Archive for the ‘Bút Đàm / Phỏng Vấn’ Category

Phan Tấn Hải


GS Nguyễn Văn Sâm (trái) đón sinh nhật thứ 81 nơi một quán
cà phê Little Saigon và nhà báo Phan Tấn Hải.

Rất đáng khâm phục là sức làm việc hy hữu nơi một vị giáo sư già, sức đã yếu và tóc đã bạc trắng. Trong các dự án đang viết của Giáo sư Nguyễn Văn Sâm, có những tác phẩm bên bờ cơ nguy biến mất, nếu không được diễn Nôm và chú giải. Đó là những gì tôi thấy bùi ngùi khi nói chuyện về một nền văn hóa của quá khứ và khó tìm lại được nữa trong một ngôn ngữ có thể hiểu được cho quần chúng. Sinh nhật thứ 81 của Giáo sư Nguyễn Văn Sâm là hôm Chủ Nhật 21/3/2021. Trong dịp này, nhà báo Phan Tấn Hải hân hạnh được ngồi hàn huyên mừng sinh nhật và phỏng vấn giáo sư về các dự án đang viết và sẽ viết.
(more…)

BBC News Tiếng Việt

BBC News Tiếng Việt phỏng vấn Tiến sỹ Nguyễn Đức An, phó giáo sư chuyên ngành báo chí tại ĐH Bournemouth (Anh), chung quanh cuộc công kích báo chí phương Tây trong các cộng đồng Việt trên mạng xã hội.

Về việc trên mạng xã hội tiếng Việt, từ bầu cử Mỹ tới nay đã có nhiều luồng dư luận cáo buộc và chỉ trích báo chí quốc tế là ‘thiên tả’, thậm chí dùng từ ngữ miệt thị là ‘thổ tả’, vì cho là họ hợp lực nhau chống lại Tổng thống Donald Trump, “người thắng cuộc”. Tiến sĩ Nguyễn Đức An đánh giá:

TS Nguyễn Đức An: Tôi đề nghị trong cuộc trò chuyện này, chúng ta nhìn vấn đề từ góc độ cả đối tượng bị công kích và đối tượng công kích.

Đúng như BBC nói, cả hệ thống báo chí phương Tây đồ sộ được gầy dựng mấy trăm năm gần đây bỗng dưng trở thành “thổ tả”, ác tâm, bất lương, đạo đức giả trong mắt nhiều cư dân mạng Việt.
(more…)

Nghiêm Xuân Cường


Tưởng niệm ca sĩ Mai Hương (1941-2020)

Trong các kỷ niệm của tôi về thuở niên thiếu, phải nói thời gian êm đẹp nhất là những năm tôi học từ lớp Đệ Ngũ đến Đệ Tam. Tôi nhớ lại những tháng năm ấy như một giòng sông êm đềm trôi mãi trong ký ức bởi lẽ ở tuổi mười bốn, mười lăm, tôi đã bắt đầu biết nghĩ và chớm yêu thơ nhạc nhưng vẫn chưa có gì phải lo nghĩ về thi cử hay về cuộc chiến. Những năm cuối thập niên 60, Sài Gòn vẫn còn huởng không khí tương đối yên bình. Nhiều kỷ niệm vẫn còn in sâu trong trí tôi cho đến ngày hôm nay là những buổi tối mấy chị em chúng tôi quây quần bên chiếc máy thu thanh trong căn gác nhỏ, chờ đón những chương trình nhạc mà tất cả chúng tôi đều ưa thích. Tiếng Nhạc Tâm Tình do Anh Ngọc phụ trách, Tiếng Tơ Đồng của cố nhạc sĩ Hoàng Trọng, Nhạc Chủ Đề của Nguyễn Đình Toàn là ba chương trình mà không có tuần nào chị em chúng tôi bỏ qua. Hơn ba mươi năm sau, ngồi cách xa quê hương hơn nửa vòng trái đất, tôi vẫn còn nhớ lại nhũng giây phút thật xa nhưng cũng thật ngọt ngào mà dễ thương ấỵ Đó là một ốc đảo yên bình tràn đầy âm nhạc và tình tự quê hương khi bên ngoài cuộc chiến đang ngày càng đến gần thành phố.
(more…)

Phạm Phú Khải

Chị Trần Diệu Liên là chị gái của anh Trần Huỳnh Duy Thức. Trong quá khứ, chị Liên đã có dịp trình bày về hoàn cảnh của anh Thức trong tù, điển hình là những lần anh quyết định tuyệt thực nhiều ngày.

Hôm nay, mời quý độc giả theo dõi buổi trò chuyện sau đây giữa tôi, Phạm Phú Khải, và chị Trần Diệu Liên.

Phạm Phú Khải: Thưa chị, xin chị cho biết lần mới nhất chị gặp anh Thức là lúc nào? Và lần đó là một buổi thăm em bình thường hay có gì đặc biệt khác hơn không?

Trần Diệu Liên: Dạ xin chào Phú Khải, lời đầu tiên, tôi rất hân hạnh được cơ hội trò chuyện cùng Phú Khải ngày hôm nay.

Lần mới nhất gia đình được gặp Thức là vào ngày 16 tháng 7 năm 2020. Mục đích của buổi thăm gặp này cũng không có gì đặc biệt hơn các lần khác. Tuy nhiên, trước đó đã lâu rồi, hơn 5 tháng, gia đình không được thăm Thức sau lần thăm vào mùng 2 Tết Âm Lịch năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid, trại giam không tổ chức cho thân nhân thăm gặp tù nhân để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Vì vậy buổi thăm gặp hôm 16/07/2020 đem lại nhiều cảm xúc và những câu chuyện thật đặc biệt cho hai chị em.
(more…)

Trịnh Y Thư


Nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh (Photo: Trịnh Y Thư)

Cho đến năm 2019, nhà thơ Nguyễn Thị Khánh Minh đã có 12 tập thơ xuất bản, Ngôn Ngữ Xanh là tập gần đây nhất do Văn Học Press xuất bản và phát hành đầu tháng 10/2019 trên Barnes & Noble. Thơ chị cũng xuất hiện thường xuyên trên các trang mạng văn chương, trong và ngoài nước. Nhà thơ Du Tử Lê, khi còn tại thế, đã không ngần ngại nói “Thi Ca và Nguyễn Thị Khánh Minh là một hôn phối lý tưởng.”

Nhân dịp tập thơ Ngôn Ngữ Xanh ra mắt độc giả yêu thơ, tôi hân hạnh được chị dành cho ít phút nói đôi ba chuyện, về thi ca cũng như phi thi ca. Dưới đây là nội dung cuộc nói chuyện.

Trịnh Y Thư (TYT): Bà nhà văn Mỹ Joyce Carol Oates có lần bảo văn chương và mộng mơ có cùng một nguyên do, một động lực thúc đẩy. Thơ chị được nhiều người đánh giá là những giấc mơ, hay giấc chiêm bao. Nhưng không phải những giấc mơ Siêu thực, trôi ra từ tiềm thức hay vô thức, mà từ ý thức, từ một thực tại. Chị nghĩ sao về đánh giá này? Theo chị thì “thơ” và “mơ” có là một không?
(more…)

Hữu Loan

MƯỜI NĂM NGÀY MẤT NHÀ THƠ HỮU LOAN. POST LẠI BÀI ĐÃ ĐĂNG TRÊN TALAWAS. HH CỦA BÁO LAO ĐỘNG NHẬN BÀI CỦA HỮU LOAN TỪ 1990 NHƯNG ĐẾN 2007 MỚI CÔNG BỐ VỚI TƯ CÁCH PHÓNG VIÊN CỦA TỜ BÁO MẠNG Ở BERLIN!
(Fb Hoàng Hưng)


Nhà thơ Hữu Loan (1916-2010)

Năm 1988, khi cuộc Đổi mới bắt đầu, nhà thơ Hữu Loan rất phấn chấn. Ông đã viết một bài “tự phỏng vấn” gửi cho báo Lao động Chủ nhật nhưng không được in. Nay, 19 năm sau, nhà thơ 91 tuổi đã đồng ý để talawas công bố bài trên. Các chú thích trong bài được phóng viên talawas ghi trực tiếp theo lời của nhà thơ và gia đình trong cuộc gặp gỡ mới đây tại nhà ông. (talawas)

Tiểu sử

Tên Hữu Loan cũng có tên đời là Nguyễn Văn Dao, Sắt Đỏ, Tốt Đỏ, Binh Nhì… Tên chợ là Ông già Vườn Lồi (Phù Viên Lỗi). Sinh năm Bính Thìn (1916), tại thôn Vân Hoàn, Nga Sơn, Thanh Hóa.

