Trang Châu
Riêng gửi các bạn ở Houston, Texas
Lũ chúng ta, quá nửa đời
Lớn khôn trong, lửa đạn, rời xa quê
Đắng cay, hận tủi ê chề
Trăm muôn bão táp, tứ bề gian nan
Vươn lên từ đống tro tàn
Vun than lịm tắt nên than lửa hồng (more…)
Trang Châu
Riêng gửi các bạn ở Houston, Texas
Lũ chúng ta, quá nửa đời
Lớn khôn trong, lửa đạn, rời xa quê
Đắng cay, hận tủi ê chề
Trăm muôn bão táp, tứ bề gian nan
Vươn lên từ đống tro tàn
Vun than lịm tắt nên than lửa hồng (more…)
Trang Châu
Gởi Nguyễn Đan Quế
Anh nói giùm tôi
Đã đến lúc
Không thể coi bóng đêm
Là mặt trời
Không thể lấy lá úa
Làm mùa xuân
(more…)
Trang Châu
Ðây là sản phẩm của tưởng tượng, mọi trùng hợp ngoài đời đều ngoài ý muốn của tác giả.
– Anh cho xe chạy nhanh lên một chút, qua khu nầy em sợ gặp người quen.
Sự lo lắng của Thùy Linh chạm tự ái Minh.
– Thì em coi như quá giang xe một người bạn, có gì đâu mà em lo dữ vậy?
Thùy Linh như không để ý tới giọng gay gắt của Minh, nàng mãi lo dõi mắt nhìn mấy số nhà sắp tới trên đường Nguyễn văn Thoại, nằm dọc bên kia hông phi trường Tân Sơn Nhất. Ðó là nhà của ba người quen. Vẻ bối rối của Thùy Linh càng làm tự ái Minh bùng lên:
– Ði chơi với anh mà em ngại quá thì thôi. Vậy anh ngừng xe để em xuống.
(more…)
Trang Châu
Dọn về nhà mới, non một tháng, tôi khám phá ra hàng xóm hai bên hông nhà tôi là hai cặp vợ chồng sống không con. Ấn tượng mạnh mẽ nhất đập vào mắt tôi khi gặp họ lần đầu tiên là tuổi tác chênh lệch giữa hai cặp vợ chồng. Ông Lân bà Điệp, cặp hàng xóm bên hông phải nhà tôi là một cặp chồng già vợ trẻ. Tôi đoán ông Lân phải cỡ 60, còn bà Điệp cái tuổi già nhất tôi có thể gán cho bà cũng không quá 36, 37. Còn với ông Lộc bà Vân, cặp hàng xóm chồng trẻ vợ già bên hông trái nhà tôi, tôi thiếu tự tin hơn một chút trong việc đoán tuổi họ. Tôi cho ông Lộc cỡ 35 đến 37 còn bà Vân chừng 41, 42. Đoán tuổi người khác, theo nhận xét của tôi, là phóng cái nhìn chủ quan về ngoại vật, nó bị chi phối rất nhiều bởi tâm thức của người đoán. Nếu tôi lạc quan tôi sẽ nhìn đời, nhìn người bằng màu hồng, tôi sẽ thấy già thành trẻ, hay gán cho nó trẻ bởi một vài lý do tình cảm nào đó. Nếu tôi thuộc loại khó tính, bị gò bó trong một thứ đạo đức cổ xưa, một khuôn khổ giáo dục bảo thủ, tôi khó chấp nhận những đôi lứa chênh lệch tuổi tác để từ đó tôi thấy người già già thêm, người trẻ quá trẻ để tạo thêm sự bực bội cho chính mình. Nhưng nhận xét chủ quan của tôi may mắn không nằm trong sự quá đà. Tuy biết đó là hai cặp vợ chồng chênh lệc tuổi tác nhưng tôi vẫn thấy tự nhiên khi nhìn họ, vẫn thấy lòng mình bình thản trước cuộc sống có vẽ đầy hạnh phúc của họ. Chưa biết nghề nghiệp họ, chưa có dịp chào hỏi vì chưa có dịp làm quen, mỗi khi tình cờ gặp, chỉ nhìn thấy họ tay trong tay rảo bước, tôi nghe thoảng nhẹ trong không gian một mùi hương hạnh phúc, một mùi hương có đôi mà chỉ người cô độc như tôi mới ngửi thấy.
