Archive for the ‘Hồ Đình Nghiêm’ Category

Hồ Đình Nghiêm

Lễ Phật Đản, theo lời mời của cô Tâm, Đặng đến quán bán bún bò để ăn trưa. Cô Tâm có gọi thêm hai đứa học trò cũ nữa, bốn người ngồi thong dong trong quán bán bún nổi tiếng ngon. Bình thường ở đây luôn đông chật thực khách, hôm nay vắng lặng như chùa Bà Đanh vì nhằm lễ Phật Đản, đa số không ưa ngã mặn. Họ treo lồng đèn, họ mua cá mua chim về phóng sanh và họ quyết tâm ăn chay niệm Phật. Có một vài ông trước đây nhảy núi lên xanh trang bị vũ khí súng dài súng ngắn đến tận răng, tuy vô thần nhưng khi về làm chủ phố phường đã “tâm sự”: Ở Trường Sơn tôi chưa từng bắn đi một viên đạn, đang di chuyển gặp đàn kiến dưới chân phải tránh, đôi dép râu này không nỡ chà đạp chúng. Mọi người đóng vai hàng thần lơ láo ngồi nghe, tịnh khẩu như bình, cố thực thi ép mình theo lá bùa ba không: Không nghe, không thấy, không biết.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm

Đừng bỏ anh ở chùa. Vụ này, thoạt nghe qua là “ngộ” ngay, buộc phải rùng mình. Hàm nghĩa chữ bỏ cũng ác liệt. Bỏ bê, bỏ xó, bỏ hoang, đồ bỏ… Ngoài ra bỏ cũng tương tự với động từ đặt để, thu cất. Một đàng phụ phàng bỏ rơi, một đàng vị tình cắt đặt vào nơi am trú… Tuy vậy “Đừng Bỏ Anh Ở Chùa”, nghĩ cho tận, thì quá đỗi thương đau, một dấu chấm sau cùng, kết thúc một cảnh đời nhân thế. Khác biệt và trái ngược với một khởi đầu, cũng lắm oan trái, vạn bất đắc dĩ:

Con ai đem bỏ chùa nầy?
A di đà Phật con thầy thầy nuôi
”.

Hòng làm nhẹ tội, xin thú nhận ngay “Đừng Bỏ Anh Ở Chùa” là nhan một bài thơ của thi nhơn Hoàng Lộc mà tôi mạn phép chôm, không bỏ, tái sử dụng. Bài thơ ngắn, mang đủ cái chất riêng đầy ấn tượng của Hoàng Lộc. Hay đến nỗi dẫn tới cớ sự này đây. Thơ năm chữ, khởi đi với:

lỡ có một ngày kia
em nhận bình tro cốt

(more…)

Hồ Đình Nghiêm


Trịnh Y Thư – Ảnh tự chụp,
Egyptian Museum, San José, CA, 2019

Tôi gửi bài, góp mặt với tạp chí Văn Học khá muộn, vào năm 1986. Vẫn đón nhận những lá thư ngắn gửi qua bưu điện của nhà văn Nguyễn Mộng Giác, khích lệ và thân tình chia sẻ những kinh nghiệm sáng tác cho lớp đi sau (như tôi). Tôi nói khá muộn vì trước đó tôi thường gửi truyện ngắn tới Đất Mới, Văn, Làng Văn… Tôi yêu thích Văn Học hơn các tạp chí khác, cộng tác khá đều đặn, tới tháng 12 năm 1990 vẫn còn “chung tình”. Bấy giờ chủ bút đã là Trịnh Y Thư.

Anh là ai? Ở xa tôi vẫn giữ một “ảo ảnh”. Không những chậm trễ khi đến với tạp chí Văn Học, tôi còn mù mờ thông tin, chậm lụt một vài thứ khác, vẫn thường lỡ biết bao chuyến xe. Thời gian gần đây, trong “phế tích” của trí nhớ bỗng nổi cộm tên tuổi cũ: Trịnh Y Thư. Người cao thủ biết môn công phu phân thân: Anh là nhà thơ, nhà văn, dịch giả, vẫn thường chơi guitar nhạc cổ điển và cũng đang tự mình đứng ra coi sóc nhà Văn Học Press tại California, Hoa Kỳ. Như thế, dẫu cho chậm bước, tôi tự nhủ, nếu không tìm cách lân la đến bên anh quả là một thiếu sót lớn. Có thể bạn sẽ trách tôi dùng “ảo ảnh” với “phế tích” trong câu trên là không chỉnh. Xin thưa: Tôi đã vay mượn chữ, “Phế Tích Của Ảo Ảnh” là nhan tập thơ của người tài hoa Trịnh Y Thư. Bạn có nhín chút thời gian để nhàn du cùng chúng tôi không? Xin vui lòng.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm

Tưởng rằng: Đích thị giai nhân. Có ngờ đâu nàng chỉ là: Thi sĩ.

Khi bạn thốt ra câu đó, bạn cho tôi hay một chuyện: Người đẹp khác với người làm thơ? Bán tín bán nghi, tuy nhiên tôi vụng nghĩ tới luật bù trừ, về thứ bất toàn mà thượng đế trao gửi khi nhào nặn ra chúng sinh. Nhan sắc tuyệt vời lại thêm làm thơ hay tuyệt trù, xưa nay tuyệt không hiện hữu. Tuyệt mệnh! Vấn nạn ấy có tuyệt đối chăng?