Từ 1936 đến 1942 làm cách mạng trong phong trào học sinh và nhà trường.

Từ 1943 đến 1945 về đi cày và đánh cá, làm Việt Minh và làm khởi nghĩa huyện nhà [1]  . Cùng năm làm Ủy ban Lâm thời tỉnh phụ trách 4 ty Giáo dục, Thông tin, Công chính và Thương chính. Chán lại về đi cày và đánh cá nuôi bố mẹ già.
(more…)

Thích Quảng Độ

“… Trước khi vào tù, tôi đã nói khó với họ là để xin đưa theo bộ từ điển Phật Quang mà tôi đang làm dở đó là rất đặc biệt lắm, mà tôi hối họ bao nhiêu lần vẫn khó khăn. Tôi nói rằng công việc này ông cứ xem đi, nó có 7 tập, mỗi tập một nghìn trang bằng chữ Hán, ông cứ xem.

Ông cứ về Thanh Minh Thiền Viện, thầy Thanh Minh sẽ đưa cho ông xem, ông đưa về nhà ông xem, xem từng trang một, xem rằng có giấu giếm cái gì đó không. Ông thấy rằng không có hại gì và không có chứa đựng gì trong đó thì cho đưa vào tù để tôi làm. Tôi ngồi trong tù có việc cho tôi làm, đồng thời để giúp cho các thế hệ tương lai họ có tài liệu để tham khảo và tra cứu mà học tập.

Tôi có nói rõ như thế. Thế mà mãi mấy lần người ta mới xét; họ bàn nhau xem sao rồi họ mới đồng ý cho. Cho đưa vào thì đến lúc mà tôi không kháng án thì họ quyết định đưa ra ngoài Ba Sao. Ngày hôm sau tôi đi thì ngày hôm trước thầy Thanh Minh đưa bộ từ điển ấy vào cho tôi để đưa ra Miền Bắc để mà làm việc. Thế nhưng mà họ không cho tôi cầm theo mà chính công an cầm theo.
(more…)

Maximilian Steinbeis | Trương Thiên Phàm
Phạm Thị Hoài dịch nguyên bản tiếng Đức: “Die dritte – föderale – Republik China wird irgendwann kommen“, Köpfe und Ideen, Ausgabe 13, Januar 2018, Wissenschaftskolleg zu Berlin


Giáo sư Trương Thiên Phàm

Phỏng vấn sau đây đăng trong tạp chí trực tuyến Nhân vật và Ý tưởng của Học viện Khoa học Berlin. Giáo sư Trương Thiên Phàm (Zhang Qianfan, 张千帆) của Đại học Bắc Kinh là học giả hàng đầu về luật hiến pháp ở Trung Quốc. Gần đây nhất, khi bác sĩ Lí Văn Lượng qua đời vì nhiễm virus Covid-19, ông đã đồng ký tên trong Thư ngỏ gửi Quốc hội và Ủy ban Thường vụ yêu cầu thực thi tự do ngôn luận. Phỏng vấn do nhà báo, người sáng lập và chủ biên Blog Hiến Pháp, Maximilian Steinbeis thực hiện. Bản dịch được sự đồng ý của Học viện Khoa học Berlin. (Người dịch)

Maximilian Steinbeis: Thưa giáo sư Trương, ông đến Học viện Khoa học để nghiên cứu cách hoạt động của mô hình liên bang tại Đức, trước đây ông cũng từng sang Hoa Kỳ nghiên cứu đề tài này. Trung Quốc có trên 2000 năm kinh nghiệm cai quản một lãnh thổ khổng lồ với hàng trăm triệu cư dân từ một trung tâm quyền lực duy nhất. Vì sao sau một thời gian dài như vậy, mô hình liên bang lại thú vị đối với Trung Quốc?

Trương Thiên Phàm: Tôi chỉ có thể nói rằng mô hình liên bang được một số trí thức Trung Quốc quan tâm nghiêm túc, trong khi chính quyền thì chưa bao giờ chấp nhận. Nhưng một lúc nào đó trong tương lai, rồi Trung Quốc sẽ ra một hiến pháp liên bang và áp dụng thể chế liên bang, vì hệ thống hiện nay không thể hoạt động. Vì vậy, kinh nghiệm của Đức với thể chế liên bang rất quan trọng với Trung Quốc.
(more…)

Mặc Lâm

Nhà văn Nguyễn Thị Vinh vừa qua đời ngày 8/1/2020 tại Oslo, Na Uy. Chúng tôi đăng lại bài phỏng vấn bà do nhà báo Mặc Lâm thực hiện thay cho nén hương tưởng tiếc. (ST)


Nhà văn Nguyễn Thị Vinh (1924-2020)

Từ năm 1932 đến năm 1945, Tự lực văn đoàn chiếm một vị trí ưu thế tuyệt đối trên văn đàn Việt Nam và đã ảnh hưởng sâu sắc đến giới thanh niên và trí thức Việt lúc bấy giờ.

Năm 1933 Tự Lực Văn Đòan chính thức thành lập gồm có: Nhất Linh (Nguyễn Tường Tam), Khái Hưng (Trần Khánh Giư), Hoàng Đạo ( Nguyễn Tường Long), Thạch Lam ( Nguyễn Tường Lân), Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu), Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ) về sau thêm Xuân Diệu, Trần Tiêu, và còn một số nhà văn cộng tác chặt chẽ với văn đoàn này là: Trọng Lang, Huy Cận, Thanh Tịnh, Đoàn Phú Tứ…

Bà Nguyễn Thị Vinh là 1 trong ba thành viên cuối cùng của Tự Lực Văn Đòan. Bà Nguyễn Thị Vinh sinh năm 1924 tại Hà Nội. Quê nội: làng Thịnh Đức thượng Hà Đông. Quê ngoại: làng Vân Hoàng, Hà Đông. Đã xuất bản nhiều tác phẩm tiêu biểu, gồm truyện ngắn, truyện dài, thơ và tùy bút…
(more…)

Triều Hoa Đại


Nhà thơ Nguyễn Hàn Chung

Triều Hoa Đại (THĐ): Ông ngồi xuống đây. Vâng, ở chiếc ghế này hai ta cùng ngắm buổi chiều đang đi qua trên mái tóc của cô hàng café rồi ông nói cho tôi nghe sau những năm dài ở lại quê nhà qua chế độ mới, những kinh nghiệm dễ gì mà ai cũng có được.

Nguyễn Hàn Chung (NHC): Tan đàn rã nghé, bạn bè anh em tôi người vượt biển lưu vong, người tù lao cải, người sống vật vờ “Tháng tư đạp chiếc xe đầm cũ – Ngơ ngác hồi lâu trước cổng trường- Một lớp đỏ người trương áo mũ – Một lớp âm trầm trước đại dương” (Ra tư chợt nhớ – NHC). Tôi thuộc loại thứ ba sau một thời gian ngắn “cải tạo tư tưởng” tôi may mắn hơn bạn bè bị tù đày trên rừng thiêng nước độc, không có ngày về, được “lưu dung” làm thầy giáo trường làng. Ba mươi lăm năm với thân phận bọt bèo của một công dân loại hai tôi lấy vợ có con và vùi đầu vào cơm áo tôi không viết được bài thơ nào ra hồn.
(more…)

Trịnh Y Thư


Nhà văn Lại Thanhhà

Trịnh Y Thư: Trong cuốn tiểu thuyết Butterfly Yellow/ Bướm Vàng, chị thuật một câu chuyện buồn bằng một ngôn ngữ có tính hài, chủ ý của chị ở đây là gì ? Nó có liên quan gì đến tính cách trái ngược đến buồn cười của hai nhân vật chính, Hằng và LeeRoy?

