Posts Tagged ‘Võ Phiến’

Ngự Thuyết

vo_phien_9
Nhà văn Võ Phiến (1925-2015)

Ông Võ Phiến đã qua đời. Tôi và vợ tôi đến thăm ông tại Santa Ana Rehab Center, Nam Cali, lúc 5 giờ chiều ngày 28/9/2015, tức là đúng 2 giờ trước khi ông vĩnh viễn ra đi. Sau đó tôi được biết Lê Tất Điều và cuối cùng là Nhã Ca và Phan Tấn Hải đã đến.

Trong căn phòng nhỏ, bà Phiến, vốn đã gầy nay còn da bọc xương, và chị Nga (vợ của Vũ Đình Minh, tức nhà văn Mai Kim Ngọc) đang ngồi thì thầm với nhau trên hai chiếc ghế đặt cạnh cái giường bệnh trên đó ông Võ Phiến như đang nằm chờ ai, chờ cái gì. Tôi mong, như mấy lần trước ông bị khẩn cấp đưa vào bệnh viện, ông lại được đưa về nhà sống thêm tuổi thọ với bà. Tôi bước tới chân giường. Vẻ mặt của ông rất thanh thản, nghiêm nghị, khác hẳn trước kia thường điểm một nụ cười nhẹ trên ánh mắt, trên khóe miệng, toát ra một phong thái bình dị, thân mật, nhưng đằng sau cái bề ngoài xuề xòa đó vương vấn một nỗi bất an khó tả. Nước da ông xanh xao, mái tóc như thưa đi và hơi phờ phạc, bạc phơ, đôi mắt sâu nhắm nghiền dưới hai chân mày nhô lên và cũng bạc trắng, mũi và miệng vướng đầy dây nhợ. Toàn thân, tay chân, được bọc kín trong lớp chăn màu trắng. Ông thở nặng nhọc, hơi giật giật.
(more…)

Phan Tấn Hải

vo_phien-khanh_truong
Võ Phiến
tranh Khánh Trường

Trọn đời nhà văn Võ Phiến (1925-2015) là những trang giấy, nơi đó ông đi nhiều hơn ngồi, ông động nhiều hơn tĩnh, ông gây bất ngờ cho độc giả nhiều hơn là lưu giữ sự lặng lẽ trên giấy.

Và chính đời ông cũng đã trải qua những chuyến đi xa, những chuyến đi ảnh hưởng tới trọn văn nghiệp của ông, khi rời thành để tham gia Việt Minh chống Pháp, rời bỏ bộ đội để về thành khi thấy không phù hợp với chủ nghĩa cộng sản, rời Miền Trung để vào Sài Gòn, và rời đất nước năm 1975.
(more…)

Nguyễn Ngọc Bích

vo_phien-dinh_cuong-1994
Võ Phiến
dinhcuong

Một nhà văn lớn, một ngôi sao sáng trong vườn văn-học Việt-nam vừa mới ra đi. Hôm qua, trong lúc tôi đang lái xe trên đường từ Maryland về thì anh Bùi Bảo Trúc kêu tôi từ Quận Cam nói: “Anh Bích ơi, anh Võ Phiến chắc sắp ra đi rồi. Chị Võ Phiến đã mời Thầy Viên Lý đến tụng kinh cho anh và gia-đình đoán là bất cứ giờ nào anh ấy có thể sẽ quy tiên.” Quả như rằng, đến 7 giờ tối thứ Hai, 28 tháng 9, 2015, nhà văn Võ Phiến, một cây bút hàng đầu của Việt-nam tự do và của cộng-đồng hải-ngoại, đã trút hơi thở cuối cùng.
(more…)

Song Thao

vo_phien-song_thao
Nhà văn Võ Phiến và tác giả (Santa Ana, 12/2006)

Nguyễn Mộng Giác là người đưa tôi tới gặp Võ Phiến lần đầu vào cuối năm 2006. Chính xác là vào đúng ngày lễ Giáng Sinh năm 2006. Lúc đó anh Nguyễn Mộng Giác chưa vướng căn bệnh ung thư gan ác nghiệt và nhà văn Võ Phiến còn rất khỏe mạnh. Võ Phiến là tác giả tôi mến mộ từ tạp chí Bách Khoa ngày nào. Từ thời sinh viên, tôi đã quen với anh Bốn Thôi nhổ cái lông mũi mà tốn bốn trang giấy in. Võ Phiến là nhà văn có lối viết tỉ mỉ, rề rà mà nếu không quyến rũ được người đọc thì dễ làm các độc giả bỏ cuộc. Tài của Võ phiến nằm trong việc níu kéo được người đọc ở lại với nhân vật của ông. Nhưng có lẽ ông chẳng cần níu kéo. Chính cái rề rà của ông làm cho nhân vật của ông rõ nét hơn, thân mật với độc giả hơn.
(more…)

