Archive for the ‘Phan Ni Tấn’ Category

Phan Ni Tấn

Thơ: Đinh Thị Thu Vân; Nhạc: Phan Ni Tấn; Tiếng hát: Hà Thanh (VN)
ban_ky_am

Nguồn: Tác giả gửi nhạc và âm bản mp3

Phan Ni Tấn

Thập niên 60 tôi bắt đầu sinh hoạt văn học nghê thuật qua hai bộ môn cầm bút và cầm đàn. Riêng về lãnh vực âm nhạc, hồi đó tôi chỉ chuyên tâm sáng tác những bài ca đấu tranh, thỉnh thoảng mới viết một vài bản tình ca. Có điều nhạc chiến đấu thời nào cũng vậy, cũng không có nhiều đất dụng võ, ngoài những lần anh chị em sinh viên học sinh tổ chức hát trong các giảng đường đại học, trong câu lạc bộ sinh viên hoặc xuống đường biểu tình chống các sắc luật của chính phủ có ảnh hưởng bất lợi đến con đường hoạn lộ của sinh viên học sinh. Chính vì thế hồi đó dù tôi có thờ ơ trước những bản tình ca muôn thuở thì nó vẫn cứ rỉ rả phát thanh ngày này qua tháng nọ, năm này qua năm kia trên các làn sóng của đài phát thanh dân sự hay quân đội; riết rồi nhập tâm. Dĩ nhiên đa số các ca khúc đó tôi chỉ thuộc một hai câu đầu; còn tác giả là ai, tựa bản nhạc là gì thì tôi chịu thua.
(more…)

Phan Ni Tấn
(Nhân đọc tập truyện Thầm Lặng* của Doãn Kim Khánh)

Tôi còn nhớ năm 1979 cuối con hẻm nhỏ trên đường Thành Thái, Sài Gòn có một căn nhà nhỏ của một gia đình di cư không giàu có. Dĩ nhiên có thể nói họ nghèo nhưng tên tuổi, đạo đức và khí khái thì mênh mông. Đó là gia đình nhà giáo kiêm nhà văn Doãn Quốc Sỹ, tác giả của những tác phẩm giá trị trên văn đàn Việt Nam. Căn nhà cuối hẻm của nhà văn, vào thời buổi nhiễu nhương tuy không an toàn, nhưng với tôi, lại là nơi ấm áp nhất trần đời.

Đó là nơi tôi đã đến trú ngụ, dù chỉ một đêm thôi, nhưng đã để lại trong tôi một ngọn lửa hồng, một sự biết ơn. Đêm nằm trên bộ salon màu đỏ, đã cũ ngoài phòng khách, dù êm ấm tôi vẫn không ngủ được. Một du tử ngủ bờ ngủ bụi như tôi lúc bấy giờ, thấm thía cái lạnh nửa đêm ở Sài Gòn ra sao thì cái ấm áp dưới mái nhà này làm tôi bồi hồi, thao thức. Trong bóng tối lờ mờ tôi bỗng chú ý tới một bức tranh treo trên vách.
(more…)

Phan Ni Tấn

Hồi nhỏ ông Phan Văn Tôi đã sớm xa nhà thì em của ông, thằng Lộc, mới chừng 3, 4 tuổi. Tưởng mình đi rồi về ai dè một đi không trở lại. Tới khi hai anh em gặp lại nhau nơi xứ người thì thằng Lộc đã có gia đình con cái đùm đề. Điều ngạc nhiên là nó cũng võ nghệ dàn trời như ông thời trai tráng. Có điều so với nó thì hồi xưa ông chỉ là võ sĩ hạng ruồi muỗi; còn thằng Lộc, thằng Phan Văn Lộc với cú đá thôi, cũng đủ liệt nó vào hạng cao thủ.

