Archive for the ‘Trần Mộng Lâm’ Category

Trần Mộng Lâm

Ảo ảnh

Chiếc lá thu rơi xuống.
Đỏ như vết son trên môi nàng.
Mặc áo ki-mô-nô
(more…)

Trần Mộng Lâm

Tháng sáu năm nay, ngày của cha là ngày 16. Tôi sanh ra cũng vào tháng này, khi cuộc thế chiến thứ 2 đang ở vào giai đoạn quyết liệt của nó. Khi cuộc chiến tàn, và khi Cộng Sản Việt Nam cướp chính quyền, thì tôi chưa được đi học, và chiến tranh những ngày sau đó khiến gia đình chúng tôi phải rời bỏ thành phố Nam Định và lánh nạn tại quê nhà, cách chừng 20 cây số. Cha tôi theo kháng chiến và phải đi những đâu, tôi cũng không rõ, nhưng mẹ tôi và anh em chúng tôi phải nương náu ông bà nội nơi một cái làng buồn hiu hắt, trong trí nhớ của tôi, tại một nơi mà người ta sống nhờ vào những vụ lúa chiêm và nghề trồng dâu, nuôi tầm.

Dân chúng ở đây dĩ nhiên không thể so sánh được với ruộng đồng trù phú Miền Nam nhưng cũng không đến nỗi quá nghèo đói. Tôi còn nhớ được những vườn đào nở đầy hoa mỗi khi Tết đến, những cây buởi toả ra một mùi hoa rất êm dịu những đêm trăng sáng trong dịp Tết Trung Thu, những buổi tát ao mà mẹ tôi thuê người dân làng đến tát để bắt cá, và nhất là những thỏi kẹo kéo nhân đậu phọng mà người bán đạp chiếc xe đạp mỗi ngày đến với cái chuông vang lên quen thuộc. Ông ta đến bán kẹo cho chúng tôi và hát những câu hát ngô nghê, khôi hài. Đó là tất cả những kỷ niệm của tôi thời thơ ấu nơi quê nhà.
(more…)

Trần Mộng Lâm

Nếu có ngày nào:
Em chán nản.
Chuyện thị phi. Ân oán, chuyện sầu bi.
Thì em nói với anh đi.
Nỗi buồn chia sẻ, nhiều khi vơi dần.

Nếu có ngày nào:
Em không khỏe.
Đi đứng khó khăn, chuyện ăn ngủ nhiêu khê.
Chia anh một nửa vấn đề.
Đêm hôm ta vẫn đi về có nhau.
(more…)

Trần Mộng Lâm

Câu chuyện này tôi muốn viết đã lâu, nhưng không hiểu sao cứ đắn đo, vì nó có vẻ cá nhân quá. Viết ra, mọi người có thể hiểu lầm là muốn tự mình ca tụng mình. Hôm nay, viết lại để trả một món nợ mang nặng trong lòng. Mục đích của bài viết này chỉ để ghi lại tấm thảm kịch của những người sống cùng thời với tôi, cùng là nạn nhân của cuộc chiến Việt Nam thế kỷ 20 và cùng đau đớn hứng chịu những hậu quả của nó. Chiến tranh đổ xuống những thường dân không trông mong gì hơn là được sống một cuộc sống an bình. Tóm lại, đây là một truyện thực, người thực ngoài đời.
(more…)

Trần Mộng Lâm

Đến Canada vào cuối năm 1978, sau cơn quốc biến, và sau những khó khăn gặp phải trên đường vượt biên mà dấu tích còn lại là những ác mộng thỉnh thoảng trở về làm thức giấc giữa nửa đêm, để rồi mừng rỡ khi thức dậy, thấy mình đã ra khỏi Việt Nam, Phong không còn đủ kiên nhẫn kéo dài những năm học tại viện đại học Laval để lấy lại chuyên môn của mình. Chàng bằng lòng với bằng hành nghề tổng quát, và về Montréal lo việc nuôi sống tiểu gia đình của mình, tuy không phải không có nhiều dằn vặt, nhiều tiếc nuối trong lòng. Phong và hai người bạn tính tới chuyện thiết lập một dưỡng đường nhỏ mà ở đây, người ta thường gọi là clinique médicale du quartier, nghĩa là của dân trong khu phố, không muốn đi xa.

Điều tình cờ là cả ba người đều họ Trần.
(more…)

Trần Mộng Lâm

Cuộc chiến Việt Nam 1954-1975 sau cùng xét lại chỉ là một cuộc chiến tranh tàn hại trong lịch sử nhân loại nói chung, và của nước Việt Nam nói riêng. Sự kết thúc của nó đã đẩy ra khỏi đất nước gần 3 triệu người Việt và đưa dân tộc này vào một sự chia rẽ vô phương hàn gắn. Thường thì sau mỗi cuộc chiến tranh như vậy xuất hiện những tác phẩm văn chương nói lên thân phận của những người vì tai trời, ách nước phải trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của thời cuộc. Họ không phải là những người lãnh đạo, cũng chẳng có danh phận, chức tước nào ngoài danh phận phó thường dân nhưng ở vị trí này, họ trở thành những nhân chứng quan trọng cho một thời đại, một biến cố mà Lịch Sử chính thức không thể ghi lại một cách trung thực được.
(more…)

