lưới điện tóan tòan cầu. Theo hiểu biết của cá nhân, tôi thấy rằng mặc dù càng nhiều tin tức thì càng dễ bị lầm lạc nhưng mặt khác, sự kiện này cũng thể hiện lên một bước nỗ lực phát triển đáng kể trong tiến trình thông tin đa chiều của các cộng đồng gốc Việt. Hằng ngày tôi đã thường xuyên bỏ ra độ từ một đến hai tiếng đồng hồ để theo rõi mấy băng tần truyền hình việt ngữ ở địa phương Nam Cali; trong đó họ thường tổng hợp tin và cho chiếu lại vài đọan chương trình việt ngữ của hai đài VOA và RFA.
(more…)

Phạm Quốc Bảo

“Kìa xem mọi thứ đều thay đổi
Còn lại nhân gian một chút tình”

Hôm nọ, sẵn dịp sọan từ 8 tủ sách trong nhà để lựa ra một số dự định sẽ tặng lại cho thư viện của Viện Việt Học hay thư viện của Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt (VHM Our Pride), tôi tình cờ nhìn thấy cuốn CHỚP BIỂN, Thơ Bùi Giáng, gia đình ông đã in vào năm 1996 để kỷ niệm 70 năm sinh của tác giả này và do anh Bùi Vịnh tặng cho tôi. Ngay ở trang mở đầu đã đề:

“Em đi từ tỉnh mộng đầu
Một mình anh ở mang sầu trăm năm”

Hai câu thơ này của Bùi Giáng chợt khiến tôi liên tưởng nhớ ra quãng đời mà ông đưa vợ con vào sống ở vùng núi đồi hẻo lánh Trung Phước (Quảng Nam), rồi vợ con của ông mất tại đấy và ông đã bỏ về xuôi [1] … Tự nhiên tôi cảm thấy trong lòng một nỗi bi thiết bung ra lan tràn và trùm lấp không gian, khiến tôi cảm thấy khó thở, tôi tần ngần bỏ tập thơ xuống, không còn muốn đọc tiếp nữa …
(more…)

Phạm Quốc Bảo.

Vốn xuất hiện trong mạng lưới điện toán Internet độ trên ba thập niên nay, môn thơ đã phát triển hết sức nhanh và phong phú ở nhiều thể loại. Nhưng trong số các thể loại đó, có một thể thơ mà năm 1995, chuyên gia điện toán Tom Brinck chính thức hóa gọi là Scifaiku, tức là Science-fiction haiku, thơ hài cú khoa học giả tưởng, tạm gọi là như vậy.

Thể thơ được gọi là Hài cú khoa học giả tưởng, Scifaiku, này có thể nói là đang được ưa chuộng nhất, đến độ sau khi Brinck bỏ công phu để thảo nên Tuyên ngôn của nó (Scifaiku manifesto), rồi ngay sau đó nó còn trở nên diễn đàn thơ với cuộc tuyển lựa hằng năm trên toàn Hoa Kỳ do tờ The Writer’s Digest bảo trợ.
(more…)

Phạm Quốc Bảo


Kịch tác gia Vũ Khắc Khoan (1917-1986)

Trước khi cùng nhau chúng ta bắt đầu thưởng thức mấy chi tiết rất đời thường mà khá độc đáo liên quan tới thầy Vũ Khắc Khoan, tôi thấy nên điểm sơ qua vài nét tiêu biểu cái bối cảnh của nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa:

Bắt nguồn từ chủ trương phát xuất ở thời chính phủ Trần Trọng Kim(17 tháng Tư đến 25 tháng Tám năm 1945), nền giáo dục Việt Nam Cộng Hòa (VNCH, từ cuối năm 1954 đến tháng Tư năm 1975) đã được áp dụng phổ cập và phát triển tại lãnh thổ Miền Nam Việt Nam rõ rệt nhất là ở bốn yếu tố chính:

– Ngôn ngữ (tiếng nói và chữ viết) Việt (tức Việt ngữ) là quốc ngữ, đồng thời Việt hóa và phổ thông hóa nền giáo dục Việt ngữ rộng khắp lãnh thổ [1]. Chẳng hạn Việt ngữ đã là ngôn ngữ chính và duy nhất được giảng dạy từ vườn trẻ – mẫu giáo lên các bậc tiểu và trung học. Chẳng hạn cụ thể là ở phân khoa Văn Khoa Sàigòn, trước năm 1963 vẫn hiện diện song song hai hệ thống Dự Bị Pháp giảng dạy bằng Pháp ngữ và Dự Bị Việt giảng dạy bằng Việt ngữ, nhưng sau năm đó Dự Bị Pháp không còn nữa, duy nhất chỉ còn Dự Bị Việt cho đủ mọi môn chuyên khoa mà thôi.
(more…)

Phạm Quốc Bảo

bui_bao_truc
Ký mục gia Bùi Bảo Trúc (1944-2016)

Nghe tin, trong lòng tôi thấy lặng lẽ đau…và thóang đôi chút chua xót nổi lên lẫn với tiếc thương… Ký ức của trên 50 năm qua lần lượt trở lại, đậm nhạt khác nhau, nhưng không được rõ bất cứ một thời điểm nào cả… Có điều những hình ảnh đang hiện ra ngay trước mặt tôi như những khúc phim đứt đọan…

Xuất sắc trong họat động sinh viên

Trong thời sinh viên Văn Khoa sàigòn, người ta ghi nhận hai sự kiện sống động:

Một là cuối năm 1967, trong một liên danh dự trù ra ứng cử Ban Chấp Hành Sinh Viên Đòan Văn Khoa, Bùi Bảo Trúc được đề nghị giữ chức vụ Chủ Tịch. Muốn tổ chức sinh họat để giới thiệu họat động, liên danh đã cử Ngô Vương Tọai (dự trù làm Tổng Thư Ký ban đại diện này) đứng ra lo thực hiện đêm ca nhạc sinh viên vào giữa tháng 12 tại giảng đường lớn nhất thuộc khuôn viên mới của trường bên đường Cường Để. Trong giờ giải lao, nhóm nằm vùng đã nhẩy lên cướp micro tuyên truyền cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Tọai vội giật lại micro và bị họ bắn vào bụng đứt  mấy khúc ruột, may mà Tọai khỏe quá và được cứu chữa kịp thời nên sau 1975 Tọai còn sang định cư ở Mỹ, lần lượt thực hiện các tờ  báo Việt Chiến, Xác Định với Đặng Đình Khiết và Hoa Thịnh Đốn Việt Báo với Giang Hữu Tuyên, tại Washington DC, rồi cuối cùng mất vì bệnh vào năm 2014… Đúng cái đêm giữa tháng 12 năm 1967 ấy, Bùi Bảo Trúc tổ chức đám cưới nên thóat!
(more…)

Phạm Quốc Bảo

rot_nuoc_pha_tra

Ai đưa ta đến chốn đây
bên kia là núi bên này biển khơi

– Anh đấy hả. Có bận gì không? Em hỏi thăm chút..

– Không sao, cứ nói đi.

– Chị Ninh đã gọi cho anh chưa?

– Chuyện Chủ nhật này chị ấy giỗ cậu mợ, phải không?

– Đúng. Anh có ý kiến gì khác chăng?

– Chị ấy là chị cả. Chị ấy muốn làm giỗ cậu mợ ở nhà chị ấy để tiện cho các gia đình anh chị em tụi mình tụ họp vui vầy tại nhà chị ấy. Theo anh thế là phải.
(more…)

Phạm Quốc Bảo

gia_vi_nau_an_2

Từ ấu thơ cho đến năm 11 tuổi (năm mẹ tôi mất), tôi còn nhớ rằng hằng đêm tới giờ lên giường (chúng tôi ngủ giường tầng). Mẹ tôi ngồi trên một chiếc ghế dựa ở giữa, mấy cái giường tầng được kê quây thành nửa vòng trước mặt. Bà ngồi tay vừa đan khâu gì đó mà miệng vừa đọc văn thơ, ca dao tục ngữ hay kể chuyện cổ tích để ru ngủ chúng tôi.

Cho nên suốt tuổi thơ, tôi thường mơ đến tiên, đến cảnh bồng lai, đến cõi trời. Và nếu tôi nhớ không lầm thì chưa hề nghe bà kể lại một câu chuyện nào cả.