Khi biết hồi xưa ông anh mình lẹt quẹt ba ngón võ ruồi võ muỗi, thằng Lộc cười cười chìa ra tấm hình kèm theo cái video clip biểu diễn cú đá thần sầu quỷ khóc (quỷ khốc thần hào) của nó. Phải nói cú đá ác liệt của thằng Phan Văn Lộc, không riêng gì cột gẫy, tường xiêu, mà lỡ nó có đá trúng… Trời thì Trời cũng sập.
(more…)

Phan Ni Tấn

Ngứa tay tôi lại vẽ vời
Vẽ mình biết nói vẽ tôi biết cười
Hè nhau chường mặt ra đời
Khua môi múa mỏ hót lời vu vơ

Vẽ chơi giữa cái mịt mờ
Tôi cõng tôi chạy bơ phờ trần ai
Vui thì đứng lại vươn vai
Ngó trời ngó đất cười hai kiếp người
(more…)

Xích lô

Posted: 11/09/2020 in Phan Ni Tấn, Truyện Ngắn

Phan Ni Tấn

– Xích lô!

Từ ngày đi tù Cộng sản về hành nghề đạp xích lô, Hồ Nhượng chưa từng nghe ai gọi “xích lô” dịu dàng đến như thế. Tiếng gọi của cô gái từ bên kia đường nhỏ nhẹ như sợ chạm đến tự ái nghề nghiệp của người xích lô khiến Hồ Nhượng cười thầm. Anh dễ dàng cảm nhận được tiếng gọi đó vừa thoát ra khỏi vành môi đã vội ngậm lại như sự lỡ lời của người biết tự trọng. Thời buổi này gặp được một người lương thiện là điều may mắn cho anh. Hồ Nhượng nghĩ vậy.
(more…)

Phan Ni Tấn

Bốn ngàn năm trước, nho sĩ Đặng Thiên Nho là bạn ấu thời của Dương Công. Nhưng ngược với Dương Công vạm vỡ, khỏe mạnh, thích võ nghệ, ăn ngay nói thẳng chẳng kiêng nể ai hay nịnh bợ ai, thì Thiên Nho lại gầy guộc, thâm trầm, ưa đọc kinh thư, chọn núi rừng tiêu dao cùng cỏ cây, hoa lá.

Tuy nhiên, năm 40, đất nước Giao Chỉ bị nhà Đông Hán, Trung Hoa cai trị ngày càng hà khắc, bạo ngược khiến dân Nam lầm than, oán thán. Là nho sinh yêu nước họ Đặng xuống núi hợp với Đô Dương, Phùng Thị Chính, Lê Đình Lượng giỏi việc quân, cùng nhân dân theo giúp Lạc tướng Phong Châu Dương Công nổi lên chống giặc ngoại xâm.
(more…)

Phan Ni Tấn

Mùa có bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông thì thời cũng có Sáng Trưa Chiều Tối. Người ta chọn mùa thu là mùa hiu hắt, nhớ nhung thì buổi chiều là buổi biệt ly, sầu nhớ.

Xưa nay hễ thấy cái gì gai gai, lành lạnh, buồn buồn trong bóng chiều thường gợi tôi nhớ tới Huế. Nhất là phong thổ Huế, vốn cổ kính, trầm mặc, chiều xuống càng gợi biết bao niềm thương nỗi nhớ trông vời.

Huế là kinh đô của nước Việt, là miền đất phong sương, thơ mộng, giàu truyền thống văn hóa với các đền đài, lăng tẩm, nhã nhạc cung đình, chầu văn, ca dao, dân ca và các món ăn đặc sản Huế.
(more…)

Phan Ni Tấn

Nhạc và lời: Phan Ni Tấn; Tác giả trình bày
ban_ky_am

Nguồn: Tác giả gửi nhạc và âm bản mp3

Phan Ni Tấn

Hồi nhỏ, hồi còn đi học, ông anh tui đã sớm bộc lộ tài năng về vẽ và đờn. Hồi đó cả hai bộ môn nghệ thuật này chẳng có thầy bà nào dạy cho anh mình, ngoài ông trời. Cái cách ổng say sưa ngồi đờn cũng thấy điệu nghệ rồi. Ông anh tui móc guitar nhạc cổ điển hay thầy chạy. Bài Rescuerdos de la Alhambra của Francisco Tárrega đòi hỏi kỹ thuật trémolo khó dàn trời vậy mà mấy ngón tay dài sọc của ổng cứ réo rắc nhuyễn nhừ. Bài Prelude No.4 của Villa Lobos hay Capricho Arabe của F. Tarrega đòi hỏi kỹ thuật chạy ngón khó tổ bà ổng cũng chơi tới bến.