Lại Thanhhà: Xin cảm ơn anh đã hỏi một câu hỏi sâu sắc. Tôi luôn luôn tìm cách hòa nhập tính hài vào những câu chuyện buồn thảm về những con người Việt Nam tị nạn. Tính hài mở ra cánh cửa sau, một phương cách êm ái hơn để tiếp cận những cảnh huống thật sự bi thảm. Và cuốn tiểu thuyết Butterfly Yellow/ Bướm Vàng là một câu chuyện về sự hàn gắn và phục sinh, không hẳn chỉ là những điều khiếp hãi của chuyến vượt biên trên biển của Hằng. Tôi muốn cho người đọc thấy rằng, một cô gái vượt biên tị nạn vẫn có thể trải nghiệm những giây phút nhẹ nhàng, vui tươi, cũng như một anh chàng tập tễnh làm cao-bồi cũng có lúc suy tư, trầm lắng. Đôi bạn ấy xem có vẻ chẳng giống nhau tí nào nhưng lại biết đỡ đần nhau, điều đó nhắc nhở chúng ta rằng đời sống luôn luôn chuyển biến – niềm vui giữa cơn hỗn loạn, và bạo hành giữa một môi trường tưởng là an toàn.
(more…)

Triều Hoa Đại


Nhà văn Hồ Đình Nghiêm

Sau vài ngày rong chơi, hôm nay chúng tôi lại rong ruổi ca bài “Đường trường xa muôn gió câu bay rập rồn.” Mây hình như xà xuống và chắc chắn một điều hai bên đường cây lá đang và đã thay nhau đổi màu, thiên nhiên thật đẹp, thật tuyệt vời. Bây giờ đã gần cuối mùa thu, ông Thanh Tịnh đã “đi học” vài tháng trước rồi, giờ chỉ còn lại mấy bác thợ săn mà thôi. Nói đến mùa thu là nói đến thi nhân, nói đến mấy bác thợ săn rình mò tìm kiếm những con nai vàng “ngơ ngác”. Về thi nhân tôi nhớ câu thơ của Đinh Hùng: “Giờ cuối thu rồi em ở đâu/ nằm trong đất lạnh chắc em sầu/ thu ơi đánh thức hồn ma dậy/ta muốn vào trong đáy mộ sâu”. Tiện thể tôi lại nhớ luôn đến bài Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư có câu: “Con nai vàng ngơ ngác đạp lên bác thợ săn”. Tôi không hiểu nhà thơ Đinh Hùng khi viết “giờ cuối thu rồi em ở đâu/ nằm trong đất lạnh chắc em sầu” lúc đó tâm trạng của ông ấy có bình an không, chứ xem ra nó loanh quanh thế nào là bởi khi biết em đã nằm “trong đáy mộ sâu” rồi lại còn muốn vào trong đó nữa mà lại giả vờ: “em ở đâu” thì khó hiểu quá. Lại nữa, mùa săn bắn ở nước cờ hoa này nó nhộn nhịp lắm, những bác thợ săn chuẩn bị “cung tên” chỉ để chờ những chú nai vàng cứ ngơ ngác đi dạo giữa rừng thu để đến nỗi đạp lên bác thợ săn mà thấy tội nghiệp quá. Thơ, văn thì tôi mù trấc. May gặp được người tài hoa là nhà văn Hồ Đình Nghiêm ở đây, người mà tôi đã là “săn lùng” để hỏi một đôi câu vậy thì xin mời quý độc giả cùng theo dõi buổi chuyện trò này.
(more…)

Tuấn Khanh


Nhà báo Phạm Đoan Trang và giải thưởng của RSF năm 2019

Câu chuyện một nhà xuất bản (NXB) ở Việt Nam tự in và phát hành nhiều tác phẩm không qua kiểm duyệt, đã trở thành một sự kiện quốc tế. Bởi lẽ, gần 100 người mua sách từ Nam chí Bắc đã bị phía an ninh Việt Nam đặt vào tình trạng như tội phạm. Phạm Đoan Trang, tác giả nhiều cuốn sách cùng NXB Tự Do – nơi in và phát hành – bị săn đuổi ráo riết. Hai tổ chức Theo Dõi Nhân quyền (HRW) và Ân Xá Quốc Tế (AI) cũng đồng loạt ra thông cáo trong tháng 11/2019, trong đó phản đối công an Việt Nam về các vụ vây bắt, dẫn đến cả việc hành hung cả độc giả và người giao sách.

Thật ngạc nhiên, nếu so với những ấn phẩm khác như Đèn Cù (Trần Đĩnh), Bên Thắng Cuộc (Huy Đức) hay mới nhất là cuốn Thế thiên hành đạo hay Đại nghịch bất đạo (Phạm Thành)… thì những cuốn sách của NXB Tự Do và nhà báo Phạm Đoan Trang hoàn toàn vô hại, chỉ là sách kiến thức thuần túy.

Cuộc trò chuyện với nhà báo Phạm Đoan Trang từ một nơi nào đó, lưu lạc vô định cho công việc của cô, đã mở ra nhiều góc nhìn thú vị về sự kiện này.
(more…)

Thanh Trúc | Ngô Thế Vinh

Hôm 29.10.2019 Lào bắt đầu cho vận hành đập thủy điện Xayaburi và tiếp theo sẽ là con đập Don Sahong. Đây là hai đập thủy điện nằm trên dòng chính sông Mekong, đã và đang gây rất nhiều tranh cãi giữa Lào, Thái Lan, Cambodia cũng như Việt Nam ở hạ nguồn Mekong. Nguồn tin đáng chú ý khác từ MRC Ủy Hội Sông Mekong cho thấy Lào đang chuẩn bị tham vấn dự án thủy điện Luang Prabang có công suất 1410 MW, nằm cách thị trấn Luang Prabang khoảng 30 cây số. Nếu không có gì đột biến, đập Luang Prabang được khởi công xây vào tháng 7/ 2020. Một chuyên gia sông Mekong, bác sĩ Ngô Thế Vinh, tác giả hai cuốn sách ‘Cửu Long Cạn Dòng – Biển Đông Dậy Sóng’ và ‘Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch’, từng có bài tham luận về dự án Luang Prabang liên quan đến Việt Nam, trình bày sự việc qua bài phỏng vấn bằng điện thư do Thanh Trúc thực hiện.
(more…)

Khuê Phạm
Tôn Thất Thông chuyển ngữ


Ocean Vương. Ảnh chụp bởi Alena Schmick, ZEIT ONLINE Hamburg.

Hiếm khi có một tiểu thuyết của tác giả gốc Việt trở thành Bestseller được dịch ra 24 thứ tiếng. Và càng thú vị hơn khi được đọc bài phỏng vấn tác giả rất đặc sắc trên báo chí quốc tế. Điều thú vị thứ nhất, người được phỏng vấn là Ocean Vương, một người Mỹ gốc Việt mới 30 tuổi, vừa xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay trong năm nay, đã trở thành một bestseller của New York Times và nhanh chóng được dịch ra nhiều thứ tiếng. Thứ hai, Ocean Vương rời bỏ Việt Nam năm 1990 lúc mới lên hai, gia đình nông dân nghèo, không ai giúp đỡ nhưng cuối cùng, với hai bàn tay trắng đã vươn lên vị trí vinh quang mà hàng triệu người mơ ước. Thứ ba, người phỏng vấn là nhóm ký giả tờ báo lớn của Đức, ZEIT ONLINE, được hướng dẫn bởi nữ ký giả Khuê Phạm, một người Đức gốc Việt thế hệ hai. Thứ tư, nội dung phỏng vấn xoay quanh chủ đề nhập cư, và dường như có một sự đồng cảm sâu sắc giữa người phỏng vấn và người trả lời. Lối đặt câu hỏi và phong cách đối đáp của hai bên quả thật tuyệt diệu đối với dân nhập cư, nhất là người nhập cư châu Á. Cuộc phỏng vấn cho ta thêm một cảm giác thú vị rằng, cộng đồng trí thức Việt Nam ở hải ngoại không phải chỉ có chuyên gia trong các ngành nghề truyền thống, mà đã có những who-is-who trong văn học và truyền thông đại chúng. (Tôn Thất Thông)
(more…)

Cát Linh


Nhà nghiên cứu lịch sử Biển Đông Trần Đức Anh Sơn.
(Hình: Facebook Trần Đức Anh Sơn)

Lời Tòa Soạn Người Việt: Cuộc đối đầu giữa tầu hải cảnh Trung Quốc và Việt Nam tại bãi Tư Chính trên Biển Đông đang trở nên ngày càng căng thẳng hơn. Diễn biến mới nhất, đã có tới 80 tàu Hải Cảnh và các loại tàu khác của Trung Quốc đang hiện diện ở bãi Tư Chính kể từ cuối Tháng Năm, 2019 đến nay. Liên quan đến sự kiện này, nhật báo Người Việt đã có cuộc phỏng vấn với Tiến Sĩ sử học Trần Đức Anh Sơn, người có hơn 10 năm nghiên cứu về Biển Đông, và hiện sống tại Đà Nẵng.

Qua việc phân tích lịch sử tranh chấp chủ quyền và nguyên nhân chính dẫn tới tình hình tranh chấp hiện nay tại bãi Tư Chính, ông Trần Đức Anh Sơn khẳng định “bãi Tư Chính hoàn toàn của Việt Nam!”

