Archive for the ‘Trần Trung Đạo’ Category

Trần Trung Đạo


Từ trái: Trần Trung Đạo và Luân Hoán

Tôi nhỏ hơn anh Luân Hóan 14 tuổi. Và nếu càng ngược dòng thời gian bao nhiêu thì mức độ trưởng thành của hai anh em chúng tôi lại càng xa hơn bấy nhiêu. Anh viết bài thơ đầu tiên khi tôi chưa khóc chào đời. Anh xuất bản thi phẩm đầu tay khi tôi còn ngồi trên ghế tiểu học. Anh trở thành một trong những hiện tượng nổi bật trong sinh hoạt văn hóa Quảng Đà nói riêng và miền Nam nói chung khi tôi còn là học sinh đệ tam (lớp mười) trường Trần Quý Cáp.

Thế hệ văn thơ của anh là những tên tuổi chúng tôi vô cùng ngưỡng mộ. Những Tạ Ký, Hoàng Trúc Ly, Hồ Thành Đức, Nguyễn Thùy, Trầm Tử Thiêng, Tường Linh, Hoàng Lộc, Thái Tú Hạp, Lôi Tam, Vũ Hữu Định, Hạ Quốc Huy, Phan Nhật Nam, Nhật Ngân, Thành Tôn v.v…, đã góp phần làm rạng rỡ quê hương xứ Quảng chúng tôi.
(more…)

Trần Trung Đạo
(Kính tiễn Giác Linh Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ)


Đại lão hòa thượng Thích Quảng Độ (1928-2020)

Một ngày tháng 8 năm 1992, tôi nhận được một bài thơ của một người bạn tin cẩn gởi từ trong nước. Anh chép tám câu thơ của Hòa Thượng Thích Quảng Độ nhưng không có tựa.

Tôi đọc và rất cảm động. Qua từng câu thơ tôi hình dung cảnh cô đơn, trống vắng, quạnh hiu mà Thầy đang sống trong thời gian lưu đày ở Thái Bình trong một buổi chiều đông.

Sau 1975, giữa lúc gần hết mọi người đều đi theo chiều gió, Thầy cố bước ngược chiều để mong cứu vớt những gì còn sót lại sau những điêu tàn, đổ nát. Tinh thần vô úy của đạo Phật đã giúp Thầy vượt qua bao thử thách, cực hình, đày đọa.
(more…)

Phan Ni Tấn

Thơ: Trần Trung Đạo; Nhạc: Phan Ni Tấn; Hòa âm & đàn guitar: Nguyễn Thế An; Tiếng hát: Điền Nguyên
ban_ky_am

Nguồn: Tác giả gửi nhạc và âm bản mp3

Trần Trung Đạo

Tháng 7, 2016, từ các trang mạng xã hội, diễn đàn, cho đến các tầng lớp, thế hệ Việt Nam trong cũng như ngoài nước, một luồng sóng cảm tình dành cho Philippines tràn ngập, nhiều hơn cả khi quốc gia này bị cơn bão Yolanda càn quét cách đây ba năm.

Đây là một tình cảm rất tự nhiên giữa những người cùng số phận nhỏ nhoi nhưng phải đương đầu với một Trung Cộng to lớn và đầy tham vọng.

Ủng hộ Philippines không có nghĩa ủng hộ chủ quyền của Phi trên các đảo Philippines đòi hỏi mà là ủng hộ một nước dân chủ nhưng sức yếu chống lại một Trung Cộng bá quyền bành trướng.

Phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration, PCA) không có nghĩa sẽ làm ngưng tranh chấp và phần thắng chỉ thuộc về Philippines vì rất nhiều quốc gia trong vùng có quyền lợi trực tiếp nhưng chưa chọn cách giải quyết tranh chấp qua phương pháp trọng tài.
(more…)

Trần Trung Đạo

Hôm 29 tháng 8, 2018, trong buổi phóng vấn dành cho hệ thống truyền hình FOX, Đại tướng hồi hưu John M. Keane, nguyên Phó Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ và hiện là Chủ tịch Viện Nghiên cứu Chiến tranh, lần nữa xác định quan điểm chiến lược của Mỹ xem “Trung Cộng là đe dọa an ninh lâu dài”.

