Archive for the ‘Biên Khảo / Phê Bình’ Category

Ngự Thuyết

Khi đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, có người nêu lên thắc mắc rằng phải chăng thi phẩm đó chỉ là một bản dịch trung thực từ cuốn truyện chữ Hán Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân? Và nếu thế, những lời ca tụng tác phẩm trước tiên phải được dành cho nguyên tác Kim Vân Kiều truyện. Hơn nữa khi viết rằng Nguyễn Du là một nhà thơ thiên tài, một đại thi hào dân tộc, vân vân, đấy là nhờ bản dịch trung thực Kim Vân Kiều truyện, người đọc những nhận xét ấy cũng cảm thấy bỡ ngỡ.

Nhiều học giả đã có ý kiến về vấn đề nói trên ngay sau khi Truyện Kiều của Nguyễn Du ra đời cách đây trên 200 năm. Nay ta thử xem lại nhận định của một nhà văn người Pháp viết cách đây gần 100 năm, và của nhà nghiên cứu người Việt viết cách đây gần 20 năm.
(more…)

Nguyễn Văn Sâm giới thiệu và chú giải
(Tặng và cám ơn LMT)

Chắc chắn rằng hai tác phẩm Quả Phụ Ngâm đã tạo nên cảm hứng trực tiếp cho những bản văn khóc chồng, khóc vợ nổi tiếng trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ 20 là Giọt Lệ Thu (1928) của nữ sĩ Tương Phố và Linh Phượng (1934) của thi sĩ Đông Hồ. Sự kiện chết chồng chết vợ của hai vị nầy chỉ là những giọt nước tràn ly để những cảm xúc được thành văn.

Cách nay chừng 3 tháng (10, 2020) một người trẻ ở Việt Nam giới thiệu trên fb cuốn Bần Nữ Thán mà anh thủ đắc đã lâu. Qua cái bìa sách thấy có giới thiệu phụ bản bài Quả Phụ Ngâm, tôi tò mò hỏi xin để có được văn bản nầy. Anh bạn vui lòng cung cấp và khi nghe tôi có ý muốn viết gì đó về bản văn chưa được nhiều người biết kia, anh đã vui lòng đánh máy y theo nguyên văn.
(more…)

Ngô Thế Vinh

Ðã mang lấy nghiệp vào thân
Nguyễn Du

bui_nhat_tien-ta_ty
Nhật Tiến: ký hoạ by Tạ Tỵ
[nguồn: Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay, Tạ Tỵ,
Nxb Lá Bối, Sài Gòn 1971]

HƯỚNG ĐẠO THỜI NIÊN THIẾU

Bùi Nhật Tiến, bút hiệu Nhật Tiến sinh ngày 24-8-1936 tại Hà Nội. Năm 1946 mới 10 tuổi Nhật Tiến đã phải theo gia đình rời Hà Nội đi tản cư qua những tỉnh như Sơn Tây, Việt Trì, Hưng Hoá, Phú Thọ. Năm 1950 hồi cư, ở cái tuổi 14 không còn nhỏ nữa để sinh hoạt sói bầy, Nhật Tiến xin gia nhập phong trào Hướng Đạo làm đoàn sinh đội Én Thiếu Đoàn Bình Than khá muộn màng. Thiếu Đoàn Bình Than thuộc Đạo Đồng Nhân, và đạo này có bài hát chính thức do đoàn sinh Cung Thúc Tiến của Thiếu Đoàn Bạch Đằng sáng tác. Cung Thúc Tiến chính là nhạc sĩ Cung Tiến sau này với những nhạc phẩm Hoài Cảm, Thu Vàng.
(more…)

Nguyễn Văn Sâm

Để làm tròn nhiệm vụ lịch sử của giai đoạn thi ca cũng như tản văn ở miền Nam khoảng 1945-1950 đã bắt đầu cựa mình, lớn mạnh và hình thành một khuynh hướng rõ rệt: tranh đấu. Khuynh hướng nầy mới mẻ đối với nền văn chương cận đại miền Bắc, nhưng đối với quá khứ văn nghệ miền Nam, thì thiệt là quá cũ. Khuynh hướng tranh đấu đã bộc phát từ giữa thế kỷ XIX với những nhà thơ tiền phong miền Nam như Nguyễn Đình Chiểu, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Thần Hiến, Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa, Thủ Khoa Huân…

Những nhà thơ miền Nam, giai đoạn 45-50, chỉ đi theo một con đường đã được cha anh vạch sẵn, cùng cố gắng hoàn thành một công trình lịch sử dở dang.

Nói tóm, thi ca tranh đấu miền Nam, có một sắc thái đặc biệt, không phải bộc phát một cách tự nhiên, không phải thừa hưởng di sản tinh thần của nền văn chương cổ điển mà Hà nội được coi như trung tâm sinh hoạt văn nghệ dân tộc mà là tiếp nối một truyền thống đối kháng kiêu hùng đã khai mào tại miền Nam nầy từ giữa thế kỷ XIX.
(more…)

Nguyễn Vy Khanh


Nhà biên khảo Nguyễn Văn Sâm

Ông sanh năm 1940 tại Sài-Gòn, trước 1975 là giáo-sư Việt và Triết ở các trường trung học Nguyễn Ðình Chiểu (Mỹ Tho), Pétrus Ký và các trường Ðại Học Văn Khoa (Sài-Gòn), Ðại Học Vạn Hạnh, Cao Ðài, Hoà Hảo, Cần Thơ. Nguyễn Văn Sâm khởi đầu sự nghiệp với những công trình nghiên cứu nghiêm túc về văn-học sử. Các biên khảo của ông đều lấy chủ đề là văn học miền Nam: Văn Học Nam Hà: văn-học xứ Đàng Trong (Lửa Thiêng, 1971, tb 1973. 442 tr.), Văn Chương Tranh Đấu Miền Nam (Tựa Thẩm Thệ Hà, Kỷ Nguyên, 1969. 466 tr.) và Văn Chương Nam Bộ Và Cuộc Kháng Pháp 1945-1950 (luận án Cao học Văn-chương Việt-Nam; Lửa Thiêng, 1972. 295 tr.; Xuân Thu tb, 1988) – đã là những đóng góp độc đáo cho mảng văn học thường không được đánh giá đúng mức này. Không được đánh giá đúng mức, vì sau 1954 ở miền Nam, “kháng chiến” thành kiêng kị, “hồn ma”, rồi xuất hiện MTGPMN. Ông đã đi xa hơn hai cuốn Văn Học Miền Nam của Phạm Việt Tuyền và Đông Hồ và đã đưa vào văn học sử mảng văn học yêu nước và kháng chiến của miền Nam, phần nào “chính danh” lại cho những văn nghệ sĩ miền Nam vốn vẫn bị đảng Cộng sản sử-dụng cho các chiêu bài “yêu nước” và “dân tộc” của họ!
(more…)

Nguyễn Vy Khanh


Nhà văn Hồ Trường An (1938-2020)

Ông tên thật Nguyễn Viết Quang [theo HTA; nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ thì cho biết vì trùng tên người nhà nên trên giấy tờ ghi là Nguyễn Viết Quâng]. Sinh ngày 11-11-1938 tại xóm Thiềng Đức, làng Long Đức Đông, tỉnh Vĩnh Long; nguyên quán làng Hương Thủy, Thừa Thiên. Năm 1967, đang học Dược khoa Đại học Sài Gòn bị động viên, khoá 26 trường Sĩ quan Trừ-Bị Thủ Đức. Biến cố 30-4-1975 xảy ra khi ông đang làm sĩ quan Thông tin Báo chí của Quân Đoàn III tại Biên Hòa.