Còn vẽ hả? Mô Phật. Nói thiệt nghen. Hercules (Steve Reeves), John Wayne hay Gary Cooper, Alain Delon, hoặc từ Marilyn Monroe, Silvie Vartan, nghía qua Brigitte Bardot, Gina Lolobrigida gì gì đó mà thấy ông anh tôi trổ tài vẽ chân dung của họ thì có ở tuốt bên Tây hay bên Mỹ mấy người ca sĩ, tài tử nổi tiếng này cũng phải nôn nả bay qua Việt Nam mua về treo tường cho bằng đặng (xem hình vẽ đính kèm).
(more…)

Phan Ni Tấn

Thơ: Kha Tiệm Ly; Nhạc: Phan Ni Tấn; Tác giả trình bày
ban_ky_am

Nguồn: Tác giả gửi nhạc và âm bản mp3

Phan Ni Tấn

Thơ: Lê Văn Ngăn; Nhạc: Phan Ni Tấn; Tác giả trình bày
ban_ky_am

Nguồn: Tác giả gửi nhạc và âm bản mp3

Phan Ni Tấn

Dằn ly xuống chiếu cái kịch, Morgan khè ra một hơi dài sảng khoái xong ông nhướng cặp mắt kéo mây nhìn tôi mà như nhìn đâu đâu, miệng lầm bầm:

– Hồi còn trẻ, hắn nổi tiếng ở dơ thầy chạy.

Từ hồi nào tới giờ Tây lai Morgan vẫn vậy. Đang ngon trớn kể chuyện này bất thần ổng bẻ cái rẹt qua chuyện nọ như chơi, mới đầu tôi còn ú ớ riết rồi quen. Ông Morgan hơn tôi chẵn chòi hai mươi tuổi đời, ổng coi tôi là bạn vong niên.

Từ ngày Sở Lục-Lộ Sài Gòn bổ sung nhân công về Hòn Đất mở thêm đường xá, cầu cống tôi mới quen biết ông Morgan.
(more…)

Phan Ni Tấn

TRẦN YÊN HÒA Hơn năm mươi lăm năm THƠ là tập thơ phản ánh tâm trạng của nhà thơ qua nhiều thể loại thơ khác nhau.

Từ một cậu học trò xuất thân trong một gia đình văn hóa xứ Quảng, Trần Yên Hòa bắt đầu làm thơ lúc mười hai tuổi. Từ những bước đầu chập chững đến nay, sau hơn năm mươi lăm năm làm thơ, nhà thơ nhìn lại chặng đường dài đã đi: “Cha tôi cũng mê thơ. Ông có làm thơ đường, thơ thất ngôn bát cú và họa thơ (…). Hay mẹ tôi, thường hát ru tôi bằng những câu ca dao thắm đượm mùi vị quê hương, tình yêu trai gái, nên tôi thấm sâu vào lòng những âm thanh ấy, để rồi sau này tôi yêu thơ và làm thơ…“.

Phần tự sự trên đăng trong tập thơ TRẦN YÊN HÒA Hơn năm mươi lăm năm THƠ là một phần đời của Trần Yên Hòa được tác giả kể lại bằng thi ca.
(more…)

Phan Ni Tấn


Thiếu nữ
Nguyên Khai

Nhạc: Phan Ni Tấn; Tiếng hát: Điền Nguyên
ban_ky_am

Nguồn: Tác giả gửi nhạc và âm bản mp3

Phan Ni Tấn


Hoàng Hoa Thám (1858-1913)

Khi lớn lên tôi mới biết dòng dõi chúng tôi là dân Sài Gòn kỳ cựu từ cái thời người Pháp gọi Sài Gòn là Bến Nghé.