Thụy Khuê

vo_phien_5
Nhà văn Võ Phiến (1925-2015)

Tiểu sử Võ Phiến

Võ Phiến tên thật là Đoàn Thế Nhơn, bút hiệu khác: Tràng Thiên. Ông sinh ngày 20/10/1925 tại làng Trà Bình, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Cha là Đoàn Thế Cần làm giáo học, mẹ là Ngô Thị Cương. Võ Phiến có người em ruột là Đoàn Thế Hối, sinh năm 1932, sau này ra Bắc tập kết, cũng là nhà văn bút hiệu Lê Vĩnh Hoà. Khoảng 1933, cha mẹ xuống Rạch Giá lập nghiệp đem Đoàn Thế Hối theo; Võ Phiến ở lại Bình Định, sống với bà nội, học trường làng, trung học ở Quy Nhơn. 1942 ra Huế học trường Thuận Hóa và bắt đầu viết văn. Bài tùy bút đầu tiên tựa đề Những đêm đông viết năm 1943 đăng trên báo Trung Bắc Chủ Nhật, ký tên Đắc Lang.
(more…)

Ngô Thế Vinh

Trước và sau thời 1954-75 ở Miền Nam, không thấy ở nơi nào khác trên đất nước ta, văn học được phát triển trong tinh thần tự do và cởi mở như vậy. [Võ Phiến nói chuyện với Đặng Tiến 28-10-1998]

vo_phien_3

Có thể nói Võ Phiến là một trong số các tác giả được viết và nhắc tới nhiều nhất. Trước khi quen biết nhà văn Võ Phiến, tôi đã rất thân quen với những nhân vật tiểu thuyết của ông như anh Ba Thê đồng thời, anh Bốn thôi, ông Năm tản, ông tú Từ lâm, chị Bốn chìa vôi từ các tác phẩm Giã từ, Lại Thư nhà, Một mình…

Rồi qua người bạn tấm cám Nghiêu Đề, qua toà soạn Bách Khoa, tôi quen ông từ những năm trước 1960 cho tới khi ra hải ngoại về sau này.
(more…)

Nguyễn Hưng Quốc

vo_phien-khanh_truong
Võ Phiến
Khánh Trường

Nhà văn Võ Phiến sinh năm 1925, năm nay ông tròn 90 tuổi. Với số tuổi ấy, ông không những là một trong những nhà văn thọ nhất của Việt Nam mà còn là người có một sự nghiệp văn học dài nhất, hơn cả nửa thế kỷ.

Nếu hiểu nhà văn chuyên nghiệp là người dành toàn bộ thì giờ lao động cho việc viết lách và sống nhờ hẳn vào việc viết lách, tức là người coi việc viết lách như một nghề nghiệp theo cái nghĩa kinh tế học chúng ta thường dùng thì Võ Phiến chưa bao giờ là nhà văn chuyên nghiệp: suốt đời ông là công chức. Ở Việt Nam, ông làm công chức; sang Mỹ, ông cũng lại làm công chức. Viết lách, với ông, chỉ là nghề tay trái, đúng nghĩa tay trái: ông viết trong những ngày lễ, ngày nghỉ, viết giữa hai công việc trong sở, v.v… Vậy mà, nhìn lại số tác phẩm ông đã xuất bản, chúng ta không thể không kinh ngạc: gần 50 đầu sách. Không phải ít. Chưa nói về chất lượng, chỉ kể số lượng, với gần 50 đầu sách ấy, Võ Phiến rõ ràng là một trong những nhà văn có năng suất cao ở Việt Nam, không thua gì những người suốt đời sống bằng nghề cầm bút hay gần gũi với nghề cầm bút như dạy học hay quản lý các sinh hoạt văn học nghệ thuật, chẳng hạn.
(more…)