Tham gia sinh hoạt văn nghệ, cộng tác với nhiều tờ báo xuất bản tại Sài Gòn trước 1975. Các bút hiệu khác: Đào Huy Đán, Đinh Xuân Thu, Đông Phương Bảo Ngọc, Hồ Bảo Ngọc, Người Sông Tiền, Nguyễn Thị Cỏ May, Đoàn Hồng Yến, Đặng Thị Thanh Nguyệt.
(more…)

Trần Phương


Alexandre de Rhodes (1591-1660)

Đầu thế kỷ 17, những cơn gió mùa đã đưa người châu Âu đến với vùng Viễn Đông xa xôi. Người Bồ Đào Nha gần như nắm trọn khu vực giàu có về sản vật này. Ngoài việc mua bán hàng hóa, những thương thuyền của họ còn chở theo những nhà truyền giáo đang khao khát được rao giảng tin mừng.

Linh mục Alexandre de Rhodes cũng đã theo những thương thuyền này đến vùng Viễn Đông xa lạ. Hành trình 27 năm đó đã ghi tên tuổi ông vào sử sách nhưng cũng để lại nhiều tranh cãi về công lao và những phát ngôn tạo nên sự thù hằn truyền kiếp.

Năm 1593, Alexandre de Rhodes được sinh ra trong một gia đình thương nhân có cha là người gốc Do Thái và mẹ là người gốc Ý, sinh sống tại Avignon, khi đó là vùng đất của Giáo hoàng, nay thuộc miền Nam nước Pháp.
(more…)

Trần Từ Mai


Thi sĩ Vũ Hoàng Chương (1916-1976)

Thi sĩ Vũ Hoàng Chương mở đầu tập thơ Rừng Phong (Sàigòn: nxb Phạm Văn Tươi, 1954) bằng bài “Nguyện cầu.” Trong bài ấy, ông đã viết:

Ta van cát bụi trên đường
Dù nhơ dù sạch đừng vương gót này
Để ta tròn một kiếp say
Cao xanh liều một cánh tay níu trời.

Tới đây, trong bản in đầu tiên của Rừng Phong, ông viết:

Nói chi thua được với đời
Quản chi những tiếng ma cười đêm sâu …

Sáu năm sau, khi lại in bài ấy vào thi tập Cảm Thông (Sàigòn, 1960), ông đổi lại hai câu:

Để ta tròn một kiếp say
Cao xanh liều một cánh tay níu trời
Thơ ta chẳng viết cho đời
Không vang nhịp khóc dây cười nào đâu.

Tâm hương đốt nén linh sầu
Nhớ quê dằng dặc ta cầu đó thôi…

Thi sĩ như muốn nói, thơ của ông không phải là những tiếng cười nhịp khóc viết cho thế gian (không phải loại thơ “thương vay khóc mướn”), mà chỉ là nén tâm hương của một người “nhớ Quê” đốt lên để cầu nguyện.
(more…)

Lương Nguyên Hiền


Phan Châu Trinh (1872-1926)

Nếu tính đến năm 2016, Phan Châu Trinh đã mất được 90 năm, nhưng tư tưởng của ông để lại cho hậu thế vẫn còn giữ nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay.

Đầu mùa thu năm 2016, vào một buổi chiều cuối tuần, vô tình tôi đọc được một bài thơ trong cuốn sách của người bạn cho mượn. Bài thơ mang tên “Chí thành thông thánh“ nói lên tấm lòng chí thành đối với đất nước đã thấu đến trời xanh (dịch sát nghĩa “Lòng chí thành cảm đến cả thần thánh”). Chỉ cần đọc hai câu đầu của bài thơ:

Thế sự hồi đầu dĩ nhất không,
Giang sơn vô lệ khấp anh hùng. [1]

Ta sẽ cảm nhận được cái tận cùng của đau, của đớn mà một dân tộc đang phải chịu đựng khi bị ngoại xâm dày xéo và đã phải lên tiếng than thân trách phận về sự khổ nhục đến độ không còn dư nước mắt để khóc cho các bậc anh hùng.
(more…)

Phạm Đức Thân


The kiss of the Muse
by Paul Cesanne

Dịch thơ khó nhất trong các hình thức dịch. Mặc dù từ xưa tới nay đã có nhiều người dịch thơ, nhưng người ta vẫn bàn luận rất nhiều về các khó khăn khi dịch và đa số cho rằng thơ không thể dịch được. Câu “Poetry is what is lost in translation” (Thơ là cái bị mất khi đem dịch) thường được gán cho là của Robert Frost, nhưng không ai tìm ra câu này trong thi phẩm, thư từ của thi sĩ, cũng như các bài phỏng vấn hay tường thuật về ông.

Phải công nhận dịch thơ khó hơn dịch văn xuôi. Do khác biệt về ngôn từ, cú pháp giữa các ngôn ngữ, dịch nói chung muốn thành công phải đạt 3 tiêu chuẩn: tín (trung thành với bản gốc) đạt (chuyển tả được ý tác giả) và nhã (một cách văn vẻ) như Nghiêm Phục đề ra; đây đã là chuyện khó rồi . Lại càng khó hơn khi dịch thơ, vì ngôn ngữ thơ khác hẳn văn xuôi, với hình thức cô đọng, súc tích, nâng cao và ý nghĩa hàm súc hơn là biểu thị trực tiếp (nhất là khi có chơi chữ, nói lái…) Mặt khác nội dung và hình thức thơ nối kết chặt chẽ, nếu tách rời có thể làm mất chất thơ. Chưa kể thi pháp các ngôn ngữ cũng rất khác nhau; và hơn nữa, các tuyệt phẩm thi ca thường gồm 6 đặc tính: thâm (sâu), chân (thực), viễn (xa), cao (cao), tân (mới), kỳ (lạ). Cho nên thực hiện bản dịch chuyên chở được mọi đặc tính thơ của bản gốc thì thật là vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là không thể.
(more…)

Lương Nguyên Hiền

 
Alexandre de Rhodes (1591-1660)Trương Vĩnh Ký (1837-1898)

Năm 1625, Alexandre de Rhodes, tên Việt là A-Lịch-Sơn Đắc-Lộ, đi thuyền tới Việt Nam, không ai ngờ rằng thời điểm này đã đánh dấu một bước ngoặt lớn lao của ngôn ngữ Việt. Đó là sự bắt đầu hình thành của chữ Quốc ngữ. Trong 300 năm, chữ Quốc ngữ đã phải trải qua bao nhiêu sóng gió rồi cuối cùng thay thế hoàn toàn được chữ Nôm, chữ Hán để trở thành chữ viết của người Việt. Chữ Quốc ngữ được xây dựng theo nguyên tắc ký âm bằng chữ cái Latin (a,b,c,…), nên tương đối đơn giản, tiện lợi, dễ học, dễ nhớ, đã giúp cho người Việt dễ dàng hội nhập với các nước dùng chữ Latin hơn so với các nước theo chữ Hán như Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn hay những nước theo chữ Ả Rập. Sự hội nhập nhanh chóng này cũng tác động một phần không nhỏ vào việc nâng cao dân trí của một quốc gia. Như hiện nay trong vấn đề giao dịch qua Internet, chữ Quốc ngữ đã có rất nhiều lợi thế hơn hẳn so với các bộ chữ tượng hình như chữ Hán vừa khó đọc, khó viết và lại thêm khó sử dụng. Cũng từ đấy, người Việt đã thật sự hoàn toàn thoát được ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, mặc dù nước ta đã bị phương Bắc đô hộ 1.000 năm. Đây có thể nói là một cuộc chuyển hóa vô cùng lớn lao.
(more…)