Trần Mộng Lâm

Người ta thường nói Canada là nơi đất lạnh tình nồng. Tình có nồng ấm hay không, chưa biết, nhưng đất lạnh thì rất chính xác. Năm nay rất lạnh, nhất là vào dịp Lễ Giáng Sinh và năm mới 2018. Nhiệt độ nhiều khi xuống đến -40 độ C. Mùa Đông tại Canada có thể ví như một cái tủ lạnh khổng lồ. Mới đây, trên một diễn đàn của các lão ông, có người đem chuyện Canada ra nói, và quả quyết rằng nếu có người nào nổi hứng muốn tiểu tiện, nói nôm na ra là đi đái vào một ngày mùa Đông tại Canada, thì nước tiểu sau khi ra khỏi mình, sẽ đóng cứng ngay thành một sợi dây nước đá. Sợi dây này sẽ là đường thẳng hay đường cong, chỉ thiên hay chỉ địa, hoặc nằm ngang, là tùy theo tuổi tác và sức khỏe của quý ông. Chuyện lẩm cẩm như vậy nhưng đề tài cũng làm các cụ tán nhảm, và sảng khoái với những lời bàn Mao Tôn Cương được cả tuần lễ. Những câu chuyện bên lề này thực ra chỉ là huyền thoại, vì tuy sống tại đây gần 40 năm, chưa bao giờ tôi được chứng kiến một người Canadien nào đái đường, nghĩa là đi đái ngoài đường, tuy chuyện này tại quê hương cũ, nước Việt Nam, hình như hơi nhiều, và được coi như chuyện bình thường.
(more…)

Trần Mộng Lâm

Mùa thu là mùa của lá cây lìa cành, những cuộc tình tan vỡ, mùa của thi sỹ, nhạc sỹ với các sáng tác để đời… Nhưng mùa thu cũng là mùa của những kỷ niệm êm đềm trong cuộc đời của mỗi người trong chúng ta, nhất là khi đã về già.

Bài viết này xin mở đầu bằng những vần thơ của thi sỹ Tản Đà, mà chắc nhiều người đã thuộc lòng, từ những năm, những tháng trong dĩ vãng xa vời:

Gió Thu.

Trận gió thu phong rụng lá vàng.
Lá rơi hàng xóm lá bay sang.
Vàng bay mấy lá năm già nửa.
Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng.

Trận gió thu phong rụng lá hồng.
Lá bay tường bắc, lá sang đông.
Hồng bay mấy lá năm hồ hết.
Thơ thẩn kìa ai vẫn đứng không.

(more…)

Trần Mộng Lâm

Bài viết này, tôi xin bắt chước ông Song Thao để chỉ dùng một chữ ăn làm tựa đề. Tôi nói về một vấn đề mà ai cũng làm, ai cũng cần, đó là việc nhét thực phẩm vào bụng. Lẽ ra, tôi phải viết là nhét thực phẩm vào dạ, vì nhà văn Trà Lũ đã phân biệt rõ sau khi tra cứu sách vở là: dạ là phần trên rốn, còn bụng là phần dưới rốn. Thực phẩm trước khi xuống tới bụng, phải qua dạ trước đã. Xin cám ơn cụ Trà Lũ đã mở mang trí tuệ cho kẻ hèn này. Nhờ cụ Trà Lũ, mà tôi hiểu rõ tại sao người mình nói: Bụng cả hơn Dạ.

Tôi ít khi viết về bệnh tật, vì chuyện bệnh tật không gây cảm hứng cho tôi nhưng mới đây một độc giả gửi email về cho tôi hỏi muốn ít bệnh tật khi về già, thì phải làm sao để được khoẻ mạnh, sống lâu, nên để khỏi phụ lòng ông bạn, tôi viết bài này. Coi như phá lệ, làm những chuyện mà tôi không muốn làm, không thuộc về những lãnh vực mà tôi thích thú.
(more…)

Trần Mộng Lâm


Tồ Hữu (1920-2002)

Một trong những tên Việt cộng đáng ghét nhất là Tố Hữu. Tên này đã làm những bài thơ cực kỳ hèn hạ để ca tụng những kẻ sát nhân như Staline, Mao Trạch Đông. Việc này ai cũng biết, không phải nhắc lại ở đây làm gì.

Chúng ta đang ở những ngày đầu tiên của tháng năm, và trong tháng này, sẽ có ngày của mẹ, để con cái nhớ đến công ơn nguời đã nuôi dưỡng, đã chăm sóc mình với tình thương bao la, khiến cho chúng ta có được ngày hôm nay. Là con cái, lúc nào chúng ta cũng nghĩ đến cha mẹ, nhất là mẹ, với tình mẫu tử bao la, có thể ví với biển khơi, như nhạc sỹ Y Vân, với bài Lòng Mẹ bất hủ, mà mỗi khi nghe lại, không sao ngăn được lòng mình thổn thức, khi nghĩ tới người mẹ thân yêu. Cũng bởi cái tình mẫu tử thiêng liêng đó mà chúng ta không thể không chán ghét, khinh bỉ những đứa con bất hiếu, quên công ơn mẹ hiền khi chúng nên người, khi chúng đã công thành danh toại.
(more…)

Trần Mộng Lâm

freezing_rain_montreal

Bây giờ, nếu ai có hỏi tôi có muốn trở về chốn cũ, với khí hậu nóng ấm quanh năm, với hai mùa mưa nắng, hay tôi muốn sống tại Québec với những mùa đông giá lạnh, thì tôi không biết phải trả lời ra sao. Tôi không quên quê cũ, nhưng cũng không thể nói là tôi lãnh cảm với mảnh đất đã bao dung tôi trong suốt 40 năm nay. Chính tại nơi đây các con tôi đã sanh ra, và nay chúng đã lớn khôn và không cần đến sự bao bọc của cha mẹ nữa. Bốn mươi năm, một khoảng thời gian đáng kể trong đời một người, và 40 năm đã làm tôi thực sự yêu mến Mùa Đông.
(more…)

Trần Mộng lâm

charles_aznavour_2
Ca sỹ Charles Aznavous

Tôi viết bài này cho một người ca sỹ mà tôi rất ngưỡng mộ. Năm nay ông đã 93 tuổi và đã đứng trên sân khấu 83 năm. Ông hy vọng có thể sống đến 124 tuổi, vì tại Pháp, nơi ông sống, có một phụ nữ đang mừng sinh nhật 123. Charles Aznavour muốn thọ hơn bà này 1 năm, chỉ một năm mà thôi.