Tôi cũng biết chúng tôi ở trên đường Đề Thám nhưng không biết con đường này cũng như chợ Cô Giang có từ bao giờ. Tôi chỉ biết Ba Má tôi sống bằng nghề buôn bán chạp phô trong một khu phố nép mình vào một góc chợ ở ngã tư đường Cô Giang và Đề Thám. Vì nhà ở giữa quận Nhất, gần trường trung học Bồ Đề nên sau khi xong bậc tiểu học tôi xin vào học trường này. Hằng ngày từ nhà tôi đi bộ băng qua chợ Cô Giang để đến trường.

Chợ Cô Giang không có nhà lồng, không có hàng quán, quầy sạp cố định là nơi mưu sinh của những người buôn thúng, bán bưng đắp đổi qua ngày trong đó có Ba Má tôi.
(more…)

Phan Ni Tấn


Tưởng nhớ nữ ca sĩ Thái Thanh (1934 – 2020)

Tôi sẽ không nói gì về tiếng hát thiên phú vượt thời gian của nữ danh ca Thái Thanh vì đã có nhiều người ngợi khen từ khi chị nổi tiếng cho tới ngày chị qua đời. Trong bài viết giản dị và chân thành này, tôi không mang nỗi buồn vào đây, không kéo cái ảm đạm vô đây; tôi cũng không phải thắp thêm nén tâm hương tiễn nữ ca sĩ Thái Thanh về bên kia thế giới, vì tôi đã thành kính phân ưu cùng gia đình chị ở những email, facebook của bạn bè đưa tin về sự qua đời của một danh ca. Ở đây, tôi chỉ kể lại chút kỷ niệm với chị, chỉ vậy thôi.
(more…)

Phan Ni Tấn

Cuối cùng tôi cũng bỏ cha tôi mà đi. Anh hai, chị ba, anh tư đã được cha dựng vợ gả chồng ra riêng từ nhiều năm trước. Vì kế sinh nhai ở xa quê nên ít khi mấy người về thăm. Khi tôi vào chùa quy y tam bảo, những ngày tháng tu học ở chùa, tôi biết cha tôi còn lại một mình với cỏ cây, với trăng sao, mưa nắng.

Hồi tưởng lại ngày tháng dưới một mái nhà với cha và các anh chị mà lòng bồi hồi. Khi tôi vừa đủ trí khôn mới biết cha tôi sống cô quạnh một mình, không bà con thân thích và rất nghèo. Nghèo nhưng cha con chúng tôi đều yêu thương nhau, đùm bọc lấy nhau. Tôi là con út nên được chiều chuộng nhiều. Để nuôi con khôn lớn, cha tôi đã nai lưng làm đủ mọi nghề. Lúc thì làm thợ hồ, thợ mộc, lúc thì mần ruộng thuê, vác lúa mướn, lúc thì gác gian, cuối cùng là nghề đưa đò ngang bên Thủ Thiêm.
(more…)

Phan Ni Tấn

Nhạc và lời: Phan Ni Tấn; Tiếng hát: Phạm Việt
ban_ky_am

Nguồn: Tác giả gửi nhạc và âm bản mp3

Phan Ni Tấn
Mời đọc “Truyện dã sử, không thể không nói có thật mà không thật, không lạ mà thật lạ”, như một độc giả nói. Kính mời.

Nhà Trần (1225-1400)

Ngàn năm trước, sau khi Trần Nhân Tông (Trần Khâm) truyền ngôi cho thái tử Trần Thuyên – tức vua Trần Anh Tông – Nhân Tông lên làm Thái Thượng Hoàng. Một năm sau Thượng Hoàng lên ngọn Tử Tiêu núi Yên Tử tu hành, lấy pháp hiệu Điều Ngự Giác Hoàng, lập ra Thiền Phái Trúc Lâm, một dòng thiền Phật giáo mang đậm bản sắc văn hóa Việt.

