Posts Tagged ‘Luân Hoán’

Trần Trung Đạo


Từ trái: Trần Trung Đạo và Luân Hoán

Tôi nhỏ hơn anh Luân Hóan 14 tuổi. Và nếu càng ngược dòng thời gian bao nhiêu thì mức độ trưởng thành của hai anh em chúng tôi lại càng xa hơn bấy nhiêu. Anh viết bài thơ đầu tiên khi tôi chưa khóc chào đời. Anh xuất bản thi phẩm đầu tay khi tôi còn ngồi trên ghế tiểu học. Anh trở thành một trong những hiện tượng nổi bật trong sinh hoạt văn hóa Quảng Đà nói riêng và miền Nam nói chung khi tôi còn là học sinh đệ tam (lớp mười) trường Trần Quý Cáp.

Thế hệ văn thơ của anh là những tên tuổi chúng tôi vô cùng ngưỡng mộ. Những Tạ Ký, Hoàng Trúc Ly, Hồ Thành Đức, Nguyễn Thùy, Trầm Tử Thiêng, Tường Linh, Hoàng Lộc, Thái Tú Hạp, Lôi Tam, Vũ Hữu Định, Hạ Quốc Huy, Phan Nhật Nam, Nhật Ngân, Thành Tôn v.v…, đã góp phần làm rạng rỡ quê hương xứ Quảng chúng tôi.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm


Nhà thơ Luân Hoán

Gia đình tôi theo đạo (nếu có thể xem đó là đạo) thờ cúng ông bà. Góc khuất trong nhà, khuất nhưng cao ráo sạch sẽ nhất, đặt để một cái bàn khá lớn dùng chưng ảnh những người đã khuất núi, bày biện hoa quả lễ vật nhang đèn có màn che bên ngoài. Đã là nơi dùng làm chỗ thờ phụng thì tự khắc giang sơn nhỏ bé kia vẫn toát ra được chút trang nghiêm, ai bước tới thảy kính cẩn cúi đầu, vụng dại tỏ bày thành tâm, lâm râm chừng như muốn sám hối một điều gì.

Tôi nghĩ những ai thờ cúng ông bà, không nhiều thì ít, họ có hấp thụ đôi điều cơ bản về triết thuyết Phật giáo. Từ nhà họ đến chùa, lối đi ngắn hơn so với những kẻ vô thần. Nếu muốn chứng nghiệm nỗi đau để tìm cách giải thoát, chỉ bảy bước họ có thể chuyển đổi cảnh giới để làm Tỳ Khưu (Bhiksu), là người phát nguyện tu hành, xuất gia theo giới luật của Phật. Đắc đạo hay không lại là chuyện khác. Đổ thừa cho phận mỏng, chẳng có căn tu. Tôi nhớ Bùi Giáng có hai câu, lạm bàn sự lầm lạc nọ:

tôi về nhà cửa sương thâu
bước đi mà chẳng thấy đâu con đường.
(more…)

Phan Việt Thủy


Nhà thơ Luân Hoán

Trước hết xin thưa: tôi không phải viết phê bình thơ Luân Hoán. Viết nhận định, phê bình thơ Luân Hoán đã có nhiều người viết rồi. Từ lâu tôi muốn viết “Nội lực và phong cách Luân Hoán” nhưng thơ Luân Hoán quá nhiều, tôi chưa có thì giờ đọc hết (nói không ngoa có lẽ Luân Hoán là nhà thơ sáng tác nhiều nhất những người Việt làm thơ hiện nay) cho nên tôi chưa viết được. Lần nầy nhân nghe bản nhạc “Phải lòng cô gái Bến Tre”, thơ Luân Hoán, nhạc Phan Ni Tấn. Tôi chỉ xin viết cảm nhận và thưởng ngoạn “Ngôn ngữ thơ Luân Hoán” dựa trên đặc điểm ngữ dụng học (Pramatics) và tâm lý ngôn ngữ học (Psycho-linguistics) để cùng chia sẻ những ai yêu thích thơ Luân Hoán. Một yếu tố khác nữa là khi cảm nhận thơ văn, yếu tố từ ngữ đóng vai trò rất quan trọng. Ngày xưa, khi ngành ngôn ngữ học chưa được phổ cập trong phê bình văn học:
(more…)