Charles Aznavour không phải người gốc Pháp. Gia đình ông chỉ là những người nhập cư. Cha ông gốc người Arménie, một dân tộc bị lưu đầy như người Nam Việt chúng ta. Cuối thế kỷ thứ 19, người dân Arménien bị Thổ Nhĩ Kỳ tàn sát và họ bị tản mát khắp nơi. Gia đình ông ban đầu muốn di cư tới nước Mỹ nhưng sau cùng ở lại Paris và Charles Aznavour được sinh ra tại thành phố ánh sáng này.
(more…)

Trần Mộng Lâm

bia_mot_goc_troi_que

Ra khỏi đất nước trong hoàn cảnh bắt buộc, ra đi không có giấy thông hành, không có vé máy bay khứ hồi, tương lai mù mịt, không biết ngày về đã đành, lại còn không biết có thể còn sống hay sẽ chết trong chuyến đi, thảm cảnh này chắc chỉ dành cho những quốc gia chịu sự cai trị của một chế độ độc tài, trong đó có Việt Nam.

Lê Quốc là một nhà văn Việt Nam bị lưu đầy!

Chúng ta cũng là những kẻ bị lưu đầy, tha hương đã mấy chục năm nay.
(more…)

Trần Mộng lâm

huynh_cong_anh?
Nhạc sĩ Huỳnh Công ánh

Nhận được bản thảo Hồi Ký của anh Huỳnh Công Ánh, người đã được biết đến như một nhạc sĩ, một thi sĩ, một người du ca rất nổi tiếng trong cộng đồng những người Việt Nam tỵ nạn chúng ta, tôi vội ngưng hết các công việc khác, chăm chú đọc, dù rằng việc đọc một cuốn sách trên màn ảnh nhỏ không phải là một thích thú đối với tôi, người chỉ vốn quen với những cuốn sách còn thơm mùi giấy mực. Cuốn hồi ký có tên là Vượt Tù, Vượt Biển.  Trên 250 trang sách đã được tôi đọc trong vỏn vẹn một buổi chiều, điều đó chứng tỏ sức hấp dẫn của thiên hồi ký này.

Tôi rất thích cuốn sách, hồi ký của một người Miền Nam, trong một giai đoạn đau thương của đất nước, những năm sau 1975, và cuộc xâm lấn Miền Nam của bọn Cộng Sản. Lý do sự yêu thích này, là vì tôi cũng là người đã sống, như tác giả, những nỗi đoạn trường trong giai đọan đó.
(more…)

Trần Mộng Lâm

lhacène_ziani
Thi sỹ Lhacène Ziani

Vũ Hoàng Chương đã viết những câu thơ mà rất nhiều người trong chúng ta đã thuộc lòng :

Lũ chúng ta lạc loài dăm bẩy đứa.
Bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh.

Tôi không biết tại sao ông lại viết như vậy ngay khi còn ở tại trong nước. Ai đã khinh ông, và quê hương nào có ruồng bỏ gì, vì sau đó ông vẫn sống tại VN, vẫn gắn bó với thi ca và những tật xấu của mình, vẫn được đời trọng vọng cho đến khi Miền Nam thất thủ. Hay là thi sỹ đã có được cái khả năng nhìn thấu tương lai, và thấy trước thảm họa thuyền nhân Việt Nam cuối Thế Kỷ 20 ?? Nói như vậy cũng không đúng, vì giống nòi không bao giờ khinh những người thuyền nhân này, chỉ có các người Miền Nam khinh và không muốn sống với bọn CS đến từ phương Bắc, cách sống thiếu văn minh và sự đê hèn với ngoại bang. Họ lỳ lợm và tráo trợn đến không chịu nổi. Một trong 4 nỗi khổ của con người là phải sống với người mà ta khinh ghét – Tứ Diệu Dế của Phật Giáo dậy như vậy. Chân lý này không chỉ dành cho người Việt Nam, mà cho tất cả nhân loại, tất cả các chủng tộc.
(more…)

Trần Mộng Lâm

asian_man

Tôi gọi anh ta là A Q, vì tên anh ta là Q nhưng họ Ng, (không phải Nguyễn).

Anh là con nhà gia thế, được cha mẹ cho đi du học Canada từ những năm đầu tiên thập niên 60, thế kỷ 20. Anh học giỏi, đỗ bằng tiến sỹ Toán hay Khoa Học gì đó, tôi không rõ lắm. Chỉ biết là khi tôi từ trại tỵ nạn sang Montréal, thì anh đã là giáo sư một trường đại học ở đây rồi. Tại Canada, được chức giáo sư chính thức một trường đại học là sướng lắm, không bao giờ mất việc, lại có nhiều quyền lợi, và khi về hưu, sống thong thả.
(more…)

Trần Mộng Lâm

dan_on
Dan On, Chủ tịch Dan-D Foods

Một điều ít ai để ý là chúa Jesus là một trong những người di tản đầu tiên trên trái đất. Lý do của cuộc di tản của Jesus là chạy trốn nhà vua Herod, vì ông vua này tin rằng sau này Jesus sẽ làm vua dân Do Thái. Cha mẹ Jesus đã mang ông sang tỵ nạn tại Ai Cập theo lời khuyên của 3 nhà thông thái đã đến chúc mừng sinh nhựt.
(more…)