Thời gian này tại chùa Hoa Yên (Yên Tử), Giác Hoàng mở các buổi thuyết pháp cho tăng chúng, thu nhận nhiều đệ tử. Về sau trong số đệ tử của Điều Ngự trở thành những bậc thức giả, như sư tổ Pháp Loa, tôn giả Huyền Quang, thiền sư Bảo Sái, sư thầy Lam Câu, đại đức Thiên Tường, thị giả Phu Lâu, sư huynh Phổ Xám…, đặc biệt có một vệ sĩ của Điều Ngự, từng là quân túc vệ tên Lô Sát, người dân tộc dũng mãnh hơn người, xuất hiện từ sau Hội nghị Bình Than năm 1282 chống quân Nguyên, cũng xuống tóc quy y.
(more…)

Phan Ni Tấn

Thơ: Doãn Quốc Vinh; Nhạc: Phan Ni Tấn; Tiếng hát: Doãn Hương
ban_ky_am

Nguồn: Tác giả gửi nhạc, âm bản mp3 và tranh

Phan Ni Tấn

Thơ: Doãn Quốc Vinh; Nhạc: Phan Ni Tấn; Tiếng hát: Doãn Hương
ban_ky_am

Nguồn: Tác giả gửi nhạc và âm bản mp3

Phan Ni Tấn


Phan Ni Tấn
qua nét vẽ Nguyễn Hữu Thời

Hổm rầy thím Khả cứ mắc cười hoài. Ngộ một cái là thím không cười mím chi cọp hay tủm tỉm cười như thường ngày mà đương làm bếp hay đương ngồi chơi bất thần thím đều ré lên cười khe khé. Tội nghiệp chú Ngón, chồng thím Khả, đương ăn cơm, coi TV hay đương ngon giấc kê vàng nghe thím cười ré lên chú thẩy đều giật nảy mình, văng cả cái thần hồn xuống đất. Té ra thím Khả nhớ lại chuyện tình của chú Ngón hôm sinh nhật tuần rồi chú vui miệng kể ra làm thím cười tới lộn ruột.

Mình biết hông. Hồi đó, con nhỏ hàng xóm nó để ý tới tui, thương tui hồi nào, mụ nội tui cũng hổng biết. Thấy tui tỉnh khô (có biết gì đâu mà hổng tỉnh) cùng tụi bạn suốt ngày cà nhõng trong xóm con nhỏ đâm bực. Có lần đi ngang qua mặt tui nó hứ một tiếng tui tưởng nó “hứ” thằng bạn. Lần khác tui đương ôm eo thằng em cùng lớp lê la ngoài phố, thình lình ở đâu hổng biết, nó xộc tới thò tay nhéo eo ếch tui một cái nhảy dựng. Đau quá tui xuýt xoa cắm đầu chạy dìa nhà… mét má. Tưởng được má binh ai dè bị bả rầy cho một trận: “Con ơi là con! Mầy gần 16 tuổi đầu chớ còn nhỏ nhít gì đâu mà để người ta ăn hiếp”. Nói thiệt dzới mình lúc đó tui đâu có dám khai con gái ăn hiếp tui, mặc dù nó đứng chỉ ngang ngực tui, dzới lại tui búng một cái là nó dzăng… “trên từng cây số”.
(more…)

Phan Ni Tấn

Nhớ hồi mới lên tám tui đã có mối tình đầu rồi. Nhưng mà mối tình con nít để đời này trước sau đều do con nhỏ Tàu lai cột dính tui vô với nó chớ nhà quê ruộng như tui bơ ngơ báo ngáo hổng biết gì ráo trọi.