Nguyễn Vy Khanh

Văn-học Việt-Nam hải-ngoại có một bộ phận chúng tôi gọi là “Người cũ, Việc xưa” thường gồm các bút ký và hồi ký mà trong hoàn cảnh chung của người Việt phải rời khỏi nước thường có tính cách chính trị. Hồi ký là tác-phẩm của một người trong một khung cảnh lịch sử với những sự kiện, biến cố trội bật, và phân tích của tác giả quan trọng vì người này có liên hệ đến những biến cố đó. Bút ký khi tác giả viết về đời mình hay chuyện xưa mà tác giả là nhân chứng – nhưng cái riêng mạnh hơn cái khách quan. Các tác phẩm này nói chung giúp nhiều cho sử gia những người đọc cùng thời với tác giả dễ có những phản ứng có khi đưa đến tranh luận hay gây thành chiến dịch phản công. Nói chung, với văn-học hải-ngoại, tính hồi ức và tự sự đã dàn trải trong đa số các tác phẩm xuất bản và trên các tạp chí, nhưng khi cái Tôi mở ra không thể kiểm chứng hay đối chứng sẽ dễ trở nên nguy hiểm và tỉ lệ hồi ký có khi rất thấp!
(more…)

Khuyết Danh
Nguyễn Văn Sâm phiên âm và giới thiệu

Cách nay gần mười năm (2010) một người sưu tập tác phẩm Nôm kỳ cựu ở Sàigòn có nhường tôi vài quyển sách Nôm viết tay, trong đó có một quyển mỏng gồm 10 trang, hình như là phần còn lại của một quyển lớn hơn đã bị hư rách (?). Mười trang nầy thì hai trang cuối không quan trọng vì là những bài thơ không có gì đặc biệt. Riêng 8 trang đầu rất đáng chú ý, đó là 226 câu lục bát nói về hai đề tài gần như khác biệt:

(1) Giặc Tây tới Sơn Chà năm Đinh Tỵ (1857) và những gì họ làm sau đó trên vùng đất Nam Kỳ vừa chiếm đóng. Phần nầy người sáng tác đã nói tốt về giặc Tây hơn là nói xấu. Chuyện nầy cũng dễ hiểu: Mới tới đất lạ, chưa biết mô tê gì lại thấy có nhiều điều cần cải tiến nên họ đã cải tiến và tạo nên sự choáng ngộp, kính phục dưới mắt người dân bản địa.

(2) Chuyện bão lụt năm Giáp Thìn 1904. sự kiện đặc biệt nầy được mô tả khá tỷ mỹ nhứt là những chuyện chết chóc tang thương xảy ra cùng là những đóng góp của thân hào nhân sĩ thời đó.

Tôi coi tác phẩm nầy là phần văn chương khuyết danh của văn học Miền Nam, một phần không thể bỏ qua khi nghiên cứu văn học, văn hóa Miền Nam Kỳ Lục Tỉnh. Bài nầy giới thiệu phần 1. Tôi tạm gọi là: Vè Tây tới, tác giả Khuyết Danh.
(more…)

Thụy Khuê


Nhà thơ Tô Thùy Yên
dinhcuong

Hành giả của cô đơn, Tô Thùy Yên đáp chuyến tốc hành “cánh đồng con ngựa chuyến tầu”, năm 56, vào vòng khắc biệt của thời gian, nghiền nát hình hài, đập tan bão tố, giã vụn tâm tư, biến tất cả thành hư vô, trừ đá: Ðá ở lại. Ðá ở lại, trong ánh tàn dư, khiến cho thời gian, đácon người trở thành tương quan tồn tại.

Trên cánh đồng hoang thuần một mầu
Trên cánh đồng hoang dài đến nỗi
Tàu chạy mau mà qua rất lâu
Tàu chạy mau, tàu chạy rất mau
Ngựa rượt tàu, rượt tàu, rượt tàu.
Cỏ cây, cỏ cây lùi chóng mặt
Gò nổng cao rồi thung lũng sâu.
Ngựa thở hào hển, thở hào hển.
Tàu chạy mau, vẫn mau, vẫn mau.
Mặt trời mọc xong, mặt trời lặn.
Ngựa gục đầu, gục đầu, gục đầu.
Cánh đồng, a! Cánh đồng sắp hết.
Tàu chạy mau, càng mau, càng mau.
Ngựa ngã lăn mình mướt như cỏ,
Chấm giữa nền nhung một vết nâu.
(Cánh Ðồng Con Ngựa Chuyến Tàu, tháng 4-1956)
(more…)

Hoàng Kim Oanh


Nhà văn Nguyễn Văn sâm

Văn học Nam Bộ hay còn gọi là Văn học Nam Kỳ Lục Tỉnh (Địa danh Nam Kỳ Lục Tỉnh được vua Minh Mạng đặt tên từ năm 1834, sau đó chính quyền Pháp phân chia thành 21 tỉnh là vùng đất mới trải dài từ miền nam Phan Thiết đến mũi Cà Mau, được mang nhiều sắc thái đặc thù mà từ văn hóa đến tâm tình lẫn tâm tính có nhiều khác biệt với tổ tiên của họ ở Đàng Ngoài), suốt một thời gian dài vẫn là mảnh đất màu mỡ mang nhiều bản sắc riêng của một vùng trời vùng đất chưa được quan tâm khai phá hết của nền văn học nước nhà do nhiều nguyên nhân, khách quan lẫn chủ quan. Trong các nguyên nhân đó, có những định kiến hẹp hòi cho là văn chương vùng đất mới không có giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ cao, chỉ nhằm phục vụ tầng lớp bình dân; hay sau này do nguyên nhận chính trị, xã hội trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt chi phối. Thậm chí, còn có quan niệm lệch lạc rằng Nam bộ không có văn học và tiếng nói của người miền Nam chỉ là thổ ngữ v.v…
(more…)

Trịnh Y Thư

Màu sắc có sức mạnh trực tiếp chuyển hóa tâm hồn. – Wassily Kandinsky [1866-1944]

Không hề có nghệ thuật trừu tượng. Bạn luôn luôn phải bắt đầu với cái gì, rồi sau đó mới có thể xóa bỏ tất cả các dấu vết của hiện thực. – Pablo Picasso [1881-1973]