Kiều Phong

pham_thi_hoai
Nhà văn Phạm Thị Hoài

Bài “Ngày về” của cô có quá nhiều “vấn đề” cần thảo luận. Thì giờ eo hẹp, tôi chỉ tập trung vào những lập luận, lý lẽ của cô trong đoạn này:

Tôi không coi việc làm của con trai nhà văn Võ Phiến là hành động „đấu tố cha“ hay „bất hiếu“, như phần lớn phía dư luận đang phẫn nộ, đặc biệt ở hải ngoại. Máu mủ không phải là tiêu chuẩn để xác định đúng sai thiện ác. Chẳng lẽ chúng ta phải ca ngợi từ Kim Chính Nhật đến Kim Chính Ân, những người con trung thành nhất với cha ông? Lịch sử quá nhiều điên đảo và phân cực của Việt Nam tất yếu chia cắt và chia rẽ, thậm chí con người này đả đảo con người kia ngay trong một con người. Con cái Phạm Quỳnh bất hiếu chăng, khi tận trung phục vụ cho chế độ đã giết cha mình? Cù Huy Hà Vũ là một nghịch tử chăng, khi chống lại cái chế độ mà cha mình là một trong những công thần khai quốc? Chúng ta lấy quyền gì mà đem những quả tạ đạo đức ra đặt ùm ùm, lúc thì lên cán cân bên này, lúc thì lên cán cân bên kia, chỉ để lẩy cho được cái kết quả trọng lượng đang cần cho sổ sách trong những trường hợp như thế? „Trường hợp Thu Tứ“ chỉ là điển hình cho những xung đột đã và đang giằng xé người Việt trong mọi quan hệ và trên mọi bình diện. Nạn nhân là tất cả mọi thứ, riêng gì đâu tình phụ tử.

Là một trong những người dùng từ “đấu tố”, “bất hiếu” cho hành động của con trai nhà văn Võ Phiến, tôi xin thưa với cô thế này:

Từ “đấu tố” hay “tố khổ” (thường được dùng với ý nhẹ nhàng hơn, sau này trở nên thông dụng,) là sản phầm của Bác và Đảng. Nó chào đời mang một ý nghĩa tốt đẹp, đầy vinh dự là sẽ góp phần vào sự nghiệp đưa vùng đất bị Công sản chiếm đóng tiến mau tiến mạnh lên xã hội chủ nghĩa. Nó là “quốc sách” của Bác trong giai đoạn ấy.
(more…)

Phạm Thị Hoài

vo_phien-dinh_cuong
Nhà văn Võ Phiến
dinhcuong

“Chúng ta đang sống trong một hoàn cảnh thật khốn nạn. Sau hàng thế kỉ ngoại thuộc, sau ba chục năm trời nhiễu nhương, nay nước nhà được thanh bình, dân tộc bắt tay xây dựng đất nước, thì chúng ta lại bỏ xứ ra đi, chúng ta lại vắng mặt, lại đứng ngoài vòng.”

“Không về được, chúng ta tự thấy sống một đời vô duyên, lãng xẹt. Cần thì chưa chắc tổ quốc đã cần đến mình; chưa chắc mình sẽ có một đóng góp nào đáng kể. Những kẻ có ý thức cao nhất về mình cũng không bao giờ dám tự nhận mình là cả một cần thiết cho quốc gia. Tuy nhiên, nghĩ rằng ở cái xứ nghèo khó nhỏ bé của mình đồng bào đang rầm rập xây dựng mà mình không được dự phần vào, tự dưng có một cảm tưởng tưng hửng, dần dần ngấm thành một đau đớn.”

“Lòng chúng ta lúc nào cũng tha thiết với quê hương, nhưng quê hương lại không còn như xưa. Cho nên chúng ta lâm cảnh bẽ bàng.”

“Về ư? Dẫu có về được, ta đâu còn về để tiếp tục đời sống như trước, mà chỉ để tăng cường hàng ngũ nô lệ. Đành rằng sống chết không cần, nhưng đã sống ta lại cam chịu sống như vậy sao? Sống để răm rắp vâng lời, để suốt đời ca ngợi lãnh đạo sáng suốt, để đem thân trâu ngựa củng cố một chế độ độc tài, vun bồi quyền lợi của một tầng lớp thống trị?”

“Bị kẹt dưới chế độ độc tài là đáng thương; còn như quyết định tự nguyện nhảy vào cúi đầu phục vụ độc tài lại đáng nguyền rủa. Kẹt cứng! Đồng bào ta, có lớp bị kẹt lại trong nước, có lớp lại bị kẹt… ở ngoài nước!”