Con nhỏ họ Lã tên Xíu Nương thiệt đáo để; nó hổng phải “người thường”. Con Mối, nhà thường gọi vậy, thay vì cột tay cột chưn tui, nó lại quăng mối dây tơ hồng, mềm mềm, mỏng mỏng, dài dài của nó tròng vào buồng tim tui, thắt chặt. Con Mối chút xíu nên tứ chi, mình mẩy cũng chút xíu, nhưng nó lẹ như sóc. Có lẽ bà Eva ở vườn địa đàng bỏ nhỏ sao đó khiến nó hăm hở xiết mối tơ hồng thiếu điều con tim tui muốn rụng, có nghiến răng ken két mụ nội tui cũng hổng làm sao tháo ra cho đặng.
(more…)

Phan Ni Tấn

Đời thơ có những đoạn rời
Cũng vì câu hát em mời mọc anh

***

1.
Như khoảng rừng xanh rất xanh
Như trăng vừa nhú hiền lành trong cây
Như bài ca mới biết bay
Con chim tuổi nhỏ đầu ngày líu lo

2.
Thương môi nhả một điệu hò
Điệu trôi xuống dưới mui đò đẫm sương
Mui trời bát ngát muôn phương
Mui anh lòng hẹp nên vương vấn hoài
(more…)

Phan Ni Tấn

Tuần rồi ông bạn già ở tuốt bên nhà (Huế) vô facebook lan man năm ba chuyện trên trời dưới đất đã đời rồi hỏi tôi: “Năm ngoái mấy ôn mệ qua Trung Mỹ quậy biển Punta Cana đến nổi cả rong rêu, ai cũng nể. Rứa lần ni ôn định đi xứ mô quậy tiếp hỉ?”

Nghe bạn vui miệng hỏi tôi cười cười nói đi Jamaica thì bạn vỗ đùi đánh bộp, reo lên: “A! Con suối Jamaica!” làm tôi ngớ ra, “rủa” thầm trong bụng: “Ốt dột, cái ôn ni! Jamaica ở tuốt ngoài biển mần chi có suối”, nhưng biết mình ngố, không dám cự, sợ lòi cái dốt.
(more…)

Bạn thưa

Posted: 27/11/2019 in Phan Ni Tấn, Thơ

Phan Ni Tấn


Từ trái: Phan Ni Tấn, Đinh Ngọc Bôi và Bắc Phong

Bạn bè chúng tôi ngày một vắng một thưa
Chừng gặp lại nhau ối chao ơi là quý
Vách đời xoay quanh dội thứ âm quỷ mị
Như miếng vàng trăng lướt thướt rụng xuống cầu

Hoa đăng mờ tỏ lộ nước sơn khô màu
Nhưng treo trên vách sắc không lời Phật tổ
Sắc tức thị không mà lời thì hạnh ngộ
Như búp sen khô bát ngát những môi cười
(more…)

Phan Ni Tấn

Thơ: Hà Nguyên Du; Nhạc: Phan Ni Tấn; Tiếng hát: Tâm Thư
ban_ky_am

Nguồn: Tác giả gửi nhạc và âm bản mp3

Phan Ni Tấn

Nhạc và lời: Phan Ni Tấn; Tiếng hát: Doãn Hương; Đệm đàn: Doãn Quốc Hưng
ban_ky_am

Nguồn: Tác giả gửi nhạc và âm bản mp3

Mẹ vội vàng

Posted: 05/11/2019 in Phan Ni Tấn, Thơ

Phan Ni Tấn

Chạy đi đâu mà vội
Mà vàng thế Mẹ ơi
Đất không nằm phía đó
Nước đã cạn kiệt rồi

Đất của dân chúng cướp
Phân lô bán làm giàu
Nước cong hình chữ S
Líu ríu chảy về đâu
(more…)