Họa sĩ Nguyễn Đình Thuần

1.
Có lẽ từ rất sớm trong sự nghiệp hội họa của mình, họa sĩ Nguyễn Đình Thuần đã chọn con đường phi biểu hình, bởi ông thấy đó chính là phương tiện thích hợp nhất cho ông biểu đạt cảm xúc từ trái tim và khối óc. Nghệ thuật Nguyễn Đình Thuần có chủ ý tiếp lực khả năng gợi cảm của hội họa hầu biểu hiện những cảm xúc, cảm quan, cảm thức nằm ngoài đường biên của ý thức hằng ngày. Ở chừng mực nào đó, Nguyễn Đình Thuần là họa sĩ nhưng tâm hồn ông lại là một thi sĩ. Ông làm thơ không bằng hai mươi mấy con chữ mà bằng vô lượng màu sắc, đường nét, ánh sáng, và một lược đồ bố cục của riêng ông. Ông không miêu tả sự vật, sự vật được ông thổi bùa phép tiếp nạp cảm xúc, một cảm xúc trữ tình và hình như đều được biểu đạt bằng trực quan, bằng cái nhìn có tính vô ngôn, như một công án Thiền, khó có thể sử dụng văn tự để giải thích hay bình phẩm. Hình thái ngôn ngữ hội họa của Nguyễn Đình Thuần là một hệ thống tín hiệu được hình thành từ thực tại, cách điệu hóa và cùng lúc trừu tượng hóa để trở nên khái quát, nhờ thế nó không còn là “cái cụ thể” nữa và có khả năng chuyển tải một nội dung hàm súc lớn hơn, cô đúc hơn. Trong khi hiện thực có những giới hạn không thể tránh, trừu tượng giúp nghệ sĩ “nhìn thấy” cái gì thị giác khiếm khuyết, cảm nhận cái gì nằm ẩn giấu bên dưới tầng ý thức. Nó là sự khai phóng tâm trí người nghệ sĩ, giúp thăm dò những vùng ẩn mật của hiện tồn, rút tỉa từ cái hữu hạn để nhìn thấu cái vô hạn. Tương tự như âm nhạc, hội họa trừu tượng không có sức mạnh miêu tả hay biểu hiện thế giới ngoại tại với sự vật hữu quan, nhưng bù vào đó nó có một khả năng thâm hậu biểu đạt cảm xúc nội tại. Tranh Nguyễn Đình Thuần, hiện thực tự nhiên nhường chỗ cho hiện thực trừu tượng, các biểu tượng đời sống cụ thể được biểu hiện dưới một khía cạnh trừu tượng tích cực. Nhờ đó, cảm xúc về cái đẹp là một cảm xúc toàn nguyên, bao quát. Và trong mắt nghệ sĩ sáng tạo Nguyễn Đình Thuần, cái đẹp đó chỉ có thể tìm thấy nơi sự vật dưới dạng tinh tuyền, phổ quát nhất. Chính Piet Mondrian, danh họa bậc thầy của thế kỉ XX, người đề xuất họa phái Tân tạo hình, đã phát biểu như sau:

Tôi mong muốn tiến đến sự thật càng gần càng tốt, và bởi thế tôi trừu tượng hóa tất cả cho đến khi nào tôi đạt đến phẩm chất nguyên sơ của sự vật.
(more…)

Ngô Thế Vinh
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long
Để tưởng nhớ Mai Chửng, điêu khắc gia tượng đài Bông Lúa 1970

Primum Non Nocere / Trước hết không gây hại.


Hình 1: tới Cửa Trần Đề mút cuối con Sông Hậu, từ trái: Ngô Thế Vinh trên bãi biển Trần Đề; giữa & phải: ĐBSCL với bờ biển ngày đêm bị sạt lở và sói mòn. [photo by Phạm Phan Long & Ngô Thế Vinh]

TỚI CỬA TRẦN ĐỀ MÚT CUỐI SÔNG HẬU

Từ con Kênh Vĩnh Tế biên giới Việt Miên tới Cửa Trần Đề, có thể nói chúng tôi đã đi gần suốt chiều dài con Sông Hậu.

Nguy cơ rối loạn dòng chảy hạ lưu là có thật và có thể nhìn tử thượng nguồn. Nhìn về Phương Bắc, từ hơn hai thập niên qua, người viết không ngừng báo động về những mối nguy cơ tích luỹ không thể đảo ngược từ phía thượng nguồn do nạn phá trắng những khu rừng mưa nhiệt đới (rainforest), rồi những khu rừng lũ (flooded forest) quanh Biển Hồ, tới kế hoạch phá đá phá các ghềnh thác (Mekong rapids blasting project) khai thông mở rộng dòng sông Mekong để cho tàu bè của Trung Quốc vận chuyển hàng hoá tràn xuống các quốc gia hạ lưu, cùng với ảnh hưởng lâu dài là những con đập bậc thềm khổng lồ Vân Nam, tiếp đến là chuỗi 12 dự án đập dòng chính hạ lưu ở Lào và Cam Bốt với hậu quả gây rối loạn dòng chảy, mất nguồn cát nguồn phù sa nơi các hồ chứa, với thời gian có thể đưa tới một tiến trình đảo ngược, một Đồng Bằng Sông Cửu Long / ĐBSCL còn non trẻ có thể từ từ tan rã.
(more…)

Trần Gia Phụng

1. BỘ ĐỘI CỘNG SẢN BỊ ĐẨY LUI


(Hình Internet)

Không tổ chức được cuộc tổng khởi nghĩa (chữ của cộng sản), Việt cộng còn bị quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và Đồng minh phản công mạnh mẽ, đẩy lui ra khỏi Huế.

Dù bị bất ngờ, quân đội VNCH bắt đầu phản công vào mồng 3 Tết (1-2-1968). Ngày mồng 5 Tết (3-2-1968), các chiến sĩ Nhảy Dù VNCH tái chiếm cửa An Hòa. Cũng trong ngày nầy, Thủy quân lục chiến (TQLC) Hoa Kỳ đổ bộ ở Bến tàu Hải quân bên hữu ngạn (phía Đài phát thanh Huế), đến đóng tại Bộ Chỉ huy MACV.

Lo ngại cánh quân Hoa Kỳ từ hữu ngạn kéo sang tả ngạn (phía Thành nội), cộng quân đánh sập cầu Trường Tiền tối mồng 9 Tết (7-2-1968).
(more…)

Ngô Thế Vinh
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

Water, water, every where,
Nor any drop to drink.
Samuel Taylor Coleridge [1772-1834]

Thế kỷ 21 của tỵ nạn môi sinh, đã có 2 triệu người phải rời bỏ quê hương Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) ra đi tìm kế sinh nhai.


Hình 1: Hình ảnh một dòng sông đang chết dần; cũng để hiểu tại sao đã có 2 triệu người phải rời bỏ quê hương ĐBSCL đi tìm kế sinh nhai; từ phải: TS Lê Anh Tuấn, Th.S Nguyễn Hữu Thiện. [photo by Ngô Thế Vinh]

XỨ SỞ CÂY THỐT NỐT VÀ NGƯỜI KHMER HIỀN HOÀ

Tới An Giang, tới hai quận Tịnh Biên và Tri Tôn không thể không thấy hàng cây thốt nốt nổi bật trên những cánh đồng lúa xanh. Cây thốt nốt thuộc họ cau, tên khoa học Borassus flabellifer, có nhiều ở các nước Đông Nam Á. Cây thốt nốt sống cả trăm năm dài hơn tuổi thọ một đời người. Thân cây thẳng và cao tới 30 mét. Cây đực không trái, cây cái cho tới 60 trái mỗi cây. Trái thốt nốt có vỏ xanh đen, nhỏ hơn trái dừa bên trong có những múi trắng mềm, ngọt và mát. Hoa cây thốt nốt cho nước ngọt có vị thơm, có thể nấu thành đường, ngon hơn đường mía. Nếu Quảng Ngãi, quê Hương Nghiêu Đề bạn tôi, từng nổi tiếng về đường phổi, đường phèn thì An Giang, vùng Tịnh Biên Tri Tôn nổi tiếng với đường thốt nốt. Chè đậu xanh nấu với đường thốt nốt ngọt dịu và rất thơm ngon. Hình như tất cả mọi thành phần cây thốt nốt đều có công dụng: thân làm cột nhà, lá dùng lợp mái. Trong nền văn hóa cổ Khmer, các Chùa chiền còn lưu giữ được những văn bản viết trên lá cây thốt nốt. Cây thốt nốt cũng được xem như biểu tượng của xứ Chùa Tháp. [Hình 2]
(more…)