(more…)
Trang Châu
Đôi tai nầy từng nghe bom đạn nổ
Hơn một lần nghe tiếng sét ái tình
Giông bão, phong ba, trời gầm mấy thuở
Giờ mong ai thở nhẹ bên vai mình
(more…)
Trang Châu
Vĩnh biệt Mạc Văn Phước
Bạn đi, bỏ lại đàng sau những
Phù phiếm, hư danh của thế trần
Những mảnh hồn tàn theo lá rụng
Những đời nghiêng ngã đứng phân vân
(more…)
Trang Châu
Sau khi về hưu ông Vĩnh kiếm được cho mình một công việc mới. Một công việc mà ông bí hiểm trả lời bạn bè, khi họ hỏi ông làm gì cho hết thì giờ trong ngày, rằng ông đi làm việc thiện. Nếu có ai gặng hỏi thêm công việc thiện là công việc gì thì ông làm thinh hoặc nói lảng sang chuyện khác. Ông Vĩnh tự nhủ với một chút tự kiêu rằng chỉ có ông mới thích hợp với loại công việc từ thiện ấy. Trước tiên, theo ông, công việc nầy đòi hỏi phải có sức khoẻ. Không rượu, không thuốc lá, lại là người ham thích thể thao, lúc trẻ là bóng đá bây giờ là bóng bàn, vũ cầu nên dù đã ở tuổi sáu mươi ông Vĩnh vẫn còn giữ được vóc dáng của một thanh niên khỏe mạnh. Ông Vĩnh được bạn bè liệt vào hạng đẹp lão. Thời trai trẻ ông Vĩnh có biệt danh Vĩnh Alain Delon vì ông có nét hao hao giống tài tử gạo cội điện ảnh Pháp của những thập niên 60, 70. Nhưng ưu điểm nhất của ông Vĩnh là tài ăn nói lôi cuốn. Có bà đã phải thốt lên: “ Ông Vĩnh mà mở miệng thì cóc trong hang cũng phải nhảy ra! ”
(more…)
Trang Châu
Bài thơ đầu tiên tôi làm vào năm mười bốn tuổi. Trong một sớm một chiều tôi trở thành thi sĩ vì bài thơ đầu tiên ấy được vị giáo sư dạy việt văn cho điểm cao nhất lớp. Suốt thời gian từ tuổi mười bốn đến tuổi hai mươi, tôi đã làm trên dưới hai trăm bài thơ, hầu hết là thơ thất tình, mặc dù ngoài đời tôi không bị tình yêu ngược đãi cho lắm. Trong số hai trăm bài thơ đặc sệt chất thơ tiền chiến của tôi thời đó, tôi chỉ nhớ một bài. Bài thơ nầy tôi nhớ từng chữ, từng câu, và mỗi lần có dịp đọc lại là mỗi lần lòng tôi xao xuyến. Bài thơ nói về một người đàn bà, một người đàn bà từng chăm sóc tôi như một người chị chăm sóc một người em trai.
(more…)
Trang Châu
Ai về Bến Ngự cho ta nhắn
Trăng của thềm khuya có biếng soi ?
Vườn sau hoa bưởi hoa cau nở
Hương có còn vương sương sớm mai ?
(more…)
Trang Châu
Hội thành hình nhưng không đăng ký. Chủ tịch là Jean Paul. Không ai bầu Jean Paul vào chức vụ đó cả nhưng cũng không ai phản đối khi hắn điều hành công việc như một ông chủ tịch. Nếu không gặp mặt mà chỉ nghe tên người ta đều tưỡng Jean Paul là một anh Tây nhưng hắn là gốc Việt chính hiệu. Cái tên Jean Paul được gắn cho Phúc, tên thật của hắn, là vì thời ở Sàigòn trước 75, những chiều cuối tuần hắn hay lững thững đi trên đường Catinat, túi sau của chiếc quần jeans bạc thếch, lúc nào cũng cồm cộm cuốn sách loại bỏ túi “Cơn buồn nôn “của Jean Paul Sartre. Dạo ấy chưa quá hai mươi tuổi đầu mà mở miệng ra là hắn như nôn mửa vào cái xã hội đương thời với cuộc chiến tranh ngày một hung hãn, mở miệng ra là hắn triết lý về đủ thứ đề tài. Bạn bè nửa đùa nửa mỉa gọi hắn là Jean Paul, gọi riết rồi quên mất cái tên Phúc của hắn. Jean Paul học trường Jean Jacques Rousseau, gọi tắt là JJR. Năm cuối hắn học ban Triết. Bài triết nào của hắn cũng được thầy dạy triết mang ra đọc và bình. Có lần bài của hắn gây tranh cãi sôi nổi trong lớp, tranh cãi có khi giữa hắn và thầy, có khi giữa hắn và đám con gái. Khi nói đến Sartre thầy chịu câu “địa ngục là kẻ khác” [1] hắn cãi lại “chúng ta cõng tật xấu của chính chúng ta trên lưng mình”[2] . Rồi khi thầy hỏi cả lớp giữa trai gái có tình bạn thật sự không, đám con gái nhao nhao bảo có, hắn bảo không, hắn xác quyết tình bạn giữa trai gái chỉ là tình yêu trá hình chưa ló dạng mà thôi. Lần nầy chính thầy đồng ý với hắn khiến đám con gái đỏ mặt phản đối luôn cả thầy.
