Nguyễn Tam Phù Sa

Nhà cách mạng Trần Cao Vân (1866-1916)
Trong số “Danh nhân đất Quảng”thời chống Pháp, có một tiên liệt nổi bật về số lần vào tù – 2 lần bị tuyên án tử hình, 3 lần bị tù từ 1 đến 3 năm, một lần lãnh cái chết bất tử. Chuỗi lao lý kết nối suốt quá trình đấu tranh chống Pháp không chỉ với cụ Trần Cao Vân mà còn có cụ bà Võ Thị Quyền – cánh tay phải đắc lực, người vợ trung kiên, mẫu mực xứ Ðại Lộc.
Vợ chồng đồng lòng lo đi giúp nước
Cụ Trần Cao Vân sinh năm Bính Dần (1866) tại làng Tư Phú, Gò Nổi (xã Ðiện Quang, Ðiện Bàn, Quảng Nam). Năm 8 tuổi mồ côi mẹ. Thân phụ là nhà nho yêu nước, chuộng chữ nghĩa. Trần Cao Vân vốn rất thông minh, học tập xuất sắc, nhân cách rất mực, có tài đối đáp linh hoạt, uyên bác. Khoa thi Nhâm Ngọ (1882), cụ ra Huế dự thi nhưng bệnh đột xuất nên đành bỏ dở. Khoa Mậu Tý (1888), trúng tuyển trường nhất, nhì, nhưng hỏng trường ba. Trần Cao Vân lui về Cổ Lâm tự (Ðại Lộc) chuyên tâm khảo cứu Kinh dịch – Tiên thiên và Hậu thiên bát quái của vua Phục Hy và Chu Văn Vương (Trung Quốc) để biên soạn Trung thiên đạo bắt nguồn từ Trung thiên dịch. Con đường khoa bảng của cụ lận đận, thế nhưng qua thơ văn, câu đối còn để lại cho thấy cụ là bậc triết gia, khảo học uyên thâm, văn chương lỗi lạc.
(more…)