Nguyễn Văn Sâm

Làm thơ đã nhiều ở Việt Nam, Luân Hoán qua tập thơ đầu tiên ở hải ngoại, sau hơn một năm thoát khỏi thiên đường Đỏ, đã ghi lại những sự kiện, trạng huống, thảm cảnh, cái cười ra nước mắt, niềm phẩn uất, sự tạm chấp nhận chờ thời… của những người kẹt vướng trong vòng lao lý thênh thang nơi quê nhà.

Là chứng nhân nói lên điều mắt thấy, bằng thơ, là người tố cáo tội trạng kẻ bôi đen đời sống dân tộc, bằng ngôn ngữ. Ông, người chép những sự kiện từ hai phiá: cầm quyền tham lam ngu muội và người dân chấp nhận oằn mình lại như con sâu để tự tồn. Mỗi hành vi, mỗi thái độ đều không qua khỏi mắt nhà thơ. Từ điều nhỏ nhặt xảy ra, đến điều lớn lao, biến chuyển trong tâm hồn con người. Phải có một cảm xúc mảnh liệt, phải có một cặp mắt quan sát tinh vi, Luân Hoán mới có được tập thơ, mà điều nói đến trải dài như vậy.
(more…)

Phan Ni Tấn

Mùa hè năm nay nhà thơ Luân Hoán và bầu đoàn thê tử từ Montreal vừa làm một cuộc du hành xuyên tỉnh bang Ontario. Lúc ngang qua thành phố Toronto tiện đường đại gia đình nhà thơ kéo nhau tới nhà tôi chơi.

Mới đó mà đã 15 năm nước chảy qua cầu. 15 năm trước anh chị Luân Hoán ghé thăm vợ chồng tôi, mang theo sự trẻ trung, hạnh phúc, duyên dáng và lương thiện vào nhà. 15 năm sau, tức là sáng thứ Tư ngày 2 tháng 8-2017 vừa qua, anh chị Luân Hoán lại ghé thăm, lại mang theo hạnh phúc, duyên dáng và lương thiện vào nhà. Lần này, dĩ nhiên nhà thơ đã già hơn xưa, tóc bạc bạc, lưng cong cong nhưng vẫn cười hiền như nước mưa. Chị Lý, vợ anh cũng rứa: cái giọng Quảng Nam trọ trẹ dễ thương không hề phai, con mắt thì lúc nào cũng cười theo môi.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm


Thi sĩ Luân Hoán (2013)

Hồ Đình Nghiêm (HĐN): Thưa anh Luân Hoán, tôi biết anh luôn kiệm lời, thích cười chứ chẳng nói mấy khi. Nhưng mà nghĩ tình đứa chung khóm cùng phường, anh thử cười và gõ giúp tôi đôi hàng. Vị tình nhé? Cả nể nhé? Thì thôi không nói cũng kì, đôi lời ít chữ tại vì chú mi.

Luân Hoán (LH): Không có ít nói đâu; chỉ nói đâu sai đó nên giữ đúng tinh thần câu “im lặng là vàng”. Vàng này mợ gì có chức lớn trong nước có ý là “là đương nhiên” bây chừ đó khó lấy được. Sẵn sàng nhưng tùy nghi theo vấn hạch của bạn. Bắt đầu đi.

HĐN: Loạt thơ “Mỗi Ngày Một Ảnh Người Quen” anh đang bỏ công vun đầy là một ý tưởng hay, cảm động. Vừa tri ân, vừa gợi nhớ, vừa tưởng tiếc… những người vừa đi khuất. Anh quen biết nhiều nhân vật, anh ưu tiên dành lòng ưu ái cho mấy vị vắng mặt rồi mới tới phiên những kẻ còn tại thế?