Trần Mộng Lâm

LaLutte36

Sau khi viết bài «70 năm tội ác Công Sản Việt Nam, Nhóm La Lutte bị sát hại tại Miền Nam». Tôi nhận được nhiều hồi âm, trong đó quan trọng nhất phải kể đến các góp ý của tác giả cuốn «Trần Văn Thạch, cây bút chống bạo quyền áp bức». Đọc các lời góp ý này, tôi mới thấy là Lịch Sử thường bị bóp méo, nhất là khi Lịch Sử đó được viết bởi những người không có lương tâm của một nhà viết Sử chân chánh, bịa đặt để đạt được một mục đích nào đó, như cuốn Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam. Những sai lầm dưới đây trong bài viết của tôi, căn cứ theo những tài liệu tìm được trên mạng, và được tác giả cuốn «Trần Văn Thạch, cây bút chống bạo quyền áp bức» nêu ra:
(more…)

Trần Mộng Lâm

bao_tranh_dau

Trong những tội ác mà đảng CS đã phạm tại Việt Nam, người ta nói rất nhiều đến các vụ như Cải Cách Ruộng Đất, miền Bắc và Tết Mậu Thân, miền Trung. Ít ai nói đến tội ác của họ đã phạm tại miền Nam tuy mảnh đất này là nơi có những nạn nhân đầu tiên của đảng CS. Cách đây đúng 70 năm, 2500 người đã bị sát hại trong đó có cả những nhân vật nổi danh như Tạ Thu Thâu, Huỳnh Văn Ngà, Phan Văn Hùm, Huỳnh Phú Sổ. Tháng 10 năm 1945, có một nhóm 68 người thuộc nhóm CS «Đệ Tứ» chạy trốn quân Pháp tại Dĩ An. Lúc đó Trần Văn Giầu là thủ lãnh CS «Đệ Tam» tại nơi đây. Nhóm người này nghe nói Trần Văn Giàu sẽ cho bắt toàn bộ. Mọi người xôn sao bàn tán. Một thiểu số trở về Sài Gòn. Đa số (64 người) quyết định ở lại vì nghĩ rằng người mình với nhau, dù sao cũng không tệ như người Pháp thực dân. Sáu mươi tư người ở lại đó bị Trần Văn Giầu bắt, và từ đó về sau, không ai nghe nói đến họ nữa, họ đã biến mất trên cõi đời. 64 người đó bị Trần Văn Giầu ra lệnh thủ tiêu ở sông Bình Thuận, đến giờ không biết xác họ trôi giạt nơi nào. Người ta còn giữ được một bức thư của giáo sư Trần Văn Thạch lén viết trong lúc bị giam trong bóng tối nhờ một thanh niên giam giữ ông thương tình đem về cho vợ con ông. Ta hãy nghe cô con gái của ông, bà Trần Mỹ Châu, hiện sống tại Canada kể về chuyện này, trong cuốn sách của bà kể lại đời người cha xấu số của bà:
(more…)

Trần Mộng Lâm
Thân tặng anh Lê Dinh

mam_cong_go_cong

Còng có tên gọi khác, văn vẻ hơn, là con dã tràng.

Dã Tràng xe cát biển Đông
Nhọc lòng mà chẳng nên công cán gì.

Hay câu sau này:

Con còng dại lắm không khôn.
Mất công xe cát, song dồn lại tan.

Còng là một loại cua nhỏ, có 10 chân, có giáp cứng. Chúng thường tụ tập thành mấy hàng ngàn con trên các bãi biển lầy lội. Khi thủy triều xuống, chúng bò ra kiếm ăn. Thủy triều lên, chúng ẩn nấp trong các hang dưới cát. Chúng tìm kiếm thức ăn dưới cát, sau đó hất các hạt cát về phía sau chân của chúng, người không hiểu chuyện, thắc mắc rồi đặt ra nhiều huyền thoại về con vật này. Người ta thêu dệt là con còng là hậu thân của một ông già, vì hận Long Vương lấy mất viên ngọc quý cho phép người ta có thể nghe chim nói chuyện, nên xe cát để lấp biển Đông, và đòi Long Vương trả viên ngọc lại cho mình. Từ đó, có mấy câu thơ còn truyền khẩu cho đến ngày hôm nay, để chỉ những người chuyên lo chuyện tầm phào, không bao giờ thành công, tỷ như «đội đá vá trời»
(more…)

Trần Mộng Lâm
Thư gửi cháu gái

sinh_vien_vn_bieu_tinh_o_paris_27_4_1975

Cháu gái tôi sinh năm 1981 tại Montréal. Cô ta thuộc thế hệ thứ hai, không biết gì nhiều về Việt Nam và cuộc chiến tranh vừa qua. Đã lâu, hai chú cháu không có dịp nói chuyện với nhau, cho nên thực là một ngạc nhiên cho tôi khi chiều hôm qua, 24 tháng tư năm 2015, cháu điện thoại hỏi tôi về ngày 30 tháng tư. Đây là cuộc nói chuyện giữa hai chú cháu tôi.

Cháu nói:

– Thưa chú, có người muốn phỏng vấn cháu về ngày Quốc Hận, ngày Hành trình tới Tự Do, và về đạo luật S-219 của Canada. Trước khi trả lời cho cuộc phỏng vấn này, cháu xin chú cho cháu được hỏi rõ về các vấn đề này.