Thế rồi sự thể ấy cũng chìm dần vào lãng quên trong tôi. Có chăng là thời gian ở tiểu – trung học, tôi thường được thầy cô dạy Việt văn khen là thuộc nhiều ca dao, huyền thoại và chuyện cổ tích. Có chăng nữa là khi đi dạy, giảng bài, những câu chuyện và thơ văn đã dễ dàng hiện ra trong ký ức một cách tự nhiên, khiến tôi hứng thú mà ăn nói diễn đạt khá lưu loát.
(more…)

Phạm Quốc Bảo

nguyen_sa_va_thu_but

Một năm nay, phong trào đề cập đến nội dung của Văn Học Miền Nam VN (1954- 1975) nở rộ, phần lớn vì sức bật của tình trạng gần bốn thập niên thiếu hẳn đi thông tin về văn học Việt Nam trong giai đọan này. Cá nhân tôi luôn nghĩ rằng giai đọan văn học ấy vẫn y nguyên hiện hữu một cách đương nhiên, như là nó đã từng hiện diện trong lịch sử cận đại của dân tộc Việt. Bài viết này của tôi vốn là một đóng góp nhỏ trong số những bài viết khác cho chủ đề nêu trên. Nhân một cuộc hội thảo Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam (1954 – 1975) đuợc tổ chức trong hai ngày cuối tuần lễ đầu của tháng 12/ 2014 tại Little Sàigòn, Nam Cali.USA, tôi xin phổ biến bài viết này. Trân trọng. 01/ 12/ 2014. (PQB)

Tuần lễ trước đây, do nhắc nhở của một bạn hữu lâu năm, tôi tự nhiên nhớ đến một đỏan văn mà tôi đã viết về Bài Hát Cửu Long của tác giả Nguyên Sa [1]. Bài viết ấy khá sơ lược và nhất là đã vấp phải một lỗi: Chỉ vì ỷ y vào trí nhớ đến độ tôi viết đề tựa của bài thơ thành “Tiếng Hát Cửu Long”, thay vì chính phải là “Bài Hát Cửu Long”, đúng như đã được đăng trong Thơ Nguyên Sa, tập I. Và bài viết ấy cũng chỉ đủ chỗ để tôi nêu ra một gợi ý nhỏ cho sự cảm nhận về một ý tưởng khá sâu xa trong khi tưởng nhớ đến anh Nguyên Sa.

Bây giờ, ở bài này, tôi có cơ hội vạch ra cho rõ nét cái cảm nhận ban đầu kia của tôi, và cũng là để gián tiếp như một lời nhận lỗi sơ sót đối với một người anh đã quá cố.
(more…)

Phạm Quốc Bảo

stone_zen_garden

Trong tâm tình sâu kín, tôi đã có ý định lên thăm Ngô Vương Tọai cả gần một năm nay… nhưng rồi cứ lấn bấn, việc này việc nọ thay nhau đến mà không rứt ra được. Lại nữa, tình trạng thắt chặt an ninh phi trường lẫn giá sinh họat mỗi năm một tăng, ảnh hưởng rõ rệt vào điều kiện di chuyển nói chung bằng máy bay của chúng ta. Như cái cảnh tượng hàng dọc ngoằn ngòeo con rắn những hành khách chờ khám xét hành lý và cá nhân, đối với ai trong chúng ta thì đây cũng đã là một ám ảnh đến nỗi.. phải khó chịu. Còn vé máy bay giá cao hơn trước khá nhiều, hành lý mang theo cũng bị giới hạn, phải chịu thêm sở phí, và cả đến vấn đề ăn uống trên phi cơ cũng bị giảm thiểu hẳn nếu không muốn chịu chi thêm tiền túi ra… Và nhất là dạo này ảnh hưởng của tuổi tác đã bắt đầu khiến cho tâm lý của cá nhân tôi ngại đi xa, thích chần chừ khất lần với chính mình.
(more…)

Phạm Quốc Bảo
Khi nghe nói Đồi Cù Đàlạt bị cải biến thành sân golf thương mại, tôi viết truyện này.

doi_cu

Vốn sinh sống  và trưởng thành ở Saigòn tôi tuy nhiên không xa lạ gì với Ðàlạt trong suốt thập niên 1960.