LH: Trước đây khi vẽ bạn bè (Tâm Chân Dung), tôi chỉ chọn những bạn còn cùng thở, để nhắc nhở lại kỷ niệm; đó là muốn tránh trường hợp hiểu lầm có phóng đại. Với trò mới này, thật tình tôi chỉ muốn khoe ảnh mình chụp với người quen thôi; nhưng sau đó nghĩ lại lòng Facebook vốn rộng rãi, nên viết được gì thì thêm vào. Đã thế sao không thêm những bài đã viết có liên quan ? biết đâu bà con, người quen biết của “nhân ảnh” cũng muốn đọc cho biết, thế nên trở nên rườm rà.
(more…)

Trần Văn Nam

luan_hoan
Nhà thơ Luân Hoán

Nhà thơ Luân Hoán đã có bề dầy văn chương qua số lượng sáng tác hiện diện trong sách báo, thời gian đóng góp từ trước 1975 cho đến nay ở hải ngoại, và phẩm chất tác phẩm làm người viết bài cảm thức được cái hay qua đề tài chiến tranh, tình yêu và siêu hình. Cảm thức những phẩm chất hay đó, xin lần lượt nêu ra trong ba phần. Dĩ nhiên còn biết bao đề tài khác, người viết mong được đưa bài này đến đứng cạnh để có được tổng thể về sự nghiệp văn chương của nhà thơ Luân Hoán, chẳng hạn như còn đề tài quê hương sinh quán, đề tài tổ quốc, đề tài tình bạn, đề tài từ ngữ thơ đôi khi diễu cợt….
(more…)

Nguyễn Lệ Uyên

luan_hoan_2013
Nhà thơ Luân Hoán (2013)

Luân Hoán xuất hiện trên văn đàn miền Nam khá sớm. Theo như tự sự của ông thì “năm 11 tuổi đã bắt đầu tập làm thơ do thân phụ ông hướng dẫn”. Ba năm sau, Luân Hoán có thơ đăng trên Tuổi Xanh; sau đó lần lượt đăng trên các tạp chí Gió Mới, Mai ở tuổi 15, 16. Cũng theo ông, thì Ngàn Khơi và Tiểu Thuyết Thứ Bảy đăng thơ thời niên thiếu của ông nhiều nhất. Đến nửa thập niên 60, ông có chân trong Ban Biên Tập tạp chí Văn Học (sau khi nhà văn Dương Kiền chuyển giao Chủ bút cho ông Phan Kim Thịnh). Từ đó thơ ông xuất hiện đều đặn trên Bách Khoa, Phổ Thông, Văn Học, Văn…

Thơ Luân Hoán hướng về đề tài chiến tranh, tình yêu, thân phận tuổi trẻ… như nhiều nhà thơ khác cùng thời (hẳn nhiên, mỗi người đều có cách nhìn khác nhau về đề tài mình chọn lựa). Sau khi gửi lại một chân nơi chiến trường Mộ Đức năm 1969, Luân Hoán vẫn tiếp tục làm thơ, như một cái nghiệp trói chặt cuộc đời ông. Có người nói: Luân Hoán đã đứng dậy và làm thơ hay hơn xưa bởi bên cạnh có người vợ hiền, để, tới nay ông đã có trên 10 tập thơ được xuất bản trong và ngoài nước.
(more…)