Theo tướng John M. Keane, trong giai đoạn từ khi Tập Cận Bình nắm quyền tối cao tại Trung Cộng, khả năng quốc phòng của Trung Cộng đã phát triển nhanh hơn bất cứ quốc gia nào, kể cả Mỹ. Vào năm 2017, Trung Cộng có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới về số lượng tàu chiến với 317 chiến hạm so với 283 của Mỹ.
(more…)

Trần Trung Đạo

Tôi không coi phim The Vietnam War của PBS. Vài người bạn rủ đi dự buổi chiếu giới thiệu ở một đài PBS địa phương, tôi suy nghĩ và cuối cùng không đi.

Nhưng điều đó không có nghĩa tôi chống lại việc coi phim Vietnam War. Thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên sau cuộc chiến, nhất là các em ở trong nước có cơ hội nhìn vài góc cạnh mà đảng CS từng che giấu.

Dù không gian rất hẹp, thời lượng rất ngắn, hình ảnh thiếu khách quan cũng giúp cho các em suy nghĩ, nghi ngờ các khẩu hiệu tuyên truyền của đảng và tự mình tìm hiểu thêm. Đường còn dài, một bộ phim 18 giờ không nhất thời có thể làm thay đổi một nhận thức đã bị nhiều năm nhào nặn trong nền giáo dục một chiều nhưng đâu đó trong ý thức của các em sẽ vang lên một vài câu hỏi mà trước đó các em chưa từng nghĩ đến.
(more…)

Trần Trung Đạo

Ngày 23 tháng 3, 2017, Giáo sư Drew Gilpin Faust, Viện trưởng Viện Đại Học Harvard viếng thăm Đại học Fulbright Việt Nam. Nhân dịp này bà đọc một diễn văn tại Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn. Phần khá dài của diễn văn, bà dành để nói về Chiến tranh Việt Nam, nội chiến Hoa Kỳ và hòa giải Nam Bắc Mỹ.

Trong suốt diễn văn bà Drew Faust không hề nhắc đến sự chịu đựng của người dân miền Nam Việt Nam hay nhắc đến Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), chính phủ đại diện cho hơn một nửa dân số Việt Nam ngày đó.

Người viết không nghĩ bà dè dặt hay không muốn làm buồn lòng quốc gia chủ nhà. Nhưng giống như một số khá đông các trí thức Mỹ trước đây, sau 44 năm từ khi các đơn vị trực tiếp chiến đấu Mỹ rút khỏi Việt Nam vào tháng Ba năm 1973, bà vẫn chưa nhìn sâu được vào bản chất của cuộc Chiến tranh Việt Nam.
(more…)

Trần Trung Đạo


Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang (1944-2011)
Tạ Tỵ

Nếu phải xếp hạng những bài hát được sinh ra và lớn lên cùng với thăng trầm của đất nước, với thao thức của thanh niên, sinh viên, học sinh, với tâm trạng của những người lính trẻ trong cuộc chiến tranh tự vệ đầy gian khổ ở miền Nam trước đây, tôi tin, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của nhạc sĩ du ca Nguyễn Đức Quang sẽ là một trong những bài ca được xếp hàng đầu.

