Trần Nhân Tông
Nguyễn Minh Thanh chuyển dịch từ nguyên tác Xuân Cảnh
Cảnh Xuân
Ngân nga chim hót liễu xanh dày
Chiều ngã thềm hoa mây trắng bay
Khách ghé vào chơi không hỏi chuyện
Lan can cùng tựa ngắm trời mây
(more…)
Trần Nhân Tông
Nguyễn Minh Thanh chuyển dịch từ nguyên tác Xuân Cảnh
Cảnh Xuân
Ngân nga chim hót liễu xanh dày
Chiều ngã thềm hoa mây trắng bay
Khách ghé vào chơi không hỏi chuyện
Lan can cùng tựa ngắm trời mây
(more…)
Nguyễn Du, Trần Nhân Tông, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Sầm Tham, Lưu Vũ Tích, Tiết Đào
Trần thị LaiHồng sưu tầm và chuyển ngữ
Nguyễn Du (1766-1820)
Cộng chỉ Mai hoa báo tiểu tức
Xuân tằng hà đáo dị hương nhân!
Mai mùa Xuân
Hoa Mai cùng báo tin Xuân
Đất khách nào biết có Xuân lại về!
(more…)
Trần Nhân Tông (1258—1308)
Yên Nhiên chuyển ngữ từ nguyên tác: Xuân hiểu | Xuân cảnh | Xuân vãn | Khuê oán
Sáng thức dậy mở tung cửa sổ
Không biết xuân đã trở về chưa
Kìa đôi bướm trắng nhởn nhơ
Tung tăng bay đến lượn lờ bên hoa
Xuân hiểu
Thụy khởi khải song phi
Bất tri xuân dĩ quy
Nhất song bạch hồ điệp
Phách phách sấn hoa phi
(more…)
Trần Nhân Tông
Nguyễn Lương Vỵ chuyển dịch thơ Việt
I. LỜI GIỚI THIỆU:
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm.
Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông có vai trò lãnh đạo quan trọng trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2 và lần 3.
Trần Nhân Tông cũng là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu Đà Hoàng Giác Điều Ngự. (Tham khảo từ trang Web. Vikipedia.org VN.)
“… Theo sử sách còn ghi được, Trần Nhân Tông là tác giả các tập thơ sau đây: Trần Nhân Tông Thi Tập, Đại Hương Hải Ấn Thi Tập, Tăng Già Toái Sự, Thạch Thất Mỵ Ngữ. Tuy vậy, sau bao nhiêu phen dâu bể của chiến tranh, loạn lạc, số tác phẩm trên đều đã mất. Hiện thơ ông chỉ còn giữ được 31 bài, hai cặp câu thơ lẻ, một bài minh và một bài tán, chép trong các tuyển tập. So với nhiều nhà thơ khác thời Lý – Trần, số lượng ấy kể cũng đã không phải là nhỏ.” (Trích từ bài viết của Nguyễn Huệ Chi và Trần Thị Băng Thanh, ngày 27.08.2012,“Sự thống nhất giữa hoàng đế, thi nhân và thiền gia trong một nhân cách – Trần Nhân Tông” trên trang trannhantong.net)
(more…)
Trần Nhân Tông
Nguyễn Lương Vỵ chuyển dịch thơ Việt
1.
題 普 明 寺 水 榭
薰盡千頭滿座香,
水流初起不多涼。
老榕影裡僧關閉,
第一蟬聲秋思長。
Phiên Âm:
ĐỀ PHỔ MINH TỰ THỦY TẠ
Huân tận thiên đầu mãn tọa hương,
Thủy lưu sơ khởi bất đa lương.
Lão dong ảnh lý tăng quan bế,
Đệ nhất thiền thanh thu tứ trường.
Dịch Nghĩa:
ĐỀ THƠ Ở NHÀ THỦY TẠ CHÙA PHỔ MINH
Xông hết nghìn nén nhang, nơi đây tỏa hương thơm lừng,
Dòng nước mới chảy qua khá mát mẻ.
Dưới bóng dong già, cổng chùa đóng cửa, (榕 : Dong, một loài cây như cây si – Theo từ điển Thiều Chửu; 榕 : Một âm nữa là “dung,” cây đa – Theo từ điển Trần Văn Chánh và từ điển phổ thông.)
Một tiếng ve vang lên, [khiến cho] tứ thu man mác dài lâu.
Phỏng Dịch Thơ Việt:
ĐỀ THƠ Ở NHÀ THỦY TẠ CHÙA PHỔ MINH
Ngàn hương thơm ngát tỏa đầy nhà
Dòng nước vừa trôi, dịu mát qua
Dưới bóng đa già, chùa đóng cửa
Ve rân một tiếng, nhớ thu xa.
(more…)