Nhà nghiên cứu lịch sử Trần Đức Anh Sơn cho biết: Bãi Tư Chính nằm trên thềm lục địa phía nam của Việt Nam, nhưng có lúc đã bị xếp nhầm vào quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Sau này người ta đã điều chỉnh và bãi Tư Chính là một trong sáu bãi ngầm Việt Nam đang làm chủ. Trên đó Việt Nam đã xây dựng các outspots để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên vùng biển có các bãi ngầm này. Bãi Tư Chính hoàn toàn nằm trong phạm vi 350 hải lý trên thềm lục địa Việt Nam và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý của Việt nam. Nghĩa là theo luật biển quốc tế, bãi Tư Chính không phải là khu vực đang có tranh chấp chủ quyền giữa các bên có liên quan ở trên Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Việt Nam có quyền chủ quyền và quyền tài phán về Bãi Tư Chính. Bất cứ hoạt động nào của một quốc gia kể cả thăm dò hoặc nghiên cứu khoa học ở trên các khu vực vùng biển kể cả Bãi Tư Chính cũng đều phải được sự đồng ý của nhà nước Việt Nam. Đó là về mặt pháp lý.
(more…)

Tuấn Khanh | Phạm Chí Dũng

Tuấn Khanh: Ngày 4/7/2019 là một ngày đáng nhớ với nhiều người làm báo tự do, có chân trong tổ chức XHDS, dưới cái tên Hội Nhà báo Độc Lập Việt Nam. Đây là tổ chức tập hợp những người bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, lên tiếng cho công lý và vận động cho một xã hội không độc tài cộng sản. Nhân kỷ niệm năm năm của Hội, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc Lập Việt Nam đã dành ít thời gian để nói về mình, về những anh em trong Hội, đã sống sót như thế nào qua những cuộc đàn áp, sách nhiễu… suốt thời gian qua.

Nhà báo Phạm Chí Dũng: Hội Nhà báo Độc Lập Việt Nam (HNBDLVN) giống như một con thuyền vượt thác, đã suýt chìm trong năm đầu tiên, gượng dậy trong năm thứ hai, tạm bình ổn trong những năm kế và đế năm thứ năm, thì có vẻ đã khởi sắc. Có thể hình dung như vậy.
(more…)

BBC | Sophie Quinn-Judge

Cuốn “Hồ Chí Minh: Những năm chưa biết đến” (Ho Chi Minh: The Missing Years 1919 – 1941) của tiến sĩ Sophie Quinn-Judge, Đại học LSE, London, chủ yếu dựa trên tư liệu về Quốc tế Cộng sản được giải mật năm 1992 của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Nga – và tư liệu từ kho lưu trữ quốc gia Pháp.

Tập trung vào những năm hoạt động của ông Hồ Chí Minh thời kì trước 1945, cuốn sách cố gắng dựng lại chân dung cũng như vị trí thật sự của ông Hồ trong thời kỳ này.

Hồi tháng 9/2003, khi còn làm việc tại Anh, bà Sophie Quinn-Judge, người Mỹ, đã trả lời phỏng vấn của Ban Tiếng Việt BBC.

BBC: Cuốn sách của bà mở đầu bằng hội nghị tại Paris năm 1919 khi lần đầu tiên ông Hồ Chí Minh – mà lúc này có tên Nguyễn Ái Quốc – được nhiều người biết tới. Vậy trước giai đoạn này chúng ta có biết gì nhiều về hoạt động của ông, đặc biệt là việc người cha của ông có ảnh hưởng thế nào đến ông không?

Sophie Quinn-Judge: Cha của ông Hồ là một nhân vật rất đáng chú ý và tôi hy vọng sẽ có thêm tài liệu nghiên cứu tiếng Việt để hiểu rõ hơn thân thế của người này. Nhưng rõ ràng là việc người cha bị thất sủng, không còn là quan cấp tỉnh trong chế độ Pháp đã có tác động đến cuộc sống ông Hồ.
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh


Nhà thơ Tô Thùy Yên (1938-2019)

Tháng 2, 1987, ở xứ người, đọc Anh Hùng Tận, đọc Qua Sông. Có một liên tưởng nào của một người lính trẻ lái xe xuôi ngược trên freeway Nam Bắc, nhìn mông về rặng núi thẫm xanh trước mặt gờn gợn trong lòng những cơn mưa ngày xưa. Của một thời trận mạc. Của nỗi niềm quẩn quanh một thời hào sảng. Nhớ thi sĩ. Tô Thùy Yên đang mịt mù trong tù ngục quân thù ở quê nhà. Đọc thơ, tưởng gặp người hào sĩ ở ngã ba sông, xuồng ba lá đậu kế chân bàn. Ôi cái thuở xưa chiến chinh, trời đất làm nhà, bằng hữu muôn phương là anh em. Ôi cái thời tuổi trẻ. “Mấy kẻ gặp nhau nào có hẹn / nên gặp nhau không dấu nỗi mừng / ta gạn dăm ba lời tặng bạn / dẫu từ lâu bỏ việc văn chương / thiệt tình tên bạn ta không nhớ / nhưng mà trông mặt thấy quen quen / hề chi ta uống cho say đã / nào có ra gì một cái tên / tới đây toàn những tay hào sĩ / sống chết không làm thắt ruôt gan / cũng không ai nhắc gì thân thế / có vợ con mà như độc thân / bạn hỏi thăm ta cho có lệ / cuộc đời binh nghiệp Ta cười bung / còn mươi tháng nữa lên trung úy / có thể ngày mai chửa biết chừng…”
(more…)

Nguyễn Mạnh An Dân


Nhà thơ Tô Thùy Yên (1938-2019)
Tô Thùy Yên, tên thật Đinh Thành Tiên, sinh năm 1938 tại Gò Vấp, Gia Định trong một gia đình bình thường, đông các em, cha làm chuyên viên phòng thí nghiệm thuộc Viện Pasteur, sau về Bệnh viện Chợ Rẫy, mẹ nội trợ. Học tiểu học ở Gia Định, trung học ở Sài Gòn (trường Petrus Trương Vĩnh Ký và tư thục Les Lauriers), có ghi danh theo học ở Đại học Văn Khoa Sài Gòn, ban Văn Chương Pháp, một thời gian rồi bỏ dở. Động viên vào cuối năm 1963, khóa 17 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, tại ngũ cho đến ngày 30 – 4 – 1975, chủ yếu trong ngành Chiến Tranh Chính Trị. Cấp bực cuối cùng: Thiếu Tá. Tù Cộng Sản ba lần, tổng cộng 13 năm. Cuối năm 1993, cùng gia đình sang tị nạn tại Hoa Kỳ, mấy năm đầu ở Saint Paul, Minnesota, sau dọn về Houston, Texas cho đến nay. Thơ Tô Thùy Yên bắt đầu xuất hiện trên báo chí từ năm ông 16 tuổi. Gia nhập nhóm Sáng Tạo thành hình năm 1956, cộng tác đều đặn với nhiều tạp chí văn học ở miền Nam, chủ trương nhà xuất bản văn học Kẻ Sĩ. Đã xuất bản: Thơ Tuyển, ấn bản tại Đức năm 1994, ấn bản tại Mỹ năm 1995; Thắp Tạ, 2004. (Nguyễn Mạnh An Dân)

 
Nguyễn Mạnh An Dân (NMAD): Anh là một tác giả thành danh rất sớm, thường xuyên có thơ văn đăng báo từ khi mới 16, 17 tuổi, và cho đến năm 1975, anh đã gần như liên tục tham dự vào những hoạt động có liên quan đến chữ nghĩa như viết báo văn học, có lúc làm báo văn học, dịch sách văn học Pháp, thậm chí làm cả xuất bản văn học, vậy mà anh lại chẳng cho xuất bản một tác phẩm nào của anh, tại sao vậy?