Những dòng trên đây là của một nhà văn miền Nam nổi tiếng, trong tùy bút “Ngày về” in năm 1987 tại California [1]. Hai mươi lăm năm sau những tâm sự khắc khoải này và ba mươi bảy năm sau khi rời quê hương, một phần nhỏ tác phẩm của ông đã trở về. Hai đầu sách, Quê hương tôiTạp văn được Nhã Nam xuất bản tại Việt Nam. Chỉ có điều bút danh nổi tiếng của ông, Võ Phiến, được thay bằng Tràng Thiên, một bút danh ít người biết đến.
(more…)

Kiều Phong

bai_truong_hop_vo_phien

Mời đọc: Những sai lầm trong bài “Trường hợp Võ Phiến” của Thu Tứ (1), (2)

Đi tìm hiểu về sự hà khắc của một chế độ mà không bén mảng tới những cơ quan, bộ phận của guồng máy đang đè đầu, bóp cổ dân, không “tham quan” nơi dân bị nhà nước cưỡng chiếm đất đai, nhà cửa ruộng vườn… mà lại cứ đạp xe vòng vòng nơi chợ búa, đè lũ dân đen ra nghiên cứu, xét nghiệm… cuộc điều tra của cháu khôi hài!

Hãy tưởng tượng: một ông thanh tra của Liên Hiệp Quốc được phái đi điều tra tình trạng hành hạ tù nhân trong trại cải tạo, và ông ta “tác nghiệp” giống hệt Thu Tứ.

Ông ta không thăm viếng phòng “làm việc” vào giờ cao điểm của đấm đá, không tham quan hầm biệt giam để thấy những thân người dở sống dở chết, ngay cả nơi tù nhân lao động nhọc nhằn, với cái bụng lép kẹp, cũng bỏ qua luôn…

Rồi ngài thanh tra kết luận: “Tù nhân khi buồn, khi vui, thậm chí có lúc còn cười toe toét. Ở tù lâu cũng quen, nghe cán bộ quản giáo bốc phét hay chửi mắng, sỉ nhục, nét mặt vẫn bình thản. Vì nghĩ cùng chung thân phận tù, sĩ quan Ngụy quên hết cấp bậc, đối xử với nhau bình đẳng, cũng rất hay v.v… Không thấy bằng cớ tù nhân bị hành hạ”!
(more…)

Đỗ Xuân Tê

vo_phien-khanh_truong
Nhà văn Võ Phiến qua nét vẽ Khánh Trường

Sáu mươi năm sau người ta lại nhắc đến cái hồn ma của chính sách Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc, một vết nhơ không rửa nổi của nhà cầm quyền cộng sản trở thành vết hằn trong tâm trí tuổi thơ của chúng tôi. Cái đáng nhớ là cái vô văn hóa, phản đạo đức, nghịch tuyền thống qua cảnh con tố cha vợ tố chồng, mà tác giả của chính sách này lại là một đồng hương quê tôi, có tên Trường Chinh, người đất Hành Thiện nổi tiếng vì sản sinh nhiều khoa bảng kiệt xuất qua nhiều thời kỳ từ tây sang ta, mà chính ông cũng là một lý luận gia xuất sắc.

Tôi nhớ có mấy câu đồng dao được phổ biến chui khắp vùng châu thổ mạn hạ lưu sông Hồng,

Hành Thiện có bác Trường Chinh
Dạy con dạy cháu đồng tình tố cha
(more…)

Kiều Phong

Mời đọc: Những sai lầm trong bài “Trường hợp Võ Phiến” của Thu Tứ (1)

bai_truong_hop_vo_phien

4) Trong phần “Tại sao chúng tôi trở nên bất đồng” cháu khoe đã mở cuộc điều tra về tình cảnh đồng bào sống dưới chế độ Cộng Sản, và kết luận: không thấy chuyện gì chứng tỏ chủ nghĩa Cộng sản ảnh hưởng cực xấu vào văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam.

Nào, để xem thám tử Thu Tứ đi truy tầm “cái ảnh hưởng cực xấu” ra sao.