Đỗ Trường

luan_hoan-dc
Nhà thơ Luân Hoán – Đinh Cường

Tôi có hai ông bạn, là thông gia của nhau. Một ông nguyên là sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa và ông là cựu bộ đội. Cả hai cùng cư ngụ gần thành phố Frankfurt/M. Có chung đến nửa tiểu đội cháu, sắp lấy chồng, lấy vợ đến nơi rồi, ấy vậy, hễ ngồi cùng bàn là hai ông chọc ngoáy, cãi cọ nhau. Kỳ nghỉ hè vừa rồi, tôi đi Wien vòng sang Paris, lúc về, tạt qua thăm cả hai ông. Trong bàn nhậu, tôi ngồi giữa, thế mà hai ông vẫn tranh luận, xỉa xói khá căng thẳng. Ông nào cũng cho, các nhà thơ, nhà văn khoác áo lính của (phe) mình là nhất. Dường như, thấy nguy cơ bát đĩa chuẩn bị bay, hai bà vợ hết cười lườm rồi lại quát, nhưng hai ông cứ khoa tay, múa chân đều đều. Có lẽ quen nhờn như vậy rồi, nên hai bà thở dài. Tôi phải ấn vai hai ông xuống, đùa giảng hòa: Em có hai người lính, nhà thơ, dù ở hai chiến tuyến khác nhau, nhưng có nhiều điều giống nhau đến kỳ lạ. Hai ông này, đại diện cho hai bác, có lẽ, bất phân thắng bại về tài năng cũng như nhân cách, nếu đem ra tỉ thí. Ngoài ra, dám tử vì thơ trong thời bèo cám này, có lẽ, chỉ còn sót lại hai ông thi sỹ này.

Hai ông bạn tôi nhao lên, sốt ruột bỏ mẹ, dài dòng làm gì, là ai, nói toẹt ra đi…
(more…)

Võ Công Liêm

luan_hoan_2013
Nhà thơ Luân Hoán (Montreal, 2013)

Thuở chưa làm thơ yêu em. Tôi đã đọc thơ Luân Hoán. Thơ hay một phần mà cái tên có phong vị của những nhà thơ lừng danh xưa bên Tàu. Từ đó tôi yêu thơ, yêu người làm thơ. Chưa một lần thấy nhau trong đời nhưng cái tên ’huyền thoại’ đó như niêm phong trong trái tim cấm thành của tôi. Nghĩa là gì? Bởi thơ Luân Hoán như là phương pháp vật lý trị liệu, nó điều trị cả hai mặt nội quan và ngoại quan, thơ Luân Hoán giải độc mọi tình huống cho nên thơ anh trở nên bất tử là ở chỗ đó. Cùng thời văn nghiệp với anh có nhiều thi văn tăm tiếng, có kẻ đã đi và có kẻ còn ở lại, nhưng tựu chung đều nói lên một tấm lòng như-nhiên-tự-tại; ở mỗi người có một tư chất khác nhau, nhưng đặc biệt của Luân Hoán đã để lại một dòng chảy không ngừng từ khi khởi nghiệp cho tới tuổi quá ngoài thất thập, dòng sinh lực ấy đã làm cho thời gian đứng lại để thụ hưởng, nhân gian thụ hưởng đó là cái qúy của người làm thơ, làm nên tác phẩm để đời.
(more…)

Nguyễn Thu Hà

nguoi_linh_luan_hoan
Thi sĩ Luân Hoán

Sinh tại Hội An vào năm 1941, ấu thơ trôi qua các vùng Đông Bàn, Trung Phước, Tiên Châu Tiên Phước, Hòa Đa Hòa Vang, để rồi trụ lại và trưởng thành tại Đà Nẵng, người làm thơ ghép tên cha mẹ làm bút hiệu này, hẳn khó đoạn lìa với tình đất quê hương. Nơi chốn sinh ra cũng ảnh hưởng phần nào đến tính cách của con người. Với dải Trường Sơn trải dài vây quanh, sông Thu Bồn, phố cổ Hội An cùng nhiều thắng cảnh khác…tạo nên một cảnh sắc làm ta luôn lưu luyến và không nguôi nỗi nhớ thương, mỗi khi nhớ về chốn quê nhà. Tình yêu quê hương của ông luôn bàng bạc trong hầu hết các tác phẩm thơ. Với 2 câu dưới đây, ta có thể hình dung về tình yêu đất nước của Luân Hoán, nhà thơ và Lê Ngọc Châu, người lính Quốc Gia.