Đỗ Trường


Tô Thùy Yên
dinhcuong

Hiệp định Genève cắt đôi hình đất nước, kéo theo một cuộc di dân từ Bắc vào Nam, với qui mô chưa từng có, kể từ ngày lập quốc. Những người di dân ấy, đã mang theo ngôn ngữ, văn hóa đặc trưng vùng, miền về nơi định cư mới. Và trong dòng người đó, có rất nhiều văn nhân, nghệ sĩ tài năng. Có thể nói, cái ngôn ngữ, văn hóa này, ảnh hưởng ít, nhiều đến tâm hồn những văn nghệ sĩ phương Nam. Tô Thùy Yên là một trong những nhà thơ chịu ảnh như vậy, và ngay từ buổi đầu đến với thi ca. Nhất là từ khi ông tham gia sáng lập tạp chí Sáng Tạo ở Sài Gòn cùng với những thi sĩ, văn nhân đất Bắc như: Mai Thảo, Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sĩ Tế, Thái Tuấn, Ngọc Dũng, Duy Thanh…

Do vậy, đọc Tô Thùy Yên, ta có thể thấy, dường như ông đã trộn ngôn ngữ, văn hóa của cả ba miền Bắc Trung Nam vào những trang thơ của mình, để làm nên ngôn ngữ thơ (bác học) sang trọng, không thể lẫn lộn với bất cứ nhà thơ nào khác. Thông thường khi đọc một tác phẩm nào đó, một chút lưu tâm, ta có thể nhận ra quê quán nơi sinh trưởng của tác giả, thông qua ngôn ngữ biểu đạt. Nhưng, cũng giống như nhà thơ Luân Hoán, đọc Tô Thùy Yên, quả thật, khó có thể nhận biết, quê quán, nơi sinh trưởng của ông qua những đặc tính trên.
(more…)

Trần Gia Phụng

Tại Bắc Việt Nam (BVN), từ tháng 8 đến tháng 12-1967, Hồ Chí Minh (HCM) không xuất hiện trước dân chúng. Nhiều dư luận đồn đoán rằng HCM đã chết.

Bất ngờ, vào dịp hai ngày lễ lớn ở BVN năm 1967 là lễ kỷ niệm 21 năm ngày “Toàn quốc kháng chiến” [19-12-1946] và lễ kỷ niệm 23 năm ngày thành lập “Quân đội nhân dân” [22-12-1944], HCM xuất hiện tại trụ sở quốc hội vào ngày 23-12-1967, trong y phục của một viên chỉ huy tối cao, nói chuyện khoảng 9 phút và đưa ra lời kêu gọi toàn dân Việt Nam, hãy đứng lên lập kỳ công chống “đế quốc Mỹ”, và tạo thêm nhiều chiến công trong dịp năm mới.

Sau buổi lễ, nhật báo Nhân Dân của đảng Lao Động, bình luận rằng bài nói chuyện của HCM là “một mệnh lệnh tiến lên con đường vinh quang và là dấu hiệu của một đợt tấn công mới.” Báo Quân Đội Nhân Dân thì viết rằng “những lời nói của bác Hồ như tiếng kèn báo hiệu trận đánh.” (Don Oberdorfer, TET, New York: A Da Capo Paperback, 1971, tt. 66-67.)
(more…)

Nguyễn Văn Sâm

Trong một tập sách Nôm mỏng sưu tầm được ở Miền Tây mà chúng tôi cho là được viết vào những năm cuối của thế kỷ 19 có bài văn tựa đề là Giác Mê Phú. Bài văn có tư tưởng Phật giáo hiểu theo cách của người bình dân, nhấn mạnh trên sự tu tâm để thành chánh quả và ăn ngay ở thẳng theo giáo lý của đạo Nho. Sự phối hợp nầy tạo nên những ngành nhỏ của Phật giáo địa phương như Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa ban đầu và Phật Giáo Hòa Hảo sau nầy như ta đã biết. Xin được giới thiệu bài văn chưa bao giờ được nhắc đến trong sách vỡ quốc ngữ từ trước đến giờ.
(more…)

Trần Gia Phụng

Ngày nay, các biến cố tháng 8-1945 thường được sách báo của cộng sản (CS) gọi là “cuộc cách mạng tháng 8”. Tuy nhiên, vào lúc đó, chính người CS tự hào là đã “cướp chính quyền”. Điều nầy sách vở CS còn lưu truyền và những thường dân lớn tuổi hiện còn sống xác nhận. Mở đầu chuỗi biến cố nầy là cuộc cướp chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945.

1. O.S.S. HUẤN LUYỆN VIỆT MINH

Nguyên tại Cao Bằng, ngày 11-11-1944, một phi cơ trinh sát Hoa Kỳ bị hỏng máy ở biên giới Hoa-Việt. Trung uý phi công Rudolph Shaw nhảy dù ra khỏi phi cơ và một đơn vị VM tìm được. Họ đưa Shaw đến gặp Hồ Chí Minh (HCM), đang có mặt ở Pắc Bó, xã Trường Hà, châu Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. (William Duiker, Ho Chi Minh a life, New York: Hyperion, 2000, tt. 282-283.)
(more…)

Ngô Thế Vinh
Tưởng niệm hai triệu vong linh đã chết trong thời kỳ Khmer Đỏ

Lời Dẫn: “History à la carte”, là một thuật ngữ rất mới của Chương Lập Phàm/ Zhang Lifan một sử gia Trung Quốc, khi trả lời phỏng vấn báo New York Times [March, 2015], ông đã đưa ra một ví von: “lịch sử theo thực đơn / history à la carte”, theo cái nghĩa nhà nước Trung Quốc chỉ muốn phổ biến tuyên truyền những điều thấy có lợi, trong khi cố né tránh những khía cạnh tiêu cực có thể gây chỉ trích. Mối liên hệ thắm thiết giữa Bắc Kinh và Khmer Đỏ đang là trang khuyết sử, không có trong thực đơn của Trung Quốc. (1) (Ngô Thế Vinh)

“Không có trợ giúp của Trung Quốc, chế độ Khmer Đỏ không thể tồn tại quá một tuần lễ. Without China’s assistance, Khmer Rouge regime would not last a week” Andrew Mertha, Cornell University 2014. (2)

“Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc không có liên hệ chính trị nào với Khmer Đỏ. Sự trợ giúp chỉ giới hạn trong việc cung cấp thực phẩm và nông cụ.” Trương Kim Phong/ Zhang Jinfeng, đại xứ TQ tại Cambodia, 2010. (1)
(more…)

Trần Hữu Thục


George Orwell (1903-1950)

Những người quan tâm đến văn học và chính trị, có lẽ không ai không biết đến George Orwell, tác giả của Animal Farm/Trại Súc Vật.