Phan Ni Tấn

Thơ: Hồng Thúy; Nhạc: Phan Ni Tấn; Tiếng hát: Ngọc Mỹ
ban_ky_am

Nguồn: Tác giả gửi nhạc và âm bản mp3

Phan Ni Tấn

Du Tử Lê có nghĩa là chàng du tử họ Lê, tên thật là Lê Cự Phách.Từ ngày biết mình được hình thành một cuộc làm người, chàng du tử lang thang “ở cõi nhân gian không thể hiểu” miết đâm chán nên sau 77 năm để lại cho đời 77 tác phẩm thơ và văn xuôi, chàng từ bỏ gia đình, bỏ bạn bỏ bè mà ra đi. Cuộc ra đi trí mạng này làm tôi nhớ tới lần đi lạc xuống trần của Trung niên Thi sĩ Bùi Giáng trước khiông giũ áo trần ai:

“Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc.
Nào ngờ đâu ở mãi đến hôm nay”.

Tất nhiên cách nói đầy cảm khái của Bùi thi sĩ là cách… nói thơ. Ai đọc qua, nghe qua cũng đều thích thú nhận ra mình cũng… ở mãi trong cõi thơ thần khí của ông. Nhưng mà nói gì thì nói rốt cuộc cả hai ông nhà thơ họ Bùi và họ Lê trước sau không hẹn đều trở về bên kia thế giới.
(more…)

Phan Ni Tấn

Thơ: Nguyễn Đức Bạt Ngàn; Nhạc: Phan Ni Tấn; Đệm dương cầm: Nhật Lâm; Tiếng hát: Trần Khánh Ly

ban_ky_am

Nguồn: Tác giả gửi nhạc và âm bản mp3

Phan Ni Tấn


Từ trái: Nguyên Nghĩa, Nguyễn Đức BạtNgàn, Phan Ni Tấn, Phạm Đình Cường (1992)

Tôi còn nhớ năm 1992, trong những lần sinh hoạt văn nghệ tại Montreal trong đó có buổi triển lãm tranh của họa sĩ Võ Đình, tôi gặp lại người bạn xưa xứ Huế: Nguyễn Đức Cẩm, tức nhà thơ Nguyễn Đức BạtNgàn. Bạn văn tình cờ tri ngộ nơi xứ người tay bắt mặt mừng hôm trước hôm sau đã vội vàng chia tay.

Bốn năm sau, 1996, vợ chồng nhà thơ Nguyễn Đức BạtNgàn ngao du sơn thủy đâu đó tiện đường ngang qua Toronto ghé qua nhà tặng tôi hai tập thơ Bình Minh Câm (1985) và Giữa Triền Hạn Reo (1988). Lâu ngày gặp lại chúng tôi chuyện trò rôm rả, tha hồ nhắc chuyện văn gừng văn bút ngày xưa, đã đời rồi… tới phiên hai bà hỏi thăm nhau mới biết người bạn đời của Nguyễn Đức BạtNgàn là người gốc Bạc Liêu.
(more…)

Phan Ni Tấn

Thơ: Trần Trung Đạo; Nhạc: Phan Ni Tấn; Hòa âm & đàn guitar: Nguyễn Thế An; Tiếng hát: Điền Nguyên
ban_ky_am

Nguồn: Tác giả gửi nhạc và âm bản mp3

Phan Ni Tấn


Hue Nostalgia
dinhcuong

Thơ: Phạm Đức Liên; Nhạc: Phan Ni Tấn; Tiếng hát: Lan Anh
ban_ky_am

Nguồn: Tác giả gửi nhạc và âm bản mp3

Phan Ni Tấn

Linh mục Nguyên Khải vừa lên tới chân núi Yên Tử thì trời mưa tầm tã. Núi Yên Tử thuộc xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, là một dải núi cao nằm ở phía đông bắc Việt Nam. Mặc dù Cha Khải có mang theo chiếc ô, vừa che mưa che nắng vừa làm gậy phòng thân, nhưng đụng phải cơn mưa giông, sấm sét rền trời buộc ông phải lách mình vô sơn động núp mưa. Vừa bước vào cửa động Cha Khải suýt dẫm phải con rắn hổ mang bành dài khoảng 6m nằm chắn ngang đang nuốt con rắn lục to bằng hai ngón tay. Đúng lúc đó con chim bồ câu trắng sà xuống đậu trên cành muỗm gần chỗ Cha Khải đứng.
(more…)