Tôi hỏi lại:

– Cháu muốn biết cái gì?

– Xin chú cho cháu biết tại sao lại có chuyện tranh luận về tên gọi của ngày 30 tháng tư. Tại sao lại nhất quyết phải gọi ngày đó là ngày Quốc Hận, tại sao lại có sự phản đối của một số người về tên gọi ngày Hành trình tới Tự Do, tại sao đạo luật này được Quốc Hội thông qua, tại sao CS VN phản đối đạo luật này, và xin chú cho cháu biết về những hậu quả của đạo luật này đối với tập thể các người tỵ nạn tại Canada.
(more…)

Trần Mộng Lâm

babui_200140125
Tranh biếm học của babui

Nhà văn Thái Việt vừa điện thoại cho tôi sau khi đọc một bài đăng trên báo Nhân Dân của CS Việt Nam. Bài bình luận nói trên được đăng trong 2 số báo ngày 30 tháng 3 và 2 tháng tư năm 2015, nhân dịp kỷ niệm cái mà họ gọi là «Kỷ Niệm 40 năm ngày Giải Phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (1975-2015)». Tiêu đề của bài viết là: Không ai được xuyên tạc lịch sử dân tộc ! (*), tác giả là một người đang sống bên Mỹ, ông Thu Tứ – Đoàn Thế Phúc. Anh Thái Việt nói: Họ viết bậy quá, anh phải viết bài trả lời mới được.

Tôi còn nhớ mới đây có nghe nói và đọc nhiều về tác giả Thu Tứ. Ông này nổi tiếng và được nói tới vì ông là con của nhà văn Võ Phiến. Thì ra con của một nhà văn nổi tiếng cũng có cái lợi của nó. Bởi thế cho nên tôi không lấy làm lạ khi nhìn thấy chữ Đoàn Thế Phúc đi kèm với hai chữ Thu Tứ. Chúng tôi dẫu sao cũng là cùng thế hệ với ông Võ Phiến, viết ra một vài cảm nghĩ, chỉ để góp ý vào những gì ông Thu Tứ viết về Lịch Sử Dân Tộc, theo cái nhìn của ông ấy. Tôi nghĩ như vậy tốt hơn, vì tránh được sự đôi co giữa các người không cùng một thế hệ.
(more…)

Trần Mộng Lâm

ben_ninh_kieu-1970

Tôi vừa nhận được điện thoại một người bạn gọi từ Pháp Quốc. Anh em không gặp lại từ hơn 40 năm, mà sao không thấy xa lạ, tưởng như vẫn còn như ngày nào còn ở Cần Thơ.

Cần Thơ, thành phố dễ thương và thanh bình thuở tôi vừa khoắc áo lính trên vai, đâu ngờ lại là nơi tôi chứng kiến một mối tình thiên thu của một cặp nam nữ Việt Nam cùng trang lứa với tôi, và tôi tin chuyện tình duyên này đẹp hơn hết trong những mối tình của thời đại chúng tôi.

Hồi đó, tôi ra trường và đi lính, như tất cả các thanh niên đồng trang lứa. Khi đất nước lâm nguy, thì ra biên cương là chuyện không thể tránh được.
(more…)

Trần Mộng Lâm

babui_200140125
Biếm họa của Babui

Rất nhiều người cho là tình hình chính trị tại Việt Nam chỉ thay đổi một khi Trung Quốc thay đổi, nói thét rồi ai cũng cho rằng đây là một sự thực không ai có thể chối cãi. Người ta nói rằng Việt Nam chỉ có 80 triệu dân, trong khi Trung Quốc có tới hàng tỷ người, chỉ cần tràn qua biên giới, tiểu tiện là chúng ta cũng đủ lụt lội rồi. Chính quyền hiện nay hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc, đến độ mỗi khi nhà cầm quyền Việt Nam họp đại hội, thế nào cũng có những nhân vật của Thiên Triều sang Việt Nam để chỉ đạo, giám sát trong bóng tối. Thậm chí, còn có khi các nhà lãnh đạo Việt Nam đích thân sang Bắc Kinh chầu chực, để được các Hoàng Đế Trung Quốc tiếp, và ban chỉ thị.
(more…)

Trần Mộng Lâm

tat_dia

Đìa là chỗ trũng ngoài đồng có đắp bờ để giữ nước và cá.

Tục ngữ có câu:

Nay tát đầm, Mai tát đìa, ngày kia giỗ hậu.

Truyền thống của người dân vùng sông nước Cửu Long là gần đến Tết, họ tát đìa, dỡ chà, bắt cá tôm, kiếm tiền xài Tết, và có cá để dành tiếp khách.

Thời gian tát đìa thích hợp nhất là từ tháng Chạp đến tháng Hai Âm Lịch. Người nông dân tính toán rất sít sao: Dứt lúa tới đìa, dứt đìa tới ruông, đủ ăn quanh năm.