Không giống như một số hành khúc quen thuộc trong giới trẻ trước 1975 như Dậy Mà Đi của Nguyễn Xuân Tân, Tổ Quốc Ơi Ta Đã Nghe của La Hữu Vang thiết tha, mạnh mẽ nhưng chỉ giới hạn trong các phong trào sinh viên tranh đấu và ngay khi ra đời đã bị Đảng sử dụng cho mục đích tuyên truyền trong các trường đại học, các đô thị miền Nam, hay Việt Nam Việt Nam của Phạm Duy chan chứa tình dân tộc, kêu gọi người người thương mến nhau nhưng thiếu đi cái hùng khí, sôi nổi của tuổi trẻ, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của Nguyễn Đức Quang không dừng lại ở nỗi đau của đất nước mà còn nói lên cả những bi thương, công phẫn, thách đố của tuổi trẻ Việt Nam trước những tàn phá của chiến tranh và tham vọng của con người. Trong vườn hoa âm nhạc Việt Nam, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ nổi bật lên như một biểu tượng cho khát vọng của một dân tộc đã vượt qua bao nhiêu gian nan khốn khó để tồn tại và vươn lên cùng các dân tộc khác trên mặt đất nầy.
(more…)

Trần Trung Đạo

hue_massacre

Trong lịch sử nhân loại, không có một chủ nghĩa nào tàn bạo hơn chủ nghĩa Cộng Sản.

Từ khi Tuyên ngôn đảng cộng sản ra đời năm 1848 cho đến khi bức tường Bá Linh bị đập đổ vào 1989, khoảng gần 100 triệu người từ nhiều quốc gia đã bị giết. Hơn hai mươi năm qua, mặc dù ngọn lửa vô thần đã tắt trên phần lớn quả địa cầu, một góc trời phương đông lửa vẫn còn đỏ rực, nhà tù vẫn còn giam giữ nhiều người bất đồng với chế độ độc tài toàn trị và tự do vẫn là một bóng mây xa.
(more…)


 
Nhạc: Nguyễn Hữu Tân
Thơ: Trần Trung Đạo
Tiếng hát: Trần Trung Đạo
Nguồn: Tác giả gửi đường dẫn YouTube

 
Thơ: Trần Trung Đạo
Nhạc: Phan Ni Tấn
Tiếng hát: Trần Trung Đạo
Nguồn: YouTube

 
Nhạc và lời: Tùng Nguyên
Thơ: Trần Trung Đạo
Tiếng hát: Phong Thu
Hòa âm: Paul Việt
Nguồn: Tác giả gửi YouTube link

 
Nhạc: Phù Chí Phát
Thơ: Trần Trung Đạo
Tiếng hát: Đức Cường
Hòa âm: Tuấn Khanh
Nguồn: Tác giả gửi YouTube link

Thơ: Trần Trung Đạo; Nhạc: Ái Hoa; Tiếng hát: Quốc Duy; Hòa âm: Võ Công Diên

Nguồn: Tác giả gửi

 
Thơ: Trần Trung Đạo
Nhạc: Võ Tá Hân
Ca sĩ: Thanh Thuý
Nguồn: YouTube

Trần Trung Đạo

Tôi đến Vĩnh Điện sau Tết Mậu Thân. Cuộc chiến khốc liệt đã tạm lắng dịu. Vĩnh Điện là thành phố thứ ba tôi đến kể từ ngày rời làng Mã Châu tơ lụa. Tôi phải đến vì trường trung học Duy Xuyên ở quê tôi vừa dời ra đó mặc dù tôi không có ai quen.

Vĩnh Điện là một thị trấn nhỏ nằm trên quốc lộ số một và ngay trên ngã ba đường đi Hội An, Đà Nẵng và Tam Kỳ. Thị trấn chạy dài khoảng một cây số với nhiều quán mì Quảng, tiệm ăn, quán cà phê và cữa hàng tơ vải. Vĩnh Điện là nơi lớn lên của nhiều nhà thơ xứ Quảng nỗi danh sớm và cũng qua đời rất sớm. Từ thị trấn giữa đàng đó, nhà thơ quá cố Nguyễn Nho Nhượng đã in tập thơ có cái tựa đầy định mệnh Tiếng Nói Giữa Hư Vô trước khi qua đời vào tuổi 23. Và cũng từ nơi đó, nhà thơ Nguyễn Nho Sa Mạc đã viết những bài thơ tiên tri về cái chết của anh.
(more…)