(more…)
Trang Châu
Tân đóng cửa phòng, tắt đèn, lên giường nằm, chờ Trâm gọi điện thoại. Đó là cái thú duy nhất của chàng hiện tại. Tân nhủ thầm không biết hôm nay cô nàng định giới thiệu mình cho ai đây. Tuần trước Trâm hỏi chàng, giọng nghiêm trang:
– Anh sẵn sàng “ lên đường” lại chưa ?
– Năm mươi phần trăm
– Nghĩa là sao ?
– Bạn thì được, hôn nhân thì chưa. Có thể còn lâu,có thể không bao giờ,nhưng cũng có thể tự nhiên nó tới. Có điều anh không tìm kiếm hoặc không để ai kia coi đó như một điều kiện tiên quyết để gặp mặt.
(more…)
Trang Châu
Đầu tháng hai, một trận bão tuyết đổ xuống thành phố. Nha khí tượng tiên đoán ba mươi xăng-ti-mét tuyết. Vén màn cửa sổ nhìn xuống sân sau, Thanh thấy tuyết phủ ngập chiếc xe của anh. Thanh lẩm bẩm:
– Tuyết dày thế nầy phải ít nhất hai tiếng mới hy vọng mở được lối cho xe ra !
Thanh buông màn, trở vào đánh răng, rửa mặt, thay quần áo rồi xuống phòng ăn pha cho mình ly cà phê sửa nóng. Anh có thói quen từ mấy chục năm nay không ăn gì khác ngoài một ly cà phê sửa nóng. Căn nhà vắng vẻ. Hai đứa nhỏ đã đi học từ sớm. Uống xong ly cà phê, Thanh khoác chiếc măng tô mùa đông có mũ che đầu, xỏ đôi ủng cao đến nửa ống chân, rồi mở cửa ra sân sau, phập phũng bước từng bước lại gần chiếc xe hơi. Thanh mở cốp xe, lấy xuổng, cán phủi tuyết, rồi bắt đầu hì hục xúc.
(more…)
Trang Châu
Về đây nghe ấm nhân tình
Nghe đôi tim bạn, tim mình nhịp chung
Những vòng tay, những khoác lưng
Những âu yếm giữ,những dùng dằng chia
Về đây nắng cũng theo về
Tiếng ai gọi với bên lề đợi nhau
Ngập ngừng, không ngập ngừng lâu
Nghìn câu tương ái là câu đón mời
Về đây người bốn phương trời
Ngồi nghe người đọc thơ người tâm giao
Một thời binh lửa lao đao
Một thời trôi giạt, quê nào quê hương ?
Về đây như nước về nguồn
Như chim về tổ, như buồn về vui
Hôm qua chợt thấy tim người
Mở trăm ngăn chứa đựng lời bình yên
Hồn về vỗ cánh bay lên
Làm chim xứ lạnh đậu trên đất lành
Trang Châu
Nguồn: Tác giả gửi
Trang Châu
Portrait of a Poet – Paolo Picasso
Đừng hỏi tôi có còn làm thơ
Đừng hỏi tôi có hết dại khờ
Như thưở mười lăm mười bảy tuổi
Yêu không cần biết thực hay mơ
(more…)
Trang Châu
Ðây là một sản phẩm của tưởng tượng, mọi trùng hợp ngoài đời đều ngoài ý muốn của tác giả.