Khi tôi bị đi học tập tại vùng Đồng Tháp Mười, năm 1976-1977, chỉ cần ra đồng ruộng là nhìn thấy từng đàn cá bơi lội, cá lóc với bầy con ròng ròng, cá rô đồng, những con rùa, và các con rắn xà nẹo trên các bụi cây trên bờ, khi bơi hay chống thuyền trên các sông, rạch. Chỉ cần bước chân xuống ruộng là bắt được cá.
(more…)

Trần Mộng Lâm

biere_larue
Bia 33, bia La De Con Cọp

Không thể không nói tới la de, hay bia, trong những ngày lễ trọng đại như Noel, Tết Dương lịch hay Tết Nguyên Đán. Người Việt Nam là một trong những người uống bia nhiều nhất trên hoàn cầu. Ai trong chúng ta không từng tham gia những bữa nhậu trong đó mọi người mặt mũi đỏ gay, phùng môi, trợn mắt: một hai ba, dô!!! 100% anh ơi, một trăm phần trăm! Mọi điều phiền muộn đều tan biến dưới thứ đồ uống mầu vàng và sủi bọt này. Với bia, bỗng dưng ta chợt thấy cuộc đời đáng yêu, đáng sống.
(more…)

Trần Mộng Lâm
Kỷ niệm Noel cuối cùng của tôi tại Cần Thơ

co_be_ban_mia_ghim

Tôi không hiểu cô bé đó bây giờ ra sao, còn sống hay đã chết. Điều tôi biết chắc chắn là những đứa trẻ Việt Nam xấu số như cô có rất nhiều, nhất là sau năm 1975, khi cuộc chiến chấm dứt, đất nước rơi vào tay một bọn chỉ biết một điều là sâu dân, mọt nước.

Cuối năm 1977, sau khi đươc Việt Công thả về từ một trại học tập U Minh, tôi bị cưỡng bách trở lại Cần Thơ tuy gia đình tôi ở Sài Gòn. Căn nhà mà tôi mua để ở tại lộ 20 đã bị một tên cán bộ chiếm mất. Tứ cố vô thân, tôi không còn cách nào hơn là vào nhà anh bạn dược sĩ HLV đã được về trước để ngủ nhờ. Sau một vài ngày, anh bạn tôi nhờ người quen, kiếm được cho tôi một việc làm tạm tại trạm y tế phường Cái Khế. Tôi không có chỗ ở, nên họ cho tôi vào ở tập thể với những nhân viên của trạm y tế này.
(more…)

Trần Mộng Lâm

vu_kien
Thi sĩ Vũ Kiện (1944-1998)
Phác họa của Vi Vi

Chúng tôi là anh em họ, và đã cùng nhau trải qua cả một tuổi thơ tại một con đường nhỏ của Hà Nội, gần Hồ Hoàn Kiếm, nơi có một cái tên rất tầm thường là Ngõ Hàng Hành. Bây giờ, nhà đất tại nơi đó lên giá lắm, nhưng trong tâm khảm, tôi vẫn chỉ nhớ thấy những căn nhà chật chội, và cầu tiêu vẫn phải nhờ người ta đi đổ mỗi ngày, chứ không phải loại cầu tiêu giật nước như bây giờ.

Cha mẹ tôi, hai bác Tam Lang, nhà văn nổi tiếng với tác phẩm Tôi Kéo Xe (cha mẹ Vũ Kiện) và hai bác Giáo (cha mẹ GS Nguyễn Văn Phú), có họ với nhau. Mẹ của Vũ Kiện, là em ruột thân phụ GS Nguyễn văn Phú, nên giữa hai người này với nhau, họ hàng gần hơn một chút, nhưng những đứa trẻ cùng trang lứa trong 3 gia đình, coi nhau như anh em một nhà. Chúng tôi nói những người cùng trang lứa, là nói tới anh em anh Nguyễn Ngọc Định, Nguyễn Huy Xương hai người em ruột của GS Phú, hai anh em tôi, và Vũ Kiện. Chúng tôi 5 người, thường chơi với nhau. Còn nhiều anh chị em khác nữa, nhưng khác tuổi, nên không thể cùng chơi đùa. Hồi đó, chúng tôi chỉ mới 11, 12 tuổi, nên khi trời mưa, chạy ra đường tắm mưa cùng nhau, và cùng nhau cưa đẽo, làm những cái súng bằng gỗ, bắn những viên đạn tròn bé xíu người ta bán dưới dạng các cuộn giấy, cũng nổ đì đẹt nghe vui tai. Lâu lâu, một người vai ông của chúng tôi, làm nghề thợ tiện nơi quê ngoại Hà Đông, tiện cho chúng tôi những con quay, hồi đó chúng tôi gọi là con cù, là cả bọn lại sung sướng kiếm những chiếc đinh nhọn gắn vào, và cùng nhau đi «bổ cù», nghĩa là dùng con quay của mình, bổ vỡ con quay của địch thủ, nhiều khi nổi cáu, chửi nhau «tiên sư bố mày», quên hẳn là tiên sư của nó, cũng là tiên sư của mình. Thuở con nít ranh, nhiều khi các cụ gọi về đánh cho mấy roi, hằn đít !!
(more…)

Trần Mộng Lâm

banh_shop

Công ty thực phẩm Yums, chủ nhân ông các công ty Pizza Hut, Gà Kentucky, Taco Bell vừa cho khai trương hai tiệm Banh Shop tại Dallas, chuyên trị bán bánh mì Việt Nam. Một tiệm sẽ được mở ngay trong phi trường Dallas. Việc khai trương hai tiệm bánh này chỉ được thực hiện như một thử thách, một thí nghiệm về món ăn bình dân Việt Nam, xem nó có được người dân Bắc Mỹ chấp nhận hay không. Rất tiếc, khi khai trương, họ không nghiên cứu địa hình, địa vật, chọn ngay một ngôi sao đỏ làm logo, nên bị Cộng Đồng Việt Nam tại Dallas phản đối quá cỡ.

Ông chủ tịch Công Đồng Mỹ gốc Việt vùng Dallas đã thảo bản kiến phản đối vụ này với những lý do sau này: While we are very pleased with the name of the restaurant, we are hurt and offended by your chosen logo, a red star, which is a symbol of communism and will offend thousands of South Vietnam refugees in my community.