Tô Thùy Yên (TTY): Phải thú nhận là có rất nhiều lúc bất đắc ý với đời sống, tôi đã tỏ ra không mặn mà cho lắm với chữ nghĩa văn chương dù rằng hồi còn trẻ nhỏ, tôi đã cực kỳ mê đắm văn chương, nung nấu ước vọng sau này trở thành một tác giả giá trị. Tôi thường xuyên trăn trở trong cái ý nghĩ gai góc là văn chương phải chăng cũng chỉ là một trò chơi mà mắt, dối gạt, phù phiếm, vô bổ. Nên đã có mấy lần, đặc biệt hồi mới vào lính, bị đặt trước một tương lai sinh tử chờn rờn, trong mấy năm liền, tôi đã tự ý dứt khoát xa lìa mọi sinh hoạt văn chương chữ nghĩa, đến độ chỉ một hai người bạn thân ở Sài Gòn lúc bấy giờ biết rõ tôi lưu lạc ở nơi nào của đất nước. Những đại họa giáng xuống con người vô phương tránh đỡ, văn chương cùng lắm cũng chỉ là thêm nữa một tiếng kêu đau. Còn nhớ hồi 19, 20 tuổi, tôi đã viết một câu thơ: Anh định ngày rất gần đây, sẽ thôi làm văn nghệ, tôn giáo của những anh hùng bất lực… Vào cái thời còn là ngựa non, dê cỏn, tôi lẫn quẫn với cái ảo tưởng anh hùng đương đầu với cuộc sống. Sau này, trên 60 tuổi, tôi lại viết: Ôi, kinh điển nào chẳng là bia chú đoạn trường: / Nơi đây nhân loại cùng quẫn không yên nghỉ. Nói chung, trước kia cũng như sau này, đối với tôi, văn chương vẫn chỉ là một chứng từ sao lại về sự thất bại của con người trước cuộc sống.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm


Trịnh Y Thư – Ảnh tự chụp,
Egyptian Museum, San José, CA, 2019

Tôi gửi bài, góp mặt với tạp chí Văn Học khá muộn, vào năm 1986. Vẫn đón nhận những lá thư ngắn gửi qua bưu điện của nhà văn Nguyễn Mộng Giác, khích lệ và thân tình chia sẻ những kinh nghiệm sáng tác cho lớp đi sau (như tôi). Tôi nói khá muộn vì trước đó tôi thường gửi truyện ngắn tới Đất Mới, Văn, Làng Văn… Tôi yêu thích Văn Học hơn các tạp chí khác, cộng tác khá đều đặn, tới tháng 12 năm 1990 vẫn còn “chung tình”. Bấy giờ chủ bút đã là Trịnh Y Thư.

Anh là ai? Ở xa tôi vẫn giữ một “ảo ảnh”. Không những chậm trễ khi đến với tạp chí Văn Học, tôi còn mù mờ thông tin, chậm lụt một vài thứ khác, vẫn thường lỡ biết bao chuyến xe. Thời gian gần đây, trong “phế tích” của trí nhớ bỗng nổi cộm tên tuổi cũ: Trịnh Y Thư. Người cao thủ biết môn công phu phân thân: Anh là nhà thơ, nhà văn, dịch giả, vẫn thường chơi guitar nhạc cổ điển và cũng đang tự mình đứng ra coi sóc nhà Văn Học Press tại California, Hoa Kỳ. Như thế, dẫu cho chậm bước, tôi tự nhủ, nếu không tìm cách lân la đến bên anh quả là một thiếu sót lớn. Có thể bạn sẽ trách tôi dùng “ảo ảnh” với “phế tích” trong câu trên là không chỉnh. Xin thưa: Tôi đã vay mượn chữ, “Phế Tích Của Ảo Ảnh” là nhan tập thơ của người tài hoa Trịnh Y Thư. Bạn có nhín chút thời gian để nhàn du cùng chúng tôi không? Xin vui lòng.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm


Nhà văn Phan Tấn Hải

Không cứ là chuyện cổ tích bao giờ cũng khởi đầu giọng kể bằng “Ngày xửa ngày xưa…” Mỗi chúng ta hôm nay vẫn quen dùng tới nó khi nhớ lại một kỷ niệm đã trôi trong quá khứ. Ngày xưa, tôi từng gặp anh. Anh ở bên Mỹ sang đây, tay bắt mặt mừng những hai lần. Một lần có diễn ra Đại Hội Văn Bút tổ chức ở Montréal (1989). Lần khác anh lặn lội về chung vui cùng nhà văn hoạ sĩ Võ Đình để rồi chung buồn trong vấn nạn khôi hài có tên gọi “động đất ở Mộng Lệ An” (1992). Ngày xửa, anh có tặng tôi tập truyện ngắn “Cậu Bé Và Hoa Mai”. Ngày xưa, dù tổn thất do trận động đất gây ra có lớn tới mức nào đi chăng nữa, xấu xa rồi cũng chóng vuột trôi; nhưng tôi vẫn nhớ, tôi không quên một người: Anh Phan Tấn Hải. Nhớ nụ cười hiền, nhớ mái tóc thưa, nhớ giọng nói chậm rãi thường chứa những ẩn dụ bên trong, dẫu ngập ngừng như kiểu đắn đo trước khi bày tỏ. Nhớ ngày xưa, thấy trán anh bị sưng một nốt bằng ngón tay cái, không dằn lòng tôi buột miệng hỏi để có ngay câu trả lời: Đêm qua Phật chỉ trăng, tôi thưa ồ trăng sáng quá. Phật cười khẽ búng ngón tay vào trán tôi.
(more…)

Tom Glenn
Trịnh Bình An chuyển ngữ bài phỏng vấn Author Q&A: George J. Veith.

LỜI GIỚI THIỆU: Tháng Tư 1975, khi Tom Glenn một cựu nhân viên mật vụ rời khỏi Việt Nam thì George J. Veith chỉ mới tốt nghiệp trung học Hoa Kỳ. Khi “Jay” Veith rời quân ngũ với cấp bậc Đại Úy binh chủng Thiết Giáp đóng quân tại Đức thì Tom Glenn giành nhiều thì giờ với những bệnh nhân AIDS vì đó là cách giúp ông quên đi những ám ảnh đớn đau từ Việt Nam. Một người già, một người trẻ, cách nhau cả một thế hệ nhưng cả hai có cùng một điểm chung: Việt Nam.

Đối với Tom đó là mảnh đất ông đã để lại một phần thân thể – tai ông bị điếc vì tiếng bom nổ. Đối với Jay đó là mảnh đất chưa bao giờ đặt chân tới nhưng chất chứa quá nhiều thứ bị che dấu. Sau nhiều năm ròng rã tìm hiểu, Jay đã khám phá ra nhiều điều đáng kinh ngạc. Những sự thật lịch sử trong 2 năm cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa được ông trưng ra trong tác phẩm dày trên 600 trang: Black April: The Fall of South Vietnam, 1973-1975Tháng Tư Đen: Những Ngày Tháng Cuối Cùng Của Miền Nam Việt Nam, 1973-1975.

Dưới đây, là cuộc phỏng vấn tác giả “Black April” – George J. Veith được thực hiện bởi tác giả “Last of The Annamese” – Tom Glenn, Trịnh Bình An lược dịch.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm


Nhà thơ Trần Mộng Tú

Tôi gặp chị lần đầu tiên vào tháng 10 năm 1987, gặp ở “Trăng Đất Khách”. Chị là tác giả bài thơ Trăng Đất Khách, được Làng Văn Magazine chọn làm nhan tuyển tập “Các Cây Bút Nữ Hải Ngoại” bao gồm 18 người với bề dày lên tới 352 trang. Trong tuyển tập ấy, riêng chị đóng góp 7 bài thơ và 1 bài được Phan Ni Tấn phổ thành ca khúc. Từ 1987 cho đến nay tôi vẫn chưa có cơ hội được gặp chị ngoài đời, chỉ nhìn bóng dáng chị ẩn hiện trên các trang giấy, lẩn trốn trong các dòng chữ; theo tôi là quá đỗi mượt mà, quá đỗi trong sáng… những yếu tố tiên khởi làm nên sức quyến rũ đọc giả được hình thành từ một ngòi bút tài hoa. Mới đây, lòng tôi lại thổn thức khi đọc phải bài bút ký của chị thuật lại chuyến đi “hành hương” về Mã Lai, quanh các trại tỵ nạn cũ từng lưu dấu vết của thuyền nhân Việt Nam để thắp hương cho các linh hồn xấu số. Không cầm được lòng, tôi đã viết lá thư ngắn gửi đến chị để bày tỏ lòng biết ơn. Nghĩa cử của chị khiến một đứa vượt biển may mắn như tôi phải xót xa, thầm tri ân.

Tôi yêu câu thơ của Hoàng Trúc Ly (?):

“đời lê thê quá tôi về muộn
em ngủ một mình đêm gió mưa”.

Cuộc sống tôi rất “lê thê”, muốn đi thăm hỏi những người mình mến chuộng thì luôn bị “gió mưa” làm khó. Chị là người tôi mến chuộng. Ở xa, tôi chỉ còn biết duy một cách là thực hiện cuộc trò chuyện này.