“Quê hương nhắm mắt như sờ được
Đà Nẵng muôn đời trong trái tim…”

(Cám ơn đất đá trổ thơ. Lòng ta hạt bụi vu vơ bám hoài)
(more…)

Nguyễn Đông Giang
Kính tặng những người đẹp một thời của Đà Nẵng và cảm ơn bạn thơ Luân Hoán


Thiếu nữ xưa và hoa trắng nay – Tranh Đinh Cường

Trên chiếu thơ Luân Hoán, những người đẹp trong thập niên 60, 70 của Đà Nẵng đã được anh ưu ái dành cho nhiều chỗ ngồi rất trang trọng. Làm thơ tình, ba hoa ngợi ca nhan sắc là một chuyện bình thường. Nhưng nịnh gái, ve gái bằng nghệ thuật thi ca, Luân Hoán quả có phần chơi lấn hơn những người bạn thơ đồng hương, đồng thời với anh, trong đó có tôi.
(more…)

Phan Xuân Sinh


Thi sĩ Luân Hoán

Nghe phong phanh Thư Quán Bản Thảo của anh Trần Hoài Thư sắp làm một số đặc biệt về Luân Hoán. Tự nhiên tôi nẩy ra một ý là viết một cái gì đó về Luân Hoán để kỷ niệm. Có lẽ trong tất cả văn nghệ sĩ Luân Hoán là người bề thế có một độ “dày cộm” trong sinh hoạt văn học và người có lòng với anh em bạn bè nhất. Muốn tìm một tài liệu về văn học, về tác giả thì địa chỉ Website Luân Hoán [http://www.luanhoan.net] sẽ cung cấp cho ta đầy đủ. Ngoài chuyện làm thơ ra anh còn sưu tầm đủ thứ chuyện trên đời, chuyện nghiêm chỉnh cũng có, chuyện tào lao cũng có, chuyện buồn cũng có mà chuyện vui cũng nhiều. Vài ba hôm tôi lại vào web của anh một lần xem thử có tin gì mới về anh em, đọc bài thơ mới nhất của anh, đọc tin tức văn học từ trong nước ra tới hải ngoại. Có lẽ web nầy cập nhật đầy đủ nhất và có một số lượng độc giả đáng kể.
(more…)

Đinh Cường

thẳng đường bay xuôi ngược gió sông Hàn
(Bộ Sơn Mài Mai Lan Cúc Trúc, LH – Thanh Thi)


Chân dung Luân Hoán
Sơn dầu trên giấy plast. 12 x 18 in
Đinh Cường

tôi đã được ngồi trước bộ sơn mài
mai lan cúc trúc đó năm nào qua montréal
không nhớ, và nhớ cái chuồng chim hót vui
vui như hôm nay đọc thanh thi
và thư quán bản thảo số mới tháng bảy
chủ đề giới thiệu nhà thơ luân hoán
(more…)

Hồ Đình Nghiêm


Thi sĩ Luân Hoán qua nét phác họa của Hồ Đình Nghiêm

Ở Huế, một nam sinh trường Quốc Học bị bạn bè gán cho danh xưng: “Thất tình đại hiệp”. Rụt rè, ăn nói nhỏ nhẹ, dễ đỏ mặt, người con trai ấy sau này trở thành một nhà văn, một thi sĩ. Như đa số bạn cùng trang lứa, chàng vào sống đời quân ngũ. Khi tôi có cơ duyên gặp mặt, năm 1974, chàng đã mang cấp bậc Trung úy, Sư đoàn 1 Bộ binh, trú quân ở Dạ Lê. Trung úy Quảng không mang tác phong một người lính. Nếu trộn lẫn hình ảnh gã thất tình đại hiệp vào người, thủy chung bộ dạng chàng vẫn là một sinh viên luôn ngần ngại. Tóc có ngắn đi, mặt mày đen đúa chút đỉnh; chỉ vậy thôi, chẳng biến tướng. Chúng ta không lạ, khi bắt gặp toàn bộ không khí an lành về thế giới học trò trong hầu hết tác phẩm của chàng: Người ký bút hiệu Mường Mán. Hỏi: Tên ấy do đâu? Trả lời: Vì không dưng, đọc truyện Tô Thùy Yên, bị ám ảnh cảnh đôi tình nhân phải chia tay ở sân ga Mường Mán. Rồi từ đó…“chết” luôn một danh xưng.
(more…)