Yums đã vội vã sửa chữa khuyết điểm này: Effective immediately, we are changing the logo, và chiếc bánh mì cũng không còn bị ô uế như trong những ngày đầu.
(more…)

Trần Mộng Lâm

trien_lam_ccrd

Tôi đã định không viết gì về cuộc triển lãm CCRĐ này vì còn đang đọc Đèn Cù, cuốn sách đang làm xôn xao dư luận. Tuy nhiên, một thân hữu, một người đàn anh rất tên tuổi viết email hỏi tôi nghĩ gì về cuộc triễn lãm này, vội vã tổ chức, rồi vội vã đóng cửa ??

Còn nghĩ gì nữa ? Ma dắt lối, quỷ đưa đường, mới khiến Việt Cộng khui cái thùng rác ấy ra, để rồi trúng độc nặng.

Cuộc Cải Cách Ruộng Đất và các vụ Tố Khổ đã là các vết nhơ của lịch sử VIệt Nam mà Đảng CS VN không thể nào tẩy xóa được,
(more…)

Trần Mộng Lâm

quan_thit_rung

Quý bạn có ăn thịt rừng chưa? Tôi thì ăn rồi, và rất nhiều.

Thịt rừng là thịt của các loài động vật, sống ở nơi hoang dã. Các con vật này bị người ta đi săn, hay gài bẫy, bắt về để làm thành món ăn, hay món nhậu.

Người Việt Nam, nhất là người miền Trung, rất thích loại thịt này. Người ta cho rằng những ngày đầu xuân, nếu được ăn vài miếng thịt rừng, thì năm đó sẽ gặp nhiều may mắn.
(more…)

Trần Mộng Lâm

le_mai_linh
Nhà thơ Lê Mai Lĩnh

Tôi có một số bạn bè gốc Quảng. Họ đều là những nhà văn, nhà báo nổi tiếng, và tài hoa, như phần lớn những người sinh ra ở trên vùng đất nghèo này của Miền Trung, xứ dân gầy, xứ của thiên tai, bão lụt.

Người xứ Quảng nói không êm, nhưng ngâm thơ, hay hát, thì hết sẩy, vì họ nhiều đam mê, bao nhiêu nhiệt tình, bao nhiêu cảm xúc, trút vào những vần thơ, tiếng hát, nên dễ làm xúc động lòng người.

Lê Mai Lĩnh là một trong những người đó.

Một chi tiết khá thú vị là Lê Mai Lĩnh, Trần Hoài Thư và người viết bài này đều tuổi Ngưạ. Đã có lúc trong một buổi cùng nhau say sưa cho quên hết sự đời tại nhà Nguyễn Bá Dĩnh, tôi nói với các bạn là « lũ chúng mình đều là những con ngưa què, suốt đời chỉ mong lội ngược dòng nước»
(more…)

Trần Mộng Lâm

War In Vietnam.

Tôi xa Hà Nội tính đến nay đã được 60 năm.

Tôi còn nhớ rõ những cảm nghĩ của mình trước khi theo cha mẹ lên máy bay vào Miền Nam. Ba anh em chúng tôi rủ nhau đi thăm thành phố một lần cuối. Khi đó tôi mới 12 tuổi nhưng cũng đủ hiểu biết để ý thức được rằng mình sẽ không còn có dịp nhìn lại Hà Nội một lần nữa. Tôi nhìn những quán nước ở bên bờ Hồ Hoàn Kiếm, nơi tôi có thể đi bộ ra chơi mỗi ngày, uống nước chanh hay bắt ve sầu vì nhà tôi ở ngay phố Hàng Hành. Tôi nhìn lại Nhà Hát Lớn, những rạp Ciné mà ở đó tôi say mê xem những cuốn phim đầu tiên của bộ phim Người Dơi nổi tiếng sau này (Batman), hay cuốn phim Samson Dalila rất là vĩ đại mà tôi phải cực khổ sắp hàng mua vé. Tôi nhìn lại ngôi trường Nguyễn Trãi thân yêu, nơi nơi tôi vừa hoàn thành năm đệ thất, năm đầu tiên của trung học đệ nhất cấp. Tôi linh cảm rằng tôi sẽ không có dịp trở về thành phố này một lần nữa trong đời.
(more…)

Trần Mộng Lâm

cuop_bien_trung_cong

Trung Công sẽ đào tung Biển Đông, sẽ lật các quả núi cao nguyên Việt Nam, sẽ lục lọi từng hang hốc, xó xỉnh của nội địa Trung Hoa, của các nước láng giềng, và ngay cả Châu Phi nữa.

Tại sao họ phải làm vậy, và làm vậy để làm gì?

Câu trả lời rất dễ: Nguyên liệu, và năng lương.

Nền kinh tế Trung Hoa gần đây có phát triển, nhưng tại sao phát triển?

Câu trả lời cũng rất dễ: Hàng hóa.

Muốn chế tạo ra hàng hóa, cần phải có: nhân công, nguyên liệu, và năng lương.
(more…)

Trần Mộng Lâm

quebecoise

Tôi có hai mối tình: Miền Tây và Québec.

Miền Tây Việt Nam là dĩ vãng. Dĩ vãng đau buồn, nhưng dĩ vãng vẫn khó quên.

Mấy lúc sau này, nhiều khi nghĩ về đất nước xa xôi, tôi chỉ thấy mênh mang một nỗi sầu bất lực. Đành phải tạm quên, để nói về Quebec. Ngày 24 tháng sáu sắp tới đây là ngày lễ Fête Nationale của miền đất thiên đàng này, nếu nói theo cụ Trà Lũ, nhà văn nổi tiếng với những bài viết về Canada, quê hương mới của chúng tôi.