Thưa các bạn, chữ “chị” mà tôi dùng ở trên không ai khác là nhà thơ Trần Mộng Tú. Tôi mong chị Trần Mộng Tú thuận lòng khi đột ngột bị quấy rầy. Tôi hy vọng qua tâm sự chị trao đổi, tôi sẽ thấy vơi nhẹ bớt “đời lê thê”.
(more…)

Phạm Thị Hoài

Cuộc trò chuyện này được thực hiện qua thư điện tử, với nhà bất đồng chính kiến Phạm Hồng Sơn, người từng bị chính quyền Việt Nam kết án 13 năm tù, sau giảm thành 5 năm tù và 3 năm quản thúc, nay sống tại Paris, Pháp.


BS Phạm Hồng Sơn

Phạm Thị Hoài: Thưa anh Phạm Hồng Sơn, anh sống ở Paris vừa tròn một năm. Vì sao có cuộc ra đi này?

Phạm Hồng Sơn: Trước khi vào tù năm 2002 tôi có khoảng gần một tháng cảm nhận gần hơn với nhà tù và có khoảng gần hai năm thích thú làm quen với cảm giác phiêu lưu đi vào một con đường “đặc biệt”. Nhưng với việc rời khỏi Việt Nam vừa rồi, tôi có khoảng một tuần để đi đến quyết định dứt khoát trước một biến cố chưa bao giờ nghĩ tới. Hai con tôi đều được học bổng Excellence-Major của chính phủ Pháp và đã rời Việt Nam đi du học, đây là điều may mắn nhưng phần nào đã được trông đợi. Ít lâu sau vợ tôi lại có quyết định di chuyển từ văn phòng đại diện khu vực tại Hà Nội sang làm việc ngay tại trụ sở chính tại Paris. Sự kiện này quá bất ngờ đối với tôi. Nhưng tôi xét thấy mình không thể không ủng hộ một cơ hội như thế cho sự nghiệp của một người đã hy sinh cho tôi quá nhiều.
(more…)

Nguyễn Mạnh Trinh | Nhã Lan

Nguyễn Mạnh Trinh (NMT): Hôm nay thời tiết đã vào mùa đông và lòng người cũng như ảnh hưởng theo. Chúng ta lại có thêm một Giáng Sinh ở xứ người và hình như bất cứ ai trong chúng ta đều có những nỗi niềm riêng tư, những kỷ niệm không quên về thời điểm ấy. Từ quê nhà sang đến xứ người, trong tâm tư dồn chứa bao nhiêu điều tích lũy, có khi muốn nói mà chưa diễn tả hết. Cũng may, chúng ta còn có những nhạc sĩ, nhà văn, nhà thơ, cảm chung nỗi niềm và dùng nốt nhạc, câu thơ, lời văn để chia sẻ với chúng ta. Những lần trước, chúng tôi trong mục Tản Mạn Văn Học đã nói về những dòng nhạc, những bài thơ, những truyện ngắn và tác giả của nó qua chủ đề Giáng Sinh. Thật khó mà lột tả hết được những tâm tư của người Việt Nam xa xứ, với tấm lòng sùng kính tin tưởng vào những đấng tối cao luôn che chở bảo bọc con người vượt qua được những chông gai hiểm trở của dòng đời. Qua văn chương, tôn giáo không những chỉ có sự cứu rỗi mà còn có tính thiết thực của niềm tin khi con người nhiều khi lâm vào cảnh cùng đường tận lối. Mà, với dân tộc Việt Nam và thời thế Việt Nam thì chuyện đối diện với hiểm họa nguy nan là chuyện bình thường của một đất nước chiến tranh và một thời thế xoay chuyển đến tận cùng cuộc sống.
(more…)

Từ Thức

Hỏi: Thưa bà Tổng Giám Đốc, bà nghĩ gì về câu của một đỉnh cao trí tuệ, tuyên bố ngành trà đá có tỉ số lợi nhuận cao nhất thế giới?

Đáp: Thằng đó ăn nói vung vít, sẽ gây khó khăn cho kỹ nghệ trà đá VN, cho kinh tế quốc gia. Các hãng cạnh tranh ngoại quốc như Coca Cola, Pepsi, sẽ nhẩy vào thị trường.

Hỏi: Anh ta nói mặc dầu vậy, các bà không đóng thuế.

Đáp: Tiên sư nó. Hãy hỏi công an vỉa hè xem chúng tôi đóng thuế tới mức nào. Chúng nó lượn qua lượn lại, không đóng thuế mà yên với chúng.

Hỏi: Đó là thuế gián tiếp, thuế không chính thức.

Đáp: Đừng bắt chước mấy thằng lãnh đạo, ăn nói ngớ ngẩn. Ở xứ này, cái gì là chính thức, cái gì là bán chính thức. Cái gì là công, cái gì là tư?
(more…)

BBC | Nhã Ca


Nhà văn Nhã Ca

Sau trận Tết Mậu Thân, phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa chiếm lại được một thành Huế tan hoang.

Bên cạnh việc dọn dẹp, tái thiết thành phố, những hố chôn người tập thể dần dần được phát hiện.

Trong số những tin tức, tường thuật, phóng sự, ghi chép được đăng tải ở miền Nam Việt Nam về ‘thảm sát ở Huế’ khi đó, bút k‎ý Giải Khăn Sô Cho Huế của Nhã Ca đã gây choáng váng dư luận. Một phần của sách sau này được dựng thành phim “Đất Khổ”, với Trịnh Công Sơn vào vai chính, người con nhạc sĩ Huế.

Tác giả cuốn sách nói bà đã có mặt tại cố đô trong những ngày Tết Mậu Thân, tận mắt chứng kiến và trực tiếp nói chuyện với các nhân chứng về cuộc giao tranh, về các cuộc bắt bớ, về những nấm mồ tập thể…

Cuốn sách bị cấm lưu hành tại Việt Nam sau khi Sài Gòn sụp đổ. Tác giả cùng chồng bị bắt giam, nhà cửa tài sản bị tịch thu. Là cây bút nữ duy nhất trong số cả trăm nhà văn nhà báo Saigon bị cầm tù, 14 tháng sau bà được phóng thích cùng 21 đồng nghiệp.

Nhân 50 năm trận chiến 1968, BBC phỏng vấn nhà văn miền Nam, người đã trực tiếp sống và viết với Huế Tết Mậu Thân.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm thưa chuyện cùng nhà văn Võ Kỳ Điền


Nhà văn Võ Kỳ Điền

Hồ Đình Nghiêm (HĐN): Mến chào anh Võ Kỳ Điền. Đầu tiên xin được chia vui, niềm vui khi nhà văn vừa in xong tác phẩm mới. Bấy chầy sức khỏe anh ra sao? Có sung như khi trải lòng bằng chữ viết?

Võ Kỳ Điền (VKĐ): Cám ơn Nghiêm đã hỏi thăm. Tới tuổi nầy hình như anh đã già. Anh chỉ nói là hình như thôi nghe, tuy vậy trong bụng cứ nghĩ mình còn trẻ măng. Anh em mình có một cái sướng là khi nào muốn già thì già mà muốn trẻ thì cứ tha hồ cho trái tim đập nhịp phơi phới như lúc mười tám vậy đó. Thời gian của anh bây giờ hết để dành cho nhà thuốc đến nhà thương, rồi sẽ có một ngày không xa đến nhà dưỡng lão… Nhưng càng không đi ra ngoài nhiều như xưa thì lại gần gũi tới bàn viết, hết đọc cái nầy thì viết cái kia, không viết được chữ nào thì giấy nó trách mực nó buồn, nhờ vậy mà có lại niềm vui của mấy chục năm về trước. Đã lỡ vướng vào cái nghiệp văn chương bút mực dù ít dù nhiều rồi, làm sao mà đành lòng không liếc ngang liếc dọc trở lại cho được, phải không Nghiêm?
(more…)

Tuấn Khanh


Luật sư Võ An Đôn

Trò chuyện với luật sư Võ An Đôn, những ngày cuối năm 2017

Đây không phải là một cuộc phỏng vấn. Bởi một cuộc phỏng vấn thì tôi sẽ phải chọn lựa cách nói, xoay trở cách trình bày cho chỉn chu.

Nhưng nếu như vậy, thì sẽ không thể mô tả được một tính cách của Đôn. Tính cách đã đem lại cho anh sự thương mến từ rất nhiều người, cũng như sự ghét bỏ từ không ít người.