Gia đình tôi  đông anh chị em và rất nghèo. Nghèo đến độ chỉ đủ nuôi tôi ăn học với hai bộ áo trắng quần xanh mỗi năm; cộng thêm một chiếc xe đạp cũ để ông anh kế tôi và tôi thay phiên nhau đạp đi học, người sáng thì kẻ chiều. Nhưng  năm 1960, đậu cái bằng tú tài một là cớ tốt nhất để tôi dám trực tiếp ngỏ lời xin được đi cắm trại một tuần hè trên Ðàlạt, trong đoàn thể hướng đạo. Nhà  chấp thuận với điều kiện tôi phải tự túc chi phí và ăn uống.

Ðiều kiện  này nhà đã biết rõ rằng đối với tôi chả còn gì là khó khăn nữa. Bởi ngay từ năm học lớp Ðệ tam, tôi đã kiếm được một chân kèm trẻ tư gia: Ba buổi tối dạy mỗi tuần, tháng tôi có trăm rưởi( rồi tăng lên mấy đợt, tới ba trăm) bỏ túi rủng rỉnh tiêu, lại thỉnh thoảng đủ hãnh diện dẫn các em tôi coi chiếu bóng và dĩ nhiên, ăn quà nữa.
(more…)

Phạm Quốc Bảo
Nhớ Đào Mộng Nam

chuong_chua

“Thưa thầy. Thầy vẫn khỏe?”

“Nam mô Phật. Lâu không được gặp  giáo sư. Giáo sư và ông muốn thăm cư sĩ Hạnh?”

“Vâng. Cũng đến gần hai năm rồi chứ  ít gì. Hôm nay nhân anh bạn Dị đây có việc cần hỏi chuyện bác Hạnh trước  rồi mới thủng thẳng thưa chuyện với thầy sau. Ðâu ngờ bác ấy đi vắng,  mà lại được gặp thầy trước thế này. Biết đâu ứng duyên lành chăng.”
(more…)

Phạm Quốc Bảo

sv_apm_1962
GS Racoto Féringa (mặc áo đầm hoa, ngồi giữa)
và một số khuôn mặt sinh viên lớp APM 1962

Hình của QYHD16 Nguyễn Dương
(Nguồn: Website của Diễn Đàn Cựu sinh viên Quân Y-QLVNCH)

Tôi là kẻ vốn có nhiều người bạn quen qua những thân hữu khác. Hiện tượng này không hẳn là một điều gì lạ lùng lắm đâu, nhất là đối với hầu hết những ai cùng thời, cùng lớp tuổi với tôi. Tôi nghĩ thế.

Và một trong những bạn như vậy đã có dịp tôi gặp gỡ đôi ba lần mỗi năm trong vòng vài năm nay. Cách đây mấy tháng, một buổi chiều tôi ngồi quán uống cà phê với một người bạn thân khác thì tình cờ anh bạn quen kia đến và cho biết anh vừa từ bệnh viện ra sau khi được biết vợ anh đã ổn định sức khỏe qua một cuộc giải phẫu thay thận. Trên đường trở về nhà anh tạt qua đây uống giải khát bằng ly cà phê đá, và anh gặp hai chúng tôi.
(more…)

Phạm Quốc Bảo

tran_tuan_kiet
Nhà thơ Trần Tuấn Kiệt

Cách đây vài tuần, trong buổi gặp mặt thân hữu, một người bạn học xưa tình cờ giới thiệu cô Thu Đào là nhân vật năng nổ đang đứng ra tổ chức Ngày Hội Ngộ Phố Núi Pleiku lần thứ nhì dự trù vào mấy tháng đầu năm 2013.

Nhắc đến Pleiku, kỷ niệm của trên 46 năm trước chợt hiện ra trong ký ức: Nếu ký ức của tôi còn chưa lầm lẫn thì giữa năm 1966, tôi cùng với một nhóm bạn hữu, trong đó tôi còn nhớ chắc chắn là có sự hiện diện của Bùi Hồng Sĩ và Trần Tuấn Kiệt, được hân hạnh mời lên Pleiku, nhân kỷ niệm ngày thành lập Trung Tâm huấn luyện cán bộ xây dựng nông thôn của đồng bào Thượng có tên là Trường Sơn…
(more…)

Phạm Quốc Bảo

Sắc tức thị Không.
Không tức thị Sắc

(trích Tâm Kinh)

– Ồ. Duyên cớ nào ba chúng tôi lại được gặp anh ở đây nhỉ?