Quebec là một trong những tiểu bang của Canada. Đặc điểm của tiểu bang này là những người quebecois nói tiếng Pháp. Quebecois có nghĩa là tất cả những người sống trong tiểu bang Quebec, trong đó có cả những người Việt Nam tỵ nạn. Canada có 2 sắc dân di cư từ Âu Châu sang và lập nên xứ Canada hai trăm năm trước đây. Vì những lẽ đó, tiếng Anh và tiếng Pháp là 2 ngôn ngữ chính thức của Canada. Các văn kiện quốc gia đều phải viết bằng 2 thứ tiếng này. Những người dân Québec chánh gốc, những người «lập quốc» đều gốc Pháp. Bởi thế cho nên, khi còn sống, trong một dịp công du sang xứ này, ông Tổng Thống Charles De Gaulle của Pháp đã hô to: “Vive le Quebec libre!” năm 1967, và gây nên một dư luận phản đối dữ dội, vì người ta cho rằng ông ta xúi bẩy để Quebec đòi độc lập, tách khỏi Canada.

Phải nói thực là quả có một khuynh hướng muốn Québec trở thành một quốc gia độc lập,
(more…)

Trần Mộng Lâm
Gửi Nhà Cầm Quyền Việt Nam

lanh_dao_csvn

Khi còn niên thiếu, tôi nhớ đã xem tại Sài Gòn một bộ phim mà tôi không biết chắc có phải là phim Mon Fils, tu seras un homme hay không. Lâu quá rồi, tôi đã quên mất cốt chuyện, nhưng có một câu trong phim mà tôi nhớ suốt đời. Câu nói đó là của một thanh niên nói với ông bố của cậu ta trong phim :

– Bố suốt đời đi tìm hòa bình với mẹ, bố không kiệt sức hay sao ??

Ông bố của người thanh niên này chỉ vì nhu nhược, không bao giờ dám trái ý vợ, chỉ mong gia đình êm ấm, con gái hạnh phúc. Kết quả mà ông nhận được trái ngược hẳn những gì ông mong muốn, khiến cho đứa con trai phải cay đắng hỏi ông câu hỏi khó trả lời nói trên.
(more…)

Trần Mộng Lâm

co_tq_6_sao

Nhà văn Dương Thu Hương, trong một cuộc phỏng vấn, cho biết năm 1975, khi theo các phụ nữ khác trong đoàn quân của bà vào Sài Gòn, bà đã ngồi khóc trên lề đường của thành phố này. Bà khóc vì, đây là lời bà: “tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí”. Sau đó, bà nhận định “Thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử”.

Lịch sử thì không lầm lẫn, chỉ có con người lầm lẫn mà thôi.
(more…)

Trần Mộng Lâm

vua_quang_trung

Việc Tầu xâm chiếm vùng biển Việt Nam nay đã rõ ràng. Mấy tuần nay người ta nói đã nhiều, viết đã nhiều về việc này. Trong lúc đó, những nhà lãnh đạo của Việt Nam – các ông Trọng, Sang, Dũng vẫn nín khe. Thái độ nhũn nhặn của các người có trách nhiệm trong việc bảo vệ đất nước làm người ta kinh ngạc, đến sững sờ…

Tầu mạnh hơn Việt Nam nhiều lần, chiến tranh sẽ đem lại nhiều chết chóc. Rồi sao ??

Bao nhiêu người đã bỏ mình trong trận chiến Miền Bắc thôn tính Miền Nam ???

Bao nhiêu người lính Cộng Sản đã bỏ mình trên đường mòn Hồ Chí Minh trong cuộc xẻ dọc Trường Sơn.. Những ai đã từng hát các bản nhạc như Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây sao bây giờ im re ?? Sao không có Hoàng Sa nhớ Trường Sa ???
(more…)

Trần Mộng Lâm

boiling_frog

Năm 1996, Daniel Quinn viết cuốn sách có tên là Truyện của B (The Story of B) nói về lịch sử nhân loại trong đó ông dành riêng một chương để viết về con ếch, với những dòng như sau: 

Nếu ta bỏ một con ếch vào một nồi nước sôi, thì con ếch sẽ dẫy dụa và nhẩy ngay ra khỏi nồi nước. Nhưng nếu ta bỏ ếch vào nồi nước lạnh, để ếch nằm trong đó, rồi từ từ nâng nhiệt độ lên, thì ếch ngồi trong đó thoải mái cho đến khi bị luộc chín lúc nào không biết.
(more…)

Trần Mộng Lâm

gilles_julien
Bác sĩ Gilles Julien

Bài viết này dề cập tới một khía cạnh đặc biệt của ngành Nhi Khoa mà người ta ít biết và chỉ được phổ biến mới đây tại Québec. Đó là Pédiatrie sociale, tạm dịch là Nhi khoa xã hội. Người khai sáng ra Nhi khoa xã hội tại Québec là bác sĩ Nhi Khoa Gilles Julien. Nhi khoa xã hội đặc biệt chú ý tới những vấn đề bệnh tật, những nỗi đau đớn về tinh thần lẫn thể xác trẻ em gây ra bởi môi trường mà đứa trẻ sinh sống và lớn lên.

Bác sĩ Gilles Julien được sinh ra tại tỉnh Grand-Mère. Cha mẹ ông đều là thợ thuyền. Ông có người cô đã cống hiến cả cuộc đời cho việc làm thiện nguyện. Khi bà cô này mất đi, bà trối chăng cùng ông: Cháu hãy tiếp tục sứ mạng của cô. Việc này ảnh hưởng đến ông suốt đời.
(more…)