Tôi không có cảm tình với chữ Nàng, Chàng. Nàng vọng cổ mà chàng cải lương, nôm na là váng vất chút sến. Nhưng trường hợp này tôi nghe thuận tai, bởi “nàng” không mấy đẹp và thơ “nàng” làm cũng thường bày cảnh trái ngang duyên phận, có ông phổ thành nhạc điệu boléro mùi như sầu riêng rụng xuống sau vườn. Vườn cắm dùi trong đêm buồn tỉnh lẻ.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm


Nhà văn Phan Tấn Hải

Không cứ là chuyện cổ tích bao giờ cũng khởi đầu giọng kể bằng “Ngày xửa ngày xưa…” Mỗi chúng ta hôm nay vẫn quen dùng tới nó khi nhớ lại một kỷ niệm đã trôi trong quá khứ. Ngày xưa, tôi từng gặp anh. Anh ở bên Mỹ sang đây, tay bắt mặt mừng những hai lần. Một lần có diễn ra Đại Hội Văn Bút tổ chức ở Montréal (1989). Lần khác anh lặn lội về chung vui cùng nhà văn hoạ sĩ Võ Đình để rồi chung buồn trong vấn nạn khôi hài có tên gọi “động đất ở Mộng Lệ An” (1992). Ngày xửa, anh có tặng tôi tập truyện ngắn “Cậu Bé Và Hoa Mai”. Ngày xưa, dù tổn thất do trận động đất gây ra có lớn tới mức nào đi chăng nữa, xấu xa rồi cũng chóng vuột trôi; nhưng tôi vẫn nhớ, tôi không quên một người: Anh Phan Tấn Hải. Nhớ nụ cười hiền, nhớ mái tóc thưa, nhớ giọng nói chậm rãi thường chứa những ẩn dụ bên trong, dẫu ngập ngừng như kiểu đắn đo trước khi bày tỏ. Nhớ ngày xưa, thấy trán anh bị sưng một nốt bằng ngón tay cái, không dằn lòng tôi buột miệng hỏi để có ngay câu trả lời: Đêm qua Phật chỉ trăng, tôi thưa ồ trăng sáng quá. Phật cười khẽ búng ngón tay vào trán tôi.
(more…)

Hậu bẩy nhăm

Posted: 30/04/2019 in Hồ Đình Nghiêm, Thơ

Hồ Đình Nghiêm


Bùi Giáng trên phố Sài Gòn

bát phố

phường nay rất lạ ngợm người
cá mè một lứa vượn đười ươi vui
khỉ ăn ớt con mắt thui
chột lé đánh bạn thân vùi đoàn viên
đảng mình còn hè phố xiêu
tự do cờ xí đỏ chiều lấm lem
kinh tế mới vượt rừng xem
cho tròn sỏi đá dem thèm hột cơm
ta bắt trời hạt mưa đơm
thằng kia đã quyết rác rơm cũng rầu.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm

Người con gái lấy tay che mặt. Ban đầu thấy vai rung, sau bật thành tiếng khóc. Bên cạnh, gã thanh niên ngồi đưa lưng, lúng túng thắp lửa điếu thuốc. Hắn lầm bầm điều gì nghe không rõ rồi đứng lên, băng qua phía bên kia đường.

Trời đen thui, gió đi qua những bụi cây nghe xào xạc. Có tiếng côn trùng kêu rỉ rả vọng tới theo gió, và tiếng xè xè của một tia nước được bắn xuống mặt đất.

Ngụy thấy lạnh và phát hiện ra cô gái ngồi thật sát mình. Cảm nhận hơi ấm từ phía cô ta đi mon men qua vòng tay để trần đang bó gối. Ngụy đập con muỗi đang cắn hút vào cánh tay thấy ngứa. Vô tình làm giật mình cô gái. Gã thanh niên bên vũng mờ trở lại, vừa đi vừa kéo phẹc mơ tuya quần. Miệng vẫn ngậm điếu thuốc cong queo chưa đốt.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm

Em lấy chồng. Bị tai nạn, em mới vừa hai mươi. Tôi nghe bạn em nói: Mi ăn gian, dám qua mặt ông anh để nhanh chân chạy đi tìm hạnh phúc mình ên. Em có hai cô bạn thân, Phạm và Nguyễn, cả hai vẫn còn kén cá chọn canh. Phạm quay sang tôi, giọng đùa cợt: Hồi nào tụi em mới được uống chút rịu nồng anh rót cho? Tôi trả lời: Không dám đâu! Chữ này vay mượn từ mấy cô, vẫn thường nghe mấy cô ưa dùng. Ngay cả em cũng vậy, lý ra em nên áp dụng “không dám đâu” trong trường hợp này. Đúng là em đã “ăn gian”, chưa gì tôi nghe hụt hẫng khi nghĩ tới chữ mình ên.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm

1.
Người con gái ấy tuy thấp bé hơn tôi, tuy cao không