Vào đầu năm nay (2017), tên tuổi của George Orwell bỗng nhiên trở lại với công chúng Hoa Kỳ: một tác phẩm độc đáo khác của nhà văn, Nineteen Eighty-Four hay 1984, nằm đầu danh sách bestsellers của Amazon vào cuối tháng 1/2017, khiến cho nhà xuất bản phải in thêm 75 ngàn ấn bản mới. Tác phẩm này cũng đã từng nhiều lần nằm trên danh sách bestsellers trước đây. Gần nhất là lúc Edward Snowden tiết lộ chương trình do thám cá nhân của cơ quan National Security Agency năm 2013. Lần này, sự gia tăng số bán xuất hiện vào thời điểm bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống của Trump, lúc có một sự tranh cãi kéo dài giữa tòa Bạch Ốc và báo chí liên hệ đến việc đưa thông tin, khiến xuất hiện một số từ mới như fake news hay alternative facts. Fake news (tin bịa đặt) là nhóm từ tổng thống Donald Trump quy cho cách đưa thông tin mà ông gọi là bịa đặt nhằm chống lại ông của một số cơ quan truyền thông như CNN, New York Times, Washington Post…; alternative facts (sự kiện thay thế/sự kiện chọn lựa) là nhóm từ do bà Kellyanne Conway, cố vấn của tổng thống Trump, sử dụng nhằm biện hộ cho phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Sean Spicer khi ông này đưa thông tin sai lạc về số người tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Trump vào tháng 1/2017. Có thể nói, alternative facts cũng là sự kiện bịa đặt nhưng được chọn lựa có chủ đích nhằm biện minh cho một ý định nào đó. Cách tạo từ mới này khiến người ta liên hệ đến Newspeak, là tên của một hệ thống ngôn ngữ mới do chế độ độc tài toàn trị tạo nên nhằm kiểm soát hiện thực, trong Nineteen Eighty-Four.
(more…)

Ngô Thế Vinh

“Trung Quốc là gã khổng lồ đang im ngủ. Hãy để nó yên giấc, vì khi thức dậy nó sẽ chuyển dịch cả thế giới”. / “China is a sleeping giant. Let her sleep, for when she wakes she will move the world.” (Napoléon Bonaparte, 1816 à Saint Hélène)


Hình 1: Con tàu cá lưới rà / trawler Trung Quốc có khả năng vét nạo tới đáy đại dương: những chiếc tàu khủng ấy đang đánh cá lậu ngoài khơi các xứ Tây Phi châu và các nơi khác; một lối đánh cá lùng và diệt nguồn tài nguyên của hành tinh này. [nguồn: India Live Today, July 8, 2016]

TRUNG QUỐC VÉT CẠN NGUỒN CÁ

Thời kỳ mà biển còn tràn đầy các loại cá, đời sống ngư dân tốt đẹp no đủ. Nhưng giờ đây ở phía bên kia trái đất, ngư dân các xứ Tây Phi châu như Guinea, Senegal đang than thở là biển hết cá họ chỉ kéo lên được những mẻ lưới gần như trống trơn. (1,2)

Trong khi đó, ở một tỉnh miền đông Trung Quốc, Zhu Delong 75 tuổi cũng lắc đầu nhìn vào mẻ lưới với lác đác mấy con cá nhỏ và vài con tôm đỏ. Ông ta hồi tưởng: “Khi còn bé, tôi có thể câu được những con cá đù vàng/ yellow croakers rất lớn. Nhưng nay thì ngoài biển trống trơn rồi.”
(more…)

Nguyễn Tam Phù Sa


Nhà cách mạng Trần Cao Vân (1866-1916)

Trong số “Danh nhân đất Quảng”thời chống Pháp, có một tiên liệt nổi bật về số lần vào tù – 2 lần bị tuyên án tử hình, 3 lần bị tù từ 1 đến 3 năm, một lần lãnh cái chết bất tử. Chuỗi lao lý kết nối suốt quá trình đấu tranh chống Pháp không chỉ với cụ Trần Cao Vân mà còn có cụ bà Võ Thị Quyền – cánh tay phải đắc lực, người vợ trung kiên, mẫu mực xứ Ðại Lộc.

Vợ chồng đồng lòng lo đi giúp nước

Cụ Trần Cao Vân sinh năm Bính Dần (1866) tại làng Tư Phú, Gò Nổi (xã Ðiện Quang, Ðiện Bàn, Quảng Nam). Năm 8 tuổi mồ côi mẹ. Thân phụ là nhà nho yêu nước, chuộng chữ nghĩa. Trần Cao Vân vốn rất thông minh, học tập xuất sắc, nhân cách rất mực, có tài đối đáp linh hoạt, uyên bác. Khoa thi Nhâm Ngọ (1882), cụ ra Huế dự thi nhưng bệnh đột xuất nên đành bỏ dở. Khoa Mậu Tý (1888), trúng tuyển trường nhất, nhì, nhưng hỏng trường ba. Trần Cao Vân lui về Cổ Lâm tự (Ðại Lộc) chuyên tâm khảo cứu Kinh dịch – Tiên thiên và Hậu thiên bát quái của vua Phục Hy và Chu Văn Vương (Trung Quốc) để biên soạn Trung thiên đạo bắt nguồn từ Trung thiên dịch. Con đường khoa bảng của cụ lận đận, thế nhưng qua thơ văn, câu đối còn để lại cho thấy cụ là bậc triết gia, khảo học uyên thâm, văn chương lỗi lạc.
(more…)

Nguyễn Lương Vỵ


Bìa sách Thơ Trần Nhân Tông
Nguyễn Lương Vỵ phỏng dịch và bình thơ
NXB Q&P – Sống, California,
kết hợp với Amazon phát hành trên mạng toàn cầu, 4.2017

Trong kho tàng thi ca cổ điển Việt Nam, Trần Nhân Tông là nhân vật lịch sử rất đặc biệt: Ngài không chỉ là một bậc minh quân lỗi lạc hiếm có, mà còn là một vị thiền sư đã liễu ngộ Phật pháp (được người đương thời tôn xưng là Điều Ngự Giác Hoàng hay Phật Hoàng, trở thành vị tổ sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử của Phật giáo Việt Nam), đồng thời, cũng là một nhà thơ lớn của dân tộc.

Tác phẩm thơ của Trần Nhân Tông, trải qua nhiều thời kỳ loạn lạc chiến tranh đã bị thất tán khá nhiều. Đến nay, di sản thơ của Trần Nhân Tông đã được sưu tập và lưu giữ chỉ còn khoảng trên dưới 35 bài và một số câu thơ lẻ nằm rải rác ở các bài giảng, ngữ lục, phú… Tuy số lượng thơ còn lại khá khiêm tốn, nhưng giá trị về nội dung tư tưởng, nghệ thuật trong thơ Trần Nhân Tông được người đương thời, cũng như các thế hệ đời sau rất tâm đắc, ca ngợi và ngưỡng mộ.
(more…)

Nguyễn Minh Thanh


Chí sĩ Phan Bội Châu (1867 – 1940)

I. Lược sử Phan Bội Châu

Ông là con của ông Phan Văn Phổ và bà Nguyễn Thị Nhàn, người huyện Nam Đàn, Nghệ An. Chính tên là Phan Văn San, song vì phạm húy Vĩnh San (tên của vua Duy Tân) nên đổi là Phan Bội Châu. Ông có nhiều biệt hiệu, Sào Nam là phổ thông nhất. Chữ Sào Nam lấy ý từ câu “Việt điểu sào nam chi”, (Chim Vịêt làm ổ trên cành phía Nam).

Thiên bẩm thông minh đỉnh ngộ, mới 6 tuổi Phan Bội Châu đã học hết Tam Tự kinh. Năm 1900 ông đậu Giải Nguyên (đầu khoa) khoa thi Hương.

Sau khi đổ Giải Nguyên, ông sống bằng nghề dạy học và đi khắp nơi giao du cùng Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Quyền, Ngô Đức Kế… mưu đại sự cứu nước, giành độc lập từ tay người Pháp.
(more…)

Nguyễn Văn Sâm
(Tặng hai cựu đồng nghiệp của tôi ở trường Đại Học Văn Khoa ngày trước: NTT, NKh.)

phu_con_muoi

Trước hết nên phân biệt giữa bài hịch và bài phú. Về phương diện chủ đích, hịch là lời truyền rao kêu gọi làm chuyện gì đó. Đánh kẻ thù bên ngoài, diệt kẻ bạo tàn bên trong chẳng hạn. Nửa đêm truyền hịch hẹn ngày xuất chinh. (Chinh Phụ ngâm).