Tôi giữ nguyên cách xưng hô của Đôn, như một người anh em. Nhưng đó không phải là riêng với mối quan hệ quen biết với tôi, mà hầu hết các cuộc phỏng vấn của VOA, BBC, RFA, SBS… Đôn vẫn luôn xưng hô như vậy: nhũn nhặn và gần gũi.

Đôn có biệt hiệu là “luật sư chăn bò” – một cách gọi mà các đồng nghiệp một thời không kìm nổi sự tức giận đã thốt lên như vậy. Nhưng Đôn đón nhận hình ảnh đó một cách tự nhiên như một phần đời của mình. Trong cuộc nói chuyện với Đôn, tiếng gà kêu, tiếng trẻ con nghêu ngao… vẽ cho tôi một bức tranh về cuộc sống của Đôn. Anh bước ra từ bùn đất quê nhà, và khi phải quay lại, thì anh đón nhận mọi thứ thật an nhiên.

Tôi chọn luật sư Võ An Đôn làm người trò chuyện để khép lại một năm đầy biến động. Một năm mà người làm nghề tìm công lý cho kẻ khác, đã không thể nhìn thấy ngay trên số phận của mình.
(more…)

Nguyễn Mạnh TrinhNhã Lan


Tranh của Trần Thanh Châu

PHẦN II

Nhã Lan: Thân ái chào tái ngộ Lưu Na

Lưu Na: Xin chào tái ngộ

Nguyễn Mạnh Trinh: Tôi đọc trong Lênh Đênh thấy Lưu Na trách móc lớp đàn anh đàn chị đã bỏ rơi mình thì tôi thấy lạ quá, vì chính chúng tôi cũng bị bỏ rơi, chúng tôi cũng là nạn nhân chứ đâu chủ động để bỏ rơi người khác. Như vậy tại sao LN lại có ý nghĩ là lớp đàn anh đàn chị bỏ rơi lớp trẻ… () Có thể tôi đọc bị hiểu lầm bị nhiễu xạ, xin cô giải thích.

Lưu Na: Cho em nói như vầy, khi anh NMT nói lớp đàn anh thì em hiểu anh NMT muốn nói tới lớp sinh viên đi trước và những người quân nhân. Rõ ràng sinh viên và quân nhân là lứa đàn anh; sinh viên thì em không có ý kiến vì em không biết nhiều, bây giờ nói đến lớp quân nhân là lớp ảnh hưởng trực tiếp và nhiều nhất đến LN, thì gia đình LN cũng có người tử trận, và cũng có người lính – cũng phải ở tù. (Như vậy), trước tiên là gia đình LN cũng có lính nên Na không có lý do gì oán trách người lính. Bây giờ nghĩ chung về một thế hệ thì Na thấy, những người quân nhân những người lính cũ họ muốn hay không thì vì cuộc chiến họ đều phải tham dự. Tham dự, nếu không mất mạng thì cũng mất tuối trẻ, bây giờ cuộc chiến tàn họ phải vào tù mà những người không vào tù – ở bên ngoài trốn chui trốn nhủi sống rất là bấp bênh, đói khổ, thảm thiết lắm. Những trường hợp như vậy mình thương không hết, không có lý do gì để giận. Nhưng tuổi đời càng lớn càng nghĩ đến những mất mát của họ, nói cho cùng LN nghĩ mình nợ những người lính đó một mạng sống một cuộc đời, và LN tin không phải chỉ mình LN mà rất nhiều người cũng nghĩ như vậy. Họ đã hy sinh đã mất mát rất, rất nhiều, chịu đau khổ rất nhiều, Na không có lý do gì oán trách họ. Thành ra, nếu trong Lênh Đênh có nhắc một điều gì đó để gây hiểu lầm thì nơi đây nhờ anh Trinh hỏi Na có dịp để nói: không có chuyện đó.
(more…)

Nguyễn Mạnh TrinhNhã Lan


Tranh của Trần Thanh Châu

Nguyễn Mạnh Trinh: Trong văn học Việt Nam hải ngoại, một đề tài được chú ý nhất không phải với người Việt riêng thôi mà còn cả với người bản xứ là tiến trình hội nhập của người Việt tị nạn. Ở văn chương Hoa Kỳ tác phẩm của những người di dân là một phần tiêu biểu thí dụ như những tác phẩm của Monique Truong, của Aimee Phan, của Nguyễn Minh Bích, của Lan Cao, củaKim Thúy, của Nguyễn Thanh Việt… ở Pháp thì Linda Le, Trần Huy Minh…Đó là những tác giả có tác phẩm viết bằng Anh ngữ hay Pháp ngữ.

Tình cờ, chúng tôi đọc một tác phẩm mới của một nhà văn nữ cũng rất mới bằng Việt ngữ. Đó là tác phẩm Lênh Đênh của tác giả Lưu Na. Tôi cũng là một người tị nạn nên khi đọc những trang sách trong truyện của Lưu Na như thấy lại những chuỗi ngày đã qua của đời lưu lạc với những nhân vật mà nét hiện thực đời sống tỏ lộ hết sức rõ ràng. Lưu Na không chỉ là người kể truyện mà còn là một chứng nhân của những cuộc đổi dời mà thời thế như những trận cuồng phong cuốn xoay mọi người miền Nam vào những cơn bão tố khủng khiếp.
(more…)

Nguyễn Thị Hải Hà

VỀ ĐỌC VÀ VIẾT

NTHH: Anh lấy ý tưởng từ đâu để viết?

LQ: Tôi thường lấy ý tưởng từ cuộc sống. Cuộc sống, nhất là trong thời kỳ chiến tranh có nhiều tình huống bất ngờ, và đôi khi bi thảm ngoài sức tưởng tượng của con người.

NTHH: Hiện nay anh đang đọc gì, viết gì?

LQ: Tôi đang đọc sách Phật Giáo. Đức Phật là vị thầy vĩ đại nhất, theo tôi. Tư tưởng của ngài bao gồm hầu hết tham sân si của cuộc đời, và tìm ra lối thoát, sự giải quyết cho chúng sinh. Về chuyện viết, tôi cố gắng tránh lặp lại điều đã viết trong những tác phẩm trước.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm


Nguyễn Xuân Thiệp
dinhcuong

Tựa ở trên, tôi vay mượn từ thi tập từng gây tiếng vang “Tôi Cùng Gió Mùa” của nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp. Trước tiên cho tôi được bày tỏ đôi điều: Anh tôi, trung tá bị bắt đi học tập cải tạo tận ngoài Bắc. Giống các cựu quân nhân khác, anh sang Mỹ nhưng chọn sống ở một thành phố nhỏ, ít đồng hương, thầm lặng. Biết em mình có viết văn, anh cho hay nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp từng là bạn học chung lớp đệ Tam ở trường Quốc Học, Huế. Kể điều này ra chỉ để xác nhận, với tôi nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp đúng nghĩa là một người anh. Thơ anh làm từ dạo tôi còn là một cậu bé khờ khạo.

“những câu thơ anh viết
dài theo đường chim bay
cũng là bông tường vi
sáng nào em đã hái”

Lớn lên tôi vẫn đi sau lưng anh, mơ có lần được hái nụ tường vi. Tôi biết anh không mấy thích trả lời những cuộc phỏng vấn. Vậy thì chỉ xin hiểu cho những “tâm sự” được ghi lại dưới đây thuần là buổi chuyện trò bình thường giữa hai anh em chúng tôi. Nếu có sai sót xin anh Nguyễn Xuân Thiệp vị tình và các độc giả khoan thứ.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm


Nhà văn Nguyễn Thị Thảo An

Những năm đầu thập niên 80, xuất hiện một đội ngũ đông đảo người cầm viết. Họ đóng góp và làm giàu cho giòng văn học hải ngoại. Khởi sắc, hung phấn. Như tất cả các tạp chí văn chương (báo giấy) thời điểm đó, chủ nhiệm nguyệt san Văn, nhà văn Mai Thảo hằng tháng vẫn giới thiệu “Những Người Viết Mới”, kỳ vọng và gọi tên: Họ là một nhịp cầu tiếp nối không làm gián đoạn sự tốt đẹp của nền văn học miền Nam vừa bị bức tử.