– Chúng ta tình cờ đều có mặt trong một buổi lễ cầu siêu cả.

– Sao anh biết vậy?

– Thì lúc nãy khi đến, tôi đã thấy ba anh cùng ngồi một dẫy phía trên. Tôi đến sau, ngồi hàng dưới cùng.

– Ba chúng tôi họ hàng thân quyến chung với bà T. . Còn anh?

– Ấy! Tôi đi đám khác: Trưa nay một lúc chùa cầu siêu cho cả ba vị khác nhau đều mới qua đời.

– Như thế thì quả thật là hôm nay chúng mình có duyên mà gặp đấy. Lâu quá, cũng phải vài năm rồi ba anh em chúng tôi mới được dịp gặp mặt lại anh.
(more…)

Phạm Quốc Bảo
Cảm ơn HQBảo đã kể chuyện, khiến tôi viết được truyện này

Mấy năm vừa qua, vợ chồng tôi có dịp hưởng ngày lễ Độc Lập Mỹ ngay tại nhà: Con cháu đều tụ họp về, ăn uống vui chơi thỏa thích…, giống như vào dịp Tết Việt Nam vậy.

Nói cho ngay: Vào cuối thập niên 1970, khi đại gia đình tôi may mắn vượt biển bằng thuyền thành công. Ở trại tỵ nạn trên nửa năm, được một cơ sở tôn giáo bảo trợ, đại gia đình tôi gồm cha-mẹ anh chị em bên tôi – bên vợ lẫn vài đứa con đứa cháu tổng cộng cả trên ba chục ‘mạng’ về định cư cùng một nơi, nơi này là Richland, Tri-cities, cách Seattle bốn giờ lái xe về phía đông, qua một dãy núi đồi luôn luôn xanh um cây cỏ và đường lái xe ngoằn nghèo nhưng khá rộng rãi, thơ mộng.. Nên cứ thế mà những ai lớn tuổi trong đại gia đình chúng tôi đều lần lượt kiếm được việc làm tại đây luôn. Rồi mười mấy hai chục năm sau đấy, con cháu học xong đại học ra đi làm thì chúng tòan cư trú ở những nơi khác: Chúng nó như những con chim ra ràng, đã bay đi xa rồi thì hiếm khi muốn quay về ở lại chốn cũ. Nói sự thật, nơi vợ chồng tôi đang định cư lại yên bình vì khá khuất nẻo mà khí hậu sa mạc, nóng thì nắng cháy nung người, lạnh thì cũng lạnh đến cắt da.., nhưng khốn nỗi được cái công việc luôn dễ kiếm và bao giờ cũng ngon lành, từ luơng bổng đến phong cách làm việc thư thả; hơn nữa, luôn có khu nhà mới xây lên, hết sức tiện nghi; còn lúc cần muốn đi đâu thì mấy tiếng trên máy bay là xong! Do đó cho nên dù con cháu chúng tôi lẫn gia đình anh em bên tôi bây giờ đều đã cư trú tại những thành phố có cộng đồng Việt đông và luôn có ý rủ rê chúng tôi xuống ‘núi’ đi, thế mà vợ chồng tôi tuổi đã ngòai bẩy mươi rồi vẫn cứ còn ngại ngần cái chuyện giọn nhà giọn cửa.. và cứ thế nấn ná mãi ở đây cho đến bây giờ. Thêm nữa, trên mười năm nay, cứ đến Tết ta là vợ chồng tôi đều có dự trù về ở duới Nam và Bắc Cali ít nhất một tuần lễ. Rồi mấy năm rồi con cháu tỏ ra thương tình vợ chồng tôi lui cui, nên chúng sắp xếp gắng bảo nhau, lễ Độc lập Mỹ là kéo về ở với bố mẹ đôi ba ngày…
(more…)

Phạm Quốc Bảo


Nhạc sĩ Nhật Ngân (1942-2012)

Ca khúc: Tôi đưa em sang sông; Nhạc: Nhật Ngân & Y Vũ; Tiếng hát: Vũ Khanh

Có thể nói: Sáng thứ bảy và chủ nhật của bất cứ tuần lễ nào, nếu không phải đi công tác xa cho tòa báo, tôi đã thành lệ quen ra quán Coffee Factory, như một điểm hẹn gặp gỡ và tán dóc với bạn hữu, gần cũng như xa; chỉ uống trà, chứ cà phê thì thường đã uống trước ở nhà một ly rồi.