Xưa còn truyền tụng đến nay chỉ vài ba bài hịch: Hịch Tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo, Hịch của Nguyễn Trãi tức Bình Ngô Đại Cáo, Hịch đánh Trịnh tương truyền là của Nguyễn Hữu Chỉnh, Thảo Thử hịch (Bài hịch giết chuột, chuột đây cũng là giống sâu dân mọt nước, theo kẻ thù tàn hại dân lành…, tên tác giả vẫn còn là vấn đề ).

Phú là bài nói lên ý mình, giải bày những suy nghĩ của tác giả có tính cách văn chương niêm luật. Phú để giải bày, không kêu gọi như hịch. Phú Việt Nam còn lại thật nhiều, nhứt là phú viết bằng chữ Nôm. Ông Vũ Khắc Tiệp đã in quyển Phú Nôm tập hợp những bài phú thật hay là quyển sách có giá trị cho tới nay chưa có thêm quyển nào về loại nầy nói chi là vượt được Vũ Khắc Tiệp. Học sinh Trung học thời Việt Nam Cộng Hòa ai cũng biết hai bài phú danh tiếng Phú Hỏng Thi của Trần Tế Xương và Phú Tài Tử Đa Cùng của Cao Bá Quát.
(more…)

Alex-Thái Đ. Võ

sach_tet_1957

Cuối tháng 12 âm lịch năm Bính Thân, 1956, nhà xuất bản Minh Đức cho xuất bản một tác phẩm với tựa Sách Tết 1957, đánh dấu sự cố gắng cuối cùng của phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm.

Đến nay đã là một chu kỳ 60 năm. Hầu như không mấy người còn biết đến tác phẩm này và ý nghĩa đặc biệt của nó đối với phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm. Với một bìa in màu bức tranh các thiếu nữ đi chợ Tết, tập sách gồm 28 trang ruột ở khổ 27x39cm có thể được xem là ấn phẩm cuối cùng của nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm.

Nhân Văn-Giai Phẩm là một chủ đề lớn, một sự kiện lịch sử quan trọng cần nghiên cứu và phân tích sâu nên khó lòng có thể bàn hết trong không gian hạn hẹp này. Nhưng để hiểu thêm về sự hình thành của tập Sách Tết 1957 và mối liên quan của nó đối với phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm, bài viết này xin giới thiệu sơ lược đôi nét về bối cảnh lịch sử và liệt kê một số thông tin cơ bản về các tác phẩm đã tạo nên phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm.
(more…)

Nguyễn Văn Sâm

truong_vinh_ky
Trương Vĩnh Ký (1837-1898)

Ở trong nước mấy chục năm nay người ta không chứng minh, chỉ đề quyết  rằng Trương Vĩnh Ký là người theo Tây, ông làm công chức cho Tây (thông dịch viên, thầy giáo trường Thông Ngôn..), làm quan  trong triều đình Việt Nam nhưng dưới sự điều khiển của Tây… Vậy thì Trương Vĩnh Ký phải bị xổ toẹt ra khỏi danh sách danh nhân Việt Nam bằng mọi cách.

Kết tội ông là tạo nên Cái Oan Thế Kỷ.

Ta chỉ cần dựa trên một vài bài văn mà Trương Vĩnh Ký cho đăng trên nguyệt san giáo dục Thông Loại Khóa Trình (Miscellanées) do ông chủ trương để thấy rằng ông không ưa Tây. Cái khó là dưới sự kềm kẹp và nhiều mũi dùi chăm chăm vào mình, ông Trương Vĩnh Ký phải rất cẩn thận nên sự chống đối đó cũng hơi khó thấy. Khó thấy nhưng ta cũng tìm được.
(more…)

Ngô Thế Vinh
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long

If Tibet dries, Asia dies
Nếu Tây Tạng khô hạn, Châu Á chết
[www.tibetanwomen.org]

dalai_lama_2
Hình 1: Đức Dalai Lama và Cực Thứ Ba của Trái Đất
[nguồn: http://www.activeremedy.org]

CỰC THỨ BA CỦA TRÁI ĐẤT

Khoảng ba trăm triệu năm trước, Tây Tạng còn nằm dưới đáy biển Tethys nguyên là một đại dương mênh mông bao trùm cả diện tích Châu Á và Ấn Độ. Do hành trình va chạm dữ dội của hai khối tiền lục địa Gondwanaland và Laurasia tạo nên cơn địa chấn với sức ép khổng lồ từ khối đất Ấn Độ dồn lên phía bắc tạo thành dãy Hy Mã Lạp Sơn và Cao nguyên Tây Tạng.

Với lịch sử địa chất ấy, Tây Tạng là vùng đất cao từ 3500 tới 5000 m – được mệnh danh là “xứ tuyết”, “nóc của trái đất”, hay “Cực Thứ Ba / Third Pole” — hai cực kia là Bắc Cực và Nam Cực. Tây Tạng với diện tích hơn một triệu km2 gần bằng Tây Âu nhưng cô lập với thế giới bên ngoài bởi ba bề núi non hiểm trở: phía nam là dãy Hy Mã Lạp Sơn, phía tây là rặng Karakoram, phía bắc là các rặng Kunlun và Tangla; riêng phía đông cũng bị cắt khoảng bởi các dãy núi không cao và lũng sâu và thoải dần xuống tới biên giới Trung Hoa, ráp gianh với hai tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam.
(more…)

Thiếu Khanh
(Thay lời dịch giả)

cover_the_birth_of_vietnam

Năm 1924 một người dân làng Đông Sơn, ngôi làng quê phía trên cầu Hàm Rồng, cách tỉnh lỵ Thanh Hóa vài cây số, đi câu cá, tình cờ nhặt được vài món cổ vật thời tiền sử. Từ đó người ta phát hiện và khai quật một nền văn hóa khảo cổ tại ngôi làng này, và tên Đông Sơn nhanh chóng trở thành một địa danh lừng lẫy trong giới sử học không những ở Việt Nam mà cả quốc tế. Mười năm sau, năm 1934, nhà khảo cổ học người Áo Heine Geldern R, đề xướng gọi nền văn hóa khảo cổ phát hiện ở Đông Sơn là “Văn hóa Đông Sơn.” Chủ nhân của nền văn hóa đó đã sống cách đây trên 3000 năm. Tuy nhận thấy tính bản địa rõ rệt của nền văn hóa này, nhưng hầu hết các học giả thời đó đều không tin đó là một nền văn hóa của người Việt cổ, và cho nó là một nền văn hóa ngoại lai, của Tàu hoặc thậm chí của… châu Âu!.
(more…)

Nguyễn Minh Thanh

– Tưởng niệm công đức tiền nhân.
– Tưởng kính quí Thầy Cô xưa…
– Tưởng nhớ quí bạn cũ, cựu học sinh Thủ Khoa Nghĩa Châu Đốc.

mo_va_den_tho_bui_huu_nghia
Mộ và đền thờ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa

Lược sử Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa (1807-1872)

Ông còn có tên Bùi Quang Nghĩa, hiệu Nghi Chi, người quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Cha là Bùi Hữu Vị, có chỗ ghi là Bùi Hữu Đá, làm nghề dân chài. Thuở nhỏ, Bùi Hữu Nghĩa rất thông minh theo học chữ Nho, nhưng nhà nghèo nghỉ học. May nhờ người nói giúp, lên Biên Hoà ở nhà ông Nguyễn Văn Lý là phú gia trong làng, đi học với thầy đồ Hoành và rồi được ông Lý gả con cho.