Phan Ni Tấn

Nói tới dân tộc thiểu số miền sơn cước cũng nên nhắc sơ qua một lực lượng chính trị vũ trang người Thượng biệt danh FULRO. FULRO ra đời từ năm 1958 với danh xưng bằng tiếng Pháp Front Uni de Lutte des Races Opprimées, viết tắt là FULRO: Phong trào Giải phóng các Dân tộc Bị Áp bức. Khi nền Đệ I Cộng hòa được thành lập, Thủ tướng Ngô Đình Diệm hủy bỏ chế độ Hoàng triều Cương thổ của Hoàng đế Bảo Đại sau 5 năm được thành lập (1950 – 1955).

Ngay khi bãi bỏ chế độ này, tình huynh đệ Kinh Thượng được hàn gắn tưởng không bao giờ chia rẽ. Tuy nhiên, một trong những đạo dụ của chính phủ Ngô Đình Diệm được ban hành sau đó không thấy đề cập quy chế riêng cho đồng bào Thượng, lại phủ nhận đất đai của đồng bào sơn cước, hạn chế việc dạy thổ ngữ Thượng, các cơ quan địa phương lợi dụng sự thật thà, chất phác của họ để bóc lột, không nâng đỡ, giao phó các chức vụ quan trọng trong tổ chức hành chánh và quân sự cho những trí thức Thượng v.v…
(more…)

Phan Ni Tấn

1. Ải Nam Quan
Ngày nay ở nước ta có hai di tích lịch sử nổi tiếng bậc nhất đã mất trắng. Đó là Hòn Vọng Phu (thật), tức núi Tô Thị ở Đồng Đăng quê tôi và Ải Nam Quan, nay đổi tên thành Hữu Nghị Quan, một danh xưng sặc mùi Cộng sản.

Ải Nam Quan là ải hướng về Nam, nằm ở địa đầu tỉnh Lạng Sơn, cách Đồng Đăng quê tôi chỉ 5km. Theo sử sách ải Nam Quan do Trung Hoa dựng nên, ban đầu bằng một cánh cửa gỗ dùng làm mốc cắm để ngăn chia ranh giới hai nước Việt-Hoa. Bên phía Bắc cửa ải là huyện Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây của Trung Hoa, còn phía Nam cửa ải là xã Đồng Đăng, huyện Văn Uyên, tỉnh Lạng Sơn của Việt Nam.
(more…)

Phan Ni Tấn

Nói thiệt nghen. Lần đầu tiên nghe lời bạn bè rủ rê đi du lịch, hình như tui… nhác thấy mình hổng thua gì anh chàng nhà quê mới lên tỉnh. Trước kia tui đâu có dở ẹc vậy. Ngặt một nổi ở các nước văn minh điện tử, thời gian ngựa chạy, luật lệ của mấy chục năm xưa so với ngày nay nó đã khác biền biệt một trời mây. Khác từ cái chuyện mua vé tàu bay thẳng thét trên online on-liếc gì đó, rồi mua bảo hiểm du lịch (chỉ giỏi móc túi thiên hạ, mần ơn đi cha nội). Hành lý thì tui một cái xắc tay nhẹ hều, bả một cái va-ly nhỏ xíu, vậy mà cũng bắt cân đo nặng nhẹ, kích cỡ ra sao, rồi làm sao online check in để chọn số ghế cho mình trước 24 giờ đồng hồ (cái màn này người thiếu chữ nghĩa như tui đành chịu), rồi chọn Uber, Ubét nào, hẹn giờ ra phi trường ra sao vân vân, nhất nhất đều do ông bạn già Đoàn nhắc nhở, chỉ dẫn tận tình. Kẹt một cái, gặp phải anh nhà quê núi vụng về, văn dốt vũ dát như tui, rốt cuộc gần như ổng… mần giùm cho vợ chồng tui ráo trọi.
(more…)