Và gần hai tháng nay tôi đều không gặp được Nhật Ngân đi với Trần Trịnh ra ngòai đó. Tôi thắc mắc thì được mấy người quen biết chung của chúng tôi bảo cho biết rằng Nhật Ngân bị bệnh lại và đang nằm nhà thương. Đúng lúc ấy tôi lại nghe thêm là Hồng Dương cũng phải vào nhà thương; nhưng sau ấy vài tuần thì lại nghe Hồng Dương không sao, đã về nhà dưỡng bệnh rồi. Chỉ thân thiết theo cách cá nhân văn nghệ với nhau mà không có dịp thường gần gũi gia đình nên nghĩ đến chuyện liên lạc để xin vào thăm, e khá . . phiền cho gia đình. Hơn nữa, cũng vì tin tức thông thường trao đổi sơ sài như vậy khiến tôi đã nấn ná, không sốt sắng tìm cách vào thăm hai bạn. . .
(more…)

Phạm Quốc Bảo


Shadow Man – Philip Saxon

Nhét miếng thẻ vào lại túi áo và như một phản xạ, tôi nói:

“9.2.4.5.3.8.”

“Thank you.”

Từ phòng kiểm soát cách đến cả 400 thước, tiếng trả lời phát ra và truyền qua máy phóng thanh nghe lơ đãng vật vờ. Ðồng thời, cánh cửa sắt được điều khiển bằng vô tuyến điện tử tự động mở. Tôi bước ra khỏi cổng xưởng.

Gió ngoài bãi đậu xe ập lên người, tôi nhắm mắt lại để tận hưởng bầu không khí trống thoáng. Dường như những gai ốc đang nổi lên cùng người, tôi hứng trọn một khoái cảm gây gây. Trong khi tai tôi vẫn còn như nghe hàng dẫy máy tiện khổng lồ chạy suốt ngày đêm ầm ầm vẫn rung động cả không gian, nơi đó tôi đã chúi mũi trung bình mỗi ngày tám tiếng đồng hồ và mới rời khỏi cách chừng năm phút đây thôi. Vừa đi, tôi vung mạnh đôi tay, vặn mình trong gió, và cảm giác như mình vừa được hồi sinh.
(more…)

Sen

Posted: 31/12/2011 in Phạm Quốc Bảo, Truyện Ngắn

Phạm Quốc Bảo


Hoa sen – Nguyễn Phan Hòa

“Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi
mà khó vì lòng người ngại núi e sông. ”

(Nguyễn Bá Học, 1857-1921)

Tôi có một thằng cháu trai, gọi tôi bằng bác. Hồi nó còn nhỏ, một hai tháng gì đó nếu có dịp là bố mẹ nó thường cho đến chơi nhà tôi một lần. Nhưng khi nó vào tuổi thiếu niên thì tôi bắt đầu ít được gặp hẳn. Cách đây bốn năm, nó xong trung học, tôi chỉ có thể tình cờ thấy được bóng dáng của nó vào dịp lễ – Tết hàng năm thôi; và xem ra nó cũng chẳng có vẻ gì ưa gặp tôi lắm. Còn tôi thì mỗi năm tuổi mỗi già cỗi, phần vì cháu nội ngọai lẫn cháu bên tôi – bên vợ mỗi lúc mỗi đông, phần vì cứ lâu lâu mới được gặp chào hỏi sơ qua vài đứa nên tôi cũng chẳng còn đều kiện nhớ rõ hết từng đứa cháu.
(more…)

Phạm Quốc Bảo


Nhạc sĩ Từ Công Phụng

Bây giờ ngồi nhớ lại, tôi không còn biết lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau vào lúc nào, ở đâu nữa… Tuy nhiên chắc chắn là trong những sinh họat có tụ tập, có văn nghệ, của thời sinh viên những năm đầu của thập niên 1960. Thế là chúng tôi quen nhau và vui chơi với nhau từ tụ điểm cà phê Quán Văn (trong khuôn viên Văn Khoa, 1966). Rồi cùng lăn ngụp trong đời sống giữa lằn ranh sinh-tử ngay trước và sau 1975. Đến năm 1986 tình cờ gặp lại trên Seattle, Từ Công Phụng hứng chí kéo tôi xuống Porland, và tôi biết anh chàng đang mở một cơ sở  ấn loát cũng như làm tờ tạp chí Hoa Mơ tại đấy…
(more…)

Phạm Quốc Bảo

Mới đây tôi đuợc đọc bài viết có tựa đề: “Mối tương đồng lý thú giữa tục ngữ Việt Nam và tục ngữ nước ngoài” của tác giả Đàm Trung Pháp (theo chú thích thì tác giả này hiện là giáo sư Ngôn Ngữ Học thuộc phân khoa Giáo Dục, của Texas Woman’s University), đăng trong nguyệt san Khởi Hành, số 154 ra tháng 8. 2009. Đối với cá nhân độc giả như  tôi đặc biệt ở chỗ  đúng lúc đọc đến thì tự dưng tôi nhận thấy bài này gợi ra trong tôi một loạt những liên tưởng, khiến tôi hứng khởi suy diễn đến mấy điểm thú vị chính yếu khác.
(more…)

Phạm Quốc Bảo.


Mùa Thu Thiếu Nữ – Tranh Dương Bích Liên

Đến khi ngồi yên vị trong máy bay Alaska chuyến lên Seattle, tôi mới có thời giờ thong thả nghĩ vẩn vơ.. và tự hỏi: Chuyến đi này do tình cờ hay là từ một dự tính có xếp đặt truớc?

Nhớ lại, tôi thấy rằng chuyến đi này dường như đã bắt đầu được muờng tượng hình thành kể từ khi nghe Hà Quốc Bảo gọi phôn xuống, đâu vào khoảng giữa tháng 8, và báo rằng cuối tháng Chín bạn ta sẽ về hưu, làm việc bán thời gian tại nhà cho những dự án do công ty xây cất tư nhân nhờ hoàn tất tài liệu chuyên môn dùm. Bảo Hà vào Tết nguyên đán vừa qua phải by-pass ba mạch máu, đến giờ coi như sức khoẻ đã gần như hồi phục hoàn toàn và bỏ hút thuốc lá rồi.. Ngay lúc nói chuyện trên phôn, tôi đã nghĩ là trong nhóm thân hữu lâu nay ở duới Nam Cali nàysẽ không một nguời bạn nào khác  có thể sắp xếp ngay công việc để mà lên  thăm Bảo Hà trước tôi được. Sau đấy một vài tuần, Phạm Kim của bán tuần báo Nguời Việt Tây Bắc cũng tâm sự qua điện thoại là cần tôi lên chia xẻ công việc, nhất là để ” giải toả bớt những tâm tư đang lấn bấn “, Kim thòng một câu đại khái là vậy.. Rồi giữa tháng Chín, Julie, con gái của Kim, gọi xuống lấy chi tiết để mua vé thì tôi đã nhân dịp bàn qua tán lại với Kim rằng tôi sẵn sàng lên và ở lại một tuần nhưng mà Kim có thuận lợi để lái xe cùng với tôi ba tiếng ruỡi vào Tri-cities, đến Richland thăm Bảo Hà  độ hai ba ngày gì đo,ù vào thời gian giữa tuần được không? ” Không trở ngại lắm đâu!” Kim nói một cách chưa bao giờ khẳng định truớc như  thế.. Nhưng dựa vào thói quen liên lạc giữa hai chúng tôi từ lâu nay, cũng chính nhờ lối trả lời này của Kim, tôi quyết định liền: Đồng ý lên!
(more…)

Phạm Quốc Bảo

“Nhục vinh vinh nhục đối đầu
cho ta sống trọn trước sau một đời.
Nếu toàn mạc mặt đãi bôi
thì ai trân trọng đắp bồi mãi đây? ”

– Ông có phải tên Nam không?

– …Nhìn khuôn mặt ông,tôi thấy ngờ ngợ.

– Có lẽ cũng phải trên bốn mươi năm rồi, chúng ta chưa gặp lại nhau…Hưng. Hưng ‘tốc’ đây!

– Ối! Thật không thể ngờ.
(more…)