Nhà văn Nguyễn Thị Thảo An là một khuôn mặt mới, là một trong các “gạch nối” đầy lạc quan kia. Tôi không rõ nhịp cầu ngày nọ vẫn còn đó hay đã gãy nhịp theo giòng chảy ơ hờ của thời gian phủ lấp. Mấy mươi năm sau “hai người viết mới” tìm ra nhau, nói theo cách của Hoài Khanh: “Ta ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng, nghe giữa hồn cây cỏ mọc hoang vu”.
(more…)

Phạm Cao Hoàng thực hiện


Trần Hoài Thư
Photo by Phạm Cao Hoàng – New Jersey, 7 tháng 5.2017

Gần 20 năm qua, trong sinh hoạt văn học nghệ thuật của người Việt ở hải ngoại, Trần Hoài Thư là cái tên được nhiều người nhắc đến, là nhà văn/nhà thơ được nhiều người yêu mến vì công lao của ông trong việc sưu tầm và xuất bản các tác phẩm văn học miền nam 1954-1975. Bằng số tiền lương hưu ít ỏi, với sự hỗ trợ của những người có lòng với văn học miền nam, từ năm 2000, Trần Hoài Thư cùng người bạn đời Nguyễn Ngọc Yến mua máy in, thành lập nhà xuất bản Thư Ấn Quán và tạp chí Thư Quán Bản Thảo. Cho đến nay, phần lớn các tạp chí văn học dạng báo giấy ở Mỹ đã đóng cửa nhưng Thư Quán Bản Thảo vẫn tồn tại và đã phát hành đến số 75. Tủ sách DI SẢN VĂN CHƯƠNG MIỀN NAM của nhà xuất bản Thư Ấn Quán đã sưu tầm và in lại hàng trăm tác phẩm giá trị, đáng kể nhất là bộ THƠ MIỀN NAM gồm 5 tập với tổng cộng khoảng 3500 trang và bộ VĂN MIỀN NAM 4 tập với tổng cộng khoảng 2400 trang. Công việc của hai vợ chồng ngày càng có kết quả thì chuyện không may đã xảy ra cho chị Yến: tháng 1 năm 2013 một cơn tai biến (stroke) đã làm chị ngã gục, từ đó đến nay chị chỉ nằm một chỗ, không ngồi dậy được, mọi sinh hoạt cá nhân phải nhờ vào nhân viên trong nursing home và Trần Hoài Thư. Bất chấp những khó khăn, những bất hạnh đang phải chịu đựng, hiện nay Trần Hoài Thư vẫn thực hiện việc in ấn tạp chí Thư Quán Bản Thảo và tủ sách Di Sản Văn Chương Miền Nam.

Bài phỏng vấn này nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin căn bản và chính xác về một nhà văn/nhà thơ rất đặc biệt: Trần Hoài Thư. (Phạm Cao Hoàng)
(more…)

Hương Kiều Loan thực hiện


Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm (1930-2017)

Trong một khu vườn trăm hoa đua nở, thông thường những bông hoa sặc sỡ, hương thơm ngào ngạt hoặc có một kích thước dễ được nhìn thấy, thường được tự phô bầy ngay trước mắt khiến mọi người có thể nhận thức được ngay khi mới bước vào vườn hoa. Còn có những loài hoa với hương thơm nhẹ diụ quyến rũ và với những mầu sắc hài hoà thanh nhã, tuy đã hiện hữu cùng với những loài hoa khác, nhưng loài hoa hiếm quí này không dễ gì mà thấy chúng dễ dàng được. Trong vườn hoa âm nhạc, Vũ Đức Nghiêm là một trong những loài hoa hiếm quí ấy. Nhạc cuả ông thanh nhã, tiết điệu rất tuyêt vời, không quá cầu kỳ để trở thành diêm dúa lố bịch, nhưng cũng không giản dị mộc mạc thái quá để dễ bị đồng hoá với hình ảnh của người “nhà quê đi guốc mộc”.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm


Nhạc sĩ Phan Ni Tấn

Ở Canada, hầu như tỉnh bang nào cũng có văn thi sĩ người Việt cư ngụ. Toronto là thành phố lớn, “đất lành chim đậu” và dĩ nhiên khi hót đã tạo ra một cung bậc khác thường. Xin thứ lỗi cho tôi nếu ví những văn nghệ sĩ là giống chim lạ. Tôi tin người mang tên Phan Ni Tấn ND sẽ rộng lòng chín bỏ làm mười khi nghe tôi hót tiếng trầm đục.

Hồ Đình Nghiêm (HĐN): Thưa anh Phan Ni Tấn, tôi nhớ những năm xưa khi anh vui chân tạt về Montréal thăm thú, anh có mập ra và “tóc phai mấy mùa”. Sức khoẻ anh độ rày thế nào, thưa anh?

Phan Ni Tấn (PNT): Cám ơn Hồ Đình Nghiêm. Tuy “tóc phai mấy mùa”, nhưng sức khỏe thì… “xanh tóc”.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm


Thi sĩ Luân Hoán (2013)

Hồ Đình Nghiêm (HĐN): Thưa anh Luân Hoán, tôi biết anh luôn kiệm lời, thích cười chứ chẳng nói mấy khi. Nhưng mà nghĩ tình đứa chung khóm cùng phường, anh thử cười và gõ giúp tôi đôi hàng. Vị tình nhé? Cả nể nhé? Thì thôi không nói cũng kì, đôi lời ít chữ tại vì chú mi.

Luân Hoán (LH): Không có ít nói đâu; chỉ nói đâu sai đó nên giữ đúng tinh thần câu “im lặng là vàng”. Vàng này mợ gì có chức lớn trong nước có ý là “là đương nhiên” bây chừ đó khó lấy được. Sẵn sàng nhưng tùy nghi theo vấn hạch của bạn. Bắt đầu đi.

HĐN: Loạt thơ “Mỗi Ngày Một Ảnh Người Quen” anh đang bỏ công vun đầy là một ý tưởng hay, cảm động. Vừa tri ân, vừa gợi nhớ, vừa tưởng tiếc… những người vừa đi khuất. Anh quen biết nhiều nhân vật, anh ưu tiên dành lòng ưu ái cho mấy vị vắng mặt rồi mới tới phiên những kẻ còn tại thế?

LH: Trước đây khi vẽ bạn bè (Tâm Chân Dung), tôi chỉ chọn những bạn còn cùng thở, để nhắc nhở lại kỷ niệm; đó là muốn tránh trường hợp hiểu lầm có phóng đại. Với trò mới này, thật tình tôi chỉ muốn khoe ảnh mình chụp với người quen thôi; nhưng sau đó nghĩ lại lòng Facebook vốn rộng rãi, nên viết được gì thì thêm vào. Đã thế sao không thêm những bài đã viết có liên quan ? biết đâu bà con, người quen biết của “nhân ảnh” cũng muốn đọc cho biết, thế nên trở nên rườm rà.
(more…)

Ngô Thế Vinh


Nhà văn Phùng Nguyễn
[photo by Ngô Thế Vinh 05.2015]

Phùng Nguyễn sinh năm 1950, mất ngày 17 tháng 11 năm 2015. Bàng hoàng với cái chết đột ngột của Phùng Nguyễn ở cái tuổi đang sung mãn nhất về sinh hoạt trí tuệ và sáng tạo, tôi đã viết bài tưởng niệm “Phùng Nguyễn, Như Chưa Hề Giã Biệt” (1), nay nhớ tới Anh, có dịp đọc lại bài viết, mới nhận ra là còn nợ Anh “Ba Câu Hỏi”, mang món nợ ấy cũng đã hai năm, nay là lúc tôi phải trang trải, và cũng là thay cho nén nhang tưởng nhớ Phùng Nguyễn. (Ngô Thế Vinh)

1. Sông Mê Kông, mối tình lớn

Phùng Nguyễn: Sẽ không xa lắm với sự thật nếu cho rằng ai cũng có một mối tình lớn. Nhà văn Ngô Thế Vinh cũng không ngoại lệ. Người tình của nhà văn đến từ một vùng hẻo lánh của cao nguyên Tây Tạng (Tibetan plateau) với một độ cao hơn 5000 mét tính từ mặt biển. Bắt đầu bằng những bước dò dẫm từ vùng núi non thuộc tỉnh Thanh Hải, nàng lượn lờ suốt chiều dài tỉnh Vân Nam miền Nam Trung Quốc trước khi lần lượt băng qua biên giới các quốc gia Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cambodia, và cuối cùng Việt Nam, nơi nàng kết thúc cuộc hành trình dài hơn 4800 km và hòa nhập vào Biển Đông ở các cửa Sông Tiền và Sông Hậu. Nàng được gọi bằng nhiều cái tên, Dza Chu, Lan Thương, Mea Nam Khong, Tonglé Thom, Cửu Long… Tuy nhiên nàng được biết đến nhiều nhất dưới cái tên Mekong.
(more…)