Vũ được tôi chọn là vì anh xuất hiện đúng lúc tôi muốn thay đổi đời sống tình cảm của mình. Sự gẫy đổ giữa Trí và tôi sau hơn hai năm chung sống, phần nào ảnh hưởng đến sự thay đổi nầy. Tôi là người đàn bà tự lập ngay từ khi bước chân vào đời. Trước 75, mới mười chín tuổi, tôi đã là một trình dược viên uy tín của một hãng bào chế dược phẩm. Nhờ tôi biết chuẩn bị vào nghề kỹ lưỡng. Tôi ý thức rất sớm thuốc hay mà người giới thiệu không hay, chưa chắc thuốc đã được biên toa nhiều. Tôi cũng ý thức thêm, người hay không chỉ là người nói hay mà còn là người khi nhìn, tạo ngay được cảm tình, có nghĩa là trình dược viên phải vừa biết ăn nói vừa đẹp và hấp dẫn. Tôi nghĩ các hãng bào chế dược phẩm cũng cùng quan niệm ấy cho nên ở miền Nam thời đó, trình dược viên hầu hết là phái nữ. Tôi đã kín đáo đến một thẩm mỹ viện để được lột xác. Ðộn ngực, độn sống mũi, cắt cánh mũi, cắt mí mắt. Mặc dù đau đớn cả mấy tuần sau cuộc giải phẫu, tôi rất mãn nguyện đã đạt được mục đích của mình, trở nên đẹp hơn, hấp dẫn hơn. Khả năng tiếng Pháp tôi khá nhờ một dạo học trường Sơ. Tôi được hãng phái đi chào thuốc ở bệnh viện Grall. Ở đó tôi quen Bernard, một bác sĩ khu nội thương. Ông ta hơi lớn tuổi và không có gì hấp dẫn đối với tôi. Nhưng ông ta là bác sĩ mà lại là một bác sĩ ngoại quốc, cái đó có giá trị. Tôi không đáp ứng cũng không hờ hững trước sự vồn vã của Bernard. Tôi coi Bernard như một thành phần để đó khi cần sẽ dùng. Tôi là người tính toán nên làm gì cũng cân nhắc lợi hại. Tôi nuôi tham vọng trở nên giàu sang, tôi muốn có một ngôi biệt thự, một chiếc xe hơi đắt tiền, nhiều nữ trang quí giá. Tôi có cái nhìn thực tế nên trái tim tôi cũng thực tế. Nếu yêu, tôi không yêu để mà yêu mà tình yêu phải mang đến cho tôi một đời sống vật chất thật phong phú. Tôi phải chọn được một người đàn ông có khả năng thỏa mãn ước muốn của tôi.
(more…)
Trang Châu
Trân thu xếp giấy tờ trên bàn viết rồi rời sở làm đúng 12 giờ trưa. Thường thường Trân là người sau cùng rời sở đi ăn. Cử chỉ có vẻ canh giờ để đi ăn trưa của Trân mới bắt đầu có hai tuần nay. Đi ngang qua bàn cô thư ký cũng đang chuẩn bị đi ăn, Trân đưa tay chào:
– Bon appétit, Sylvie.
Cô thư ký nhìn Trân :
– Bon appétit ông Trân. Hai tuần nay ông đi ăn đúng giờ hơn thường lệ.
(more…)
Trang Châu
Tao sẽ vui xuân cùng thiên hạ
Dù Tết năm nay không có mầy
Nói rứa chứ mình tao cũng chán
Thiếu mầy rượu không đã cơn say
(more…)
Trang Châu
Ðây là sản phẩm của tưởng tượng, mọi trùng hợp ngoài đời đều ngoài ý muốn của tác giả.
Trong phòng đợi chỉ còn hai người bệnh, một bà cụ quen mặt, nhìn là Tri nhớ ngay tên, bà Julie, đến để đo áp huyết và xin thuốc cho bệnh khớp xương và một thanh niên lạ mặt. Khi cầm hồ sơ của bà Julie, nhìn con số của hồ sơ còn lại, Tri biết là một hồ sơ mới. Anh ngửng mặt đưa mắt nhìn người bệnh đang ngồi chờ. Ðó là một thanh niên cao lớn có bộ ria trên lưa thưa màu râu ngô. Anh ta mặc chiếc áo sơ mi xanh nhạt, tay dài được xắn lên và chiếc quần jeans xanh đậm. Người thanh niên trả lại cái nhìn của Tri bằng một ánh mắt nửa làm thân nửa dò xét.