Năm 1835, đời vua Minh Mạng, Bùi Hữu Nghĩa thi đỗ Giải Nguyên (Thủ khoa) kỳ thi Hương ở Gia Định nên thường gọi là Thủ khoa Nghĩa. Lúc ấy Ông 28 tuổi. Năm sau Bùi Hữu Nghĩa ra Huế thi Hội, nhưng rớt. Tuy nhiên Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa vẫn được vua Minh Mạng cho tập sự ở Bộ Lễ và cử đi sứ nước Xiêm, khi về được bổ nhiệm làm Tri huyện Phước Chánh tỉnh Biên Hoà. Với lòng thương dân, dạ ngay thẳng, không bợ đỡ cấp trên nên về sau bị đổi đến làm Tri huyện Trà Vang tức Trà Vinh tỉnh Vỉnh Long. Vẫn tính tình cương trực như tự thuở nào.
(more…)

Nhật Tiến
(Trích “Từ Nhóm Bút Việt đến Trung Tâm Văn Bút Việt Nam”)

tru_so_nhom_but_viet-1957
Trụ sở ở số 157 đường Phan đình Phùng Sài Gòn
(Hình trên Thế Giới Tự Do, số 9, tập 7 năm 1957)

LỜI NÓI ĐẦU

Miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954-1975 nói về mặt sinh hoạt văn hóa thì đó là một thời kỳ rực rỡ được vun trồng bởi nhiệt huyết của một số lượng nhân sự lớn lao bao gồm các nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo, các nhạc sĩ, họa sĩ, các nghệ sĩ trong mọi ngành sân khấu, điện ảnh và cả các giới chức trong toàn ngành giáo dục. Nhiều thế hệ qua đó đã được đào tạo, vừa nhằm mục đích gây dựng một nền tảng đạo đức xã hội song song với việc duy trì truyển thống văn hóa tốt đẹp của Cha Ông và cũng vừa làm nẩy nở và phát triển thêm về những tư tưởng khai phóng, dân chủ qua các trào lưu văn hóa mới trên thế giới.
(more…)

Thụy Khuê

duong_nghiem_mau_4
Nhà văn Dương Nghiễm Mậu
(1936-2016)

Tiểu sử: Dương Nghiễm Mậu tên thật là Phí Ích Nghiễm, sinh ngày 19 tháng 11 năm 1936 tại quê nội làng Mậu Hòa (quê ngoại làng Dương Liễu), huyện Đan Phượng, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Từ 12 đến 18 tuổi sống ở Hà Nội. Học tiểu học ở trường Hàng Than, trung học, Chu Văn An, viết đoản văn, tùy bút cho báo trường và các báo có phụ trang văn nghệ học sinh. 1954 di cư vào Nam với gia đình, năm đầu ở Huế, năm sau ra Nha Trang, hè 1957 vào sống hẳn Sài Gòn.

Từ 1957 trở đi viết nhiều: tạp văn, tùy bút, đoản văn, truyện ngắn, truyện dài. Tiểu thuyết đầu tay Đầy tuổi tôi đăng trên tạp chí Văn Nghệ từ số 2, tháng 3/1961 (sau in thành sách đổi tên là Tuổi nước độc, Văn, 1966), truyện ngắn Cũng đành in lần đầu trên báo Tân Phong của Trương Bảo Sơn; truyện ngắn Rượu chưa đủ, trên Sáng Tạo (bộ cũ, số 28-29 tháng 1-2/1959) đã xác định phong cách văn chương Dương Nghiễm Mậu. Từ 1962, làm tạp chí Văn Nghệ với Lý Hoàng Phong, đồng thời viết cho Sáng Tạo, Thế Kỷ 20, Tin Sáng, Văn, Văn Học, Bách Khoa, Giao Điểm, Chính Văn, Giữ Thơm Quê Mẹ, Sóng Thần… Tập truyện ngắn đầu tay Cũng đành do tạp chí Văn Nghệ xuất bản năm 1963. Truyện dài Gia tài người mẹ (Văn Nghệ, 1964), được giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc (miền Nam), 1966.
(more…)

Trần Văn Nam

ven_song_ma-quang_dung

Tính hào hùng rất dễ tìm thấy trong bài thơ Tây Tiến. Tính bi tráng của chiến tranh cũng rất dễ tìm ra trong bài thơ. Ngày nay ta thường nói về tính nhân bản để bàn về các tác phẩm chiến tranh. Bài thơ Tây Tiến cũng có nhiều dáng vẻ của tính phản chiến.  Dùng từ ngữ phản chiến thì hơi quá, nên xin diễn tả bằng những từ ngữ khác: Cảm nghĩ chân thực của con người đối với sự khốc liệt của bất cứ cuộc chiến tranh nào, dù đó là cuộc chiến tranh thần thánh huy động được cả toàn dân tham gia vào cuộc trường kỳ kháng Pháp. Tính hào hùng, tính bi cảm, hai khía cạnh của bài thơ Tây Tiến thực sự rất dễ tìm thấy, không phải là một gán ghép để trình bày quan niệm nhân bản thường được bàn tới bởi các sách báo Tây Phương. Ðiều làm ta ngạc nhiên là hai khía cạnh đó hiện diện song hành một cách tình cờ trong mỗi đoạn thơ. Ví dụ đoạn thơ đầu, lúc mới lên đường từ giã miền xuôi:

Sông Mã xa rồi, Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao, sương lấp, đoàn quân mỏi
Mường Lát mưa về trong đêm hơi

(more…)

Trần Văn Nam

khuat_dau-dinh_cuong
Nhà thơ Khuất Đẩu
dinhcuong

Thời chiến tranh khốc liệt ở Miền Nam Việt Nam trước năm 1975, có một tập thơ mà chỉ với nhan đề thi phẩm thôi cũng đủ nói lên niềm lạc quan thấy vẫn còn le lói giữa mùa loạn lạc. Chiến tranh tàn phá đất nước, làm xã hội đảo điên, lòng người thấm đậm triết lý hiện sinh hiểu theo nghĩa tiêu cực nhất. Khi ấy xuất hiện thi phẩm “Những Dòng Nước Trong” của Hoàng Bảo Việt. Tiếc rằng hiện tại ta không có tập thơ này trong tay để tìm hiểu có những nét sáng tạo về nghệ thuật nào nhằm hổ trợ cho nội dung hé thấy những dòng nước trong giữa biển đời vẩn đục.
(more…)

Trần Hoài Thư

bia_tap_chi_mai

Mai là tạp chí phát hành mỗi tháng 2 kỳ, ra ngày 1 và 15. Chủ nhiệm: Hoàng Minh Tuynh. Giám đốc chính trị: Huỳnh Văn Lang. Tòa soạn 80 Hồng Thập Tự Sài Gòn. Báo có mặt 6 năm từ 1960 đến 1966. Từ tháng 7-1962 đến tháng 11- 1966, Mai bắt đầu đánh số trở lại, gọi là Mai bộ mới. Chủ nhiệm vẫn là Hoàng Minh Tuynh.

Báo khổ nửa giấy báo nhật trình, dày 40 trang, có 4 trang quảng cáo. Chỉ bắt đầu từ tháng 12-1964, khổ giấy được đổi lại nhỏ hơn như khổ của tạp chí Văn, và cũng được đánh số trở lại. .. Số 16-17 phát hành ngày 1-8-1966 là số cuối cùng, với các bài của Lê văn Hảo, Vũ Đình Lưu, Hoàng Minh Tuynh, Père Jean Subra..
(more…)