Cháu kể: Chúng tôi về nước rất nhiều lần, mỗi lần rất lâu, thăm thân rất ít, coi như toàn bộ thời gian ở trong nước dành cho việc đi tham quan, chủ yếu miền Bắc. Chúng tôi không ở khách sạn sang trọng, không đi tua, mà ở những nhà khách rẻ tiền, đi xe khách, xe ôm, xe xích-lô, có lần mua xe đạp đạp dạo quanh vùng ngoại ô Hà Nội kia thường xuyên đến nỗi có người ngồi chợ tưởng nhầm là dân buôn! (Chúng tôi vẫn có lối du lịch “bụi” như vậy từ trước chứ không phải đến khi về nước mới thế.)
(more…)

Bắc Phong

thu_tu
Nhà văn Thu Tứ

đọc những gì anh “bất đắc dĩ” viết
trong bài Trường hợp Võ Phiến
tôi vừa buồn vừa giận
một nghịch tử được bố mẹ nuôi cho ăn học thành tài
thay vì đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục
lại táng tận lương tâm
viết như đấu tố văn học cha mình
tôi nghĩ bố anh dù thương con thế mấy
nếu có thể chắc cũng bắt anh nằm sấp xuống
mà đánh năm roi
(more…)

Phùng Nguyễn

bai_truong_hop_vo_phien

Bài viết “Trường Hợp Võ Phiến” của Thu Tứ, tức Đoàn Thế Phúc, con trai của nhà văn Võ Phiến mang hơi hướm của một bản cáo trạng trong thời kỳ cải cách ruộng đất ở miền Bắc vào những năm 50 của thế kỷ trước. Khi cú sốc gây ra bởi sự vô luân cao độ của hành động đấu tố văn học này lắng dần, còn lại trong lòng người đọc, đặc biệt những người quan tâm đến Văn Học Miền Nam giai đoạn 54-75, là nỗi chua xót của người bị tình phụ, và đồng thời là nỗi lo âu về những tác phẩm với cái hình thù méo mó, dị dạng của một trong những ngòi bút hàng đầu của nền văn học bị trù dập này sẽ được trưng bày trong các hiệu sách quốc nội.
(more…)

Kiều Phong

bai_truong_hop_vo_phien

Thu Tứ là bút hiệu của Đoàn Thế Phúc, con trai thứ nhà văn Võ Phiến. Anh được cha mẹ và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cho đi du học từ nhỏ, trở thành một khoa học gia ở Mỹ. Anh là nhà văn có tài. Nhưng, như một số sinh viên du học của miền Nam, Thu Tứ đền đáp lại cho miền đất đã nuôi dưỡng mình bằng một quả “thân Cộng” to đùng. Tháng 8 – 2014, cái tâm địa phản phúc, vô ơn, “ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản” của Thu Tứ tràn ra đầu ngọn bút, trút lên chính thân phụ của anh. Thu Tứ viết một bài dài mạt sát nhà văn Võ Phiến về tội “chống Cộng”, “làm hại nước”. Sau đây là những lá thư tác giả viết cho Thu Tứ.

Cháu Thu Tứ,

Đây là những sai lầm trong bài: “Trường hợp Võ Phiến”:

1- Cháu lên án những người chống Cộng ở miền Nam là: rước ngoại bang Mỹ về để giữ cho đất nước tiếp tục bị chia đôi! và “nhà văn Võ Phiến đặt việc chống Cộng lên trên việc thống nhất đất nước.”

Không có dân miền nào ngu dại thích chuyện “đất nước bị chia đôi” đến độ hy sinh máu xương để giữ cái “chia đôi” cho bằng được. Quân dân miền Nam và bố cháu đặt việc chống Cộng lên trên hết là để bảo vệ vùng đất cuối cùng của Việt Nam nơi con người còn được sống như nguời, không lọt vào gông cùm của một loại chế độ bị cả loài người kinh tởm.
(more…)

Trần Ngọc Hưởng

vo_phien-dinh_cuong
Nhà văn Võ Phiến (Tranh Đinh Cường)

Chẻ chi sợi tóc làm tư,
Nhẩn nha trang viết có như trang đời.
Lạc loài chị Bốn Chìa Vôi,
Ba Thê, Bốn Tản, Bốn Thôi quê mùa…

Mảnh rời ký ức đong đưa,
Chữ tình, ảo ảnh chưa vừa nổi trôi,
Đêm xuân trăng sáng đâu rồi?
Ly hương phù thế một đời lưu vong
(more…)