(more…)
Trang Châu
Ðiều khó khăn cho tôi trong dự tính bước đi một bước nữa là sợ bị lợi dụng. Tôi sợ đàn ông đến với tôi không vì tình mà vì quyền lợi của họ. Góa chồng vào tuổi 45 quả là một điều bất hạnh. Tôi không còn trẻ để nhờ cậy vào nhan sắc. Nhan sắc không phải tôi không có nhưng tôi sợ cái có đó không bền. Hình như càng lớn tuổi thời gian đi càng nhanh. Châu, đứa con gái duy nhất của tôi đã lập gia đình và ra ở riêng. Tương lai của hai vợ chồng chúng nó được bảo đảm với nghề dược sĩ của Châu và nghề kỷ sư của chồng nó. Yên tâm về phần con cái, tôi chỉ còn lo cho tôi. Chồng tôi thình lình qua đời sau một cơn đau tim mặc dù anh mới 53 tuổi. Có lẽ anh quá lao lực và bị căng thẳng trong nghề nghiệp của anh. Chồng tôi là một y sĩ gây mê. Anh trực gác liên miên ở nhà thương. Có lần anh than thở với tôi rằng nghề của anh phải đi sớm về muộn, phải vào bệnh viện sớm để sửa soạn cho bệnh nhân ngủ và chỉ về sau khi bệnh nhân tỉnh dậy mà không bị biến chứng. Tôi là một người vợ chỉ biết sống cho chồng, cho con. Có một chút thì giờ rảnh rỗi, tôi làm đại lý cho một hảng du lịch, bán vé máy bay ăn huê hồng. Một cách cho qua thì giờ, thêm có chút tiền túi. Chồng chết, con ra ở riêng, còn lại một mình tôi trong căn nhà 5 phòng ngủ, tọa trong một khu sang trọng của thành phố.
(more…)
Trang Châu
Tôi không ngờ Cương si tình con nhỏ chủ quán nặng đến thế. Cứ tưởng nó đùa chơi, ai dè nó lậm thiệt. Một tuần ít nhất ba lần nó réo tôi mặc quần áo với tốc độ phi thuyền để kịp nó đến chở đi ăn hủ tiếu. Nó đến mà tôi không có mặt ở cửa là nó bóp còi inh ỏi. Có lần một thằng tây mới dọn đến trọ ở ấp dưới nghe nó bóp còi liên tu liền nổi nóng mở cửa sổ ló đầu ra ngoài tay chỉ về hướng xe nó văng tục liên hồi và dọa kêu cảnh sát. Tôi lúc đó đang tiểu tiện trong toa lét nên không xuống kịp. Tôi yên trí nó ngồi im trong xe nghe chửi, chờ tôi ra là dông. Nào ngờ nó tung cửa xe, mặt hầm-hầm đi lại phía thằng tây, chỉ thẳng vào mặt nó hét to:
– Mầy có biết khi khẩn-cấp người ta phải làm gì không? Người ta phải gọi 9-1-1. Vợ thằng bạn tao đang hấp-hối ở nhà thương. Tao phải bóp còi khẩn cấp gọi nó. Mầy hiểu và thông-cảm chứ??
(more…)
Trang Châu
Yến hơi thắc mắc sau khi nghe Hoa gọi điện thoại hẹn Yến đến đón nàng để cùng đi phố. Thắc mắc ở điểm Hoa nhắc đi nhắc lại phải đến trước 11 giờ một chút.
Yến bấm chuông nhà Hoa lúc 11 giờ thiếu 10 phút. Khi Hoa ra mở cửa, Yến lại thêm một chút ngạc nhiên nữa vì thấy nàng chưa sẵn sàng để đi. Hoa còn mặc áo cánh. Như đoán được vẻ bực mình của Yến, Hoa nói như phân trần:
-Tại cái máy sấy tóc của mình nó trục trặc bất thình lình nên mình trễ một tí. Bồ ngồi xa lông chơi chờ mình, chừng 15 phút là mình xong. Hôm nay đi phố nhất định phải mua một cái máy sấy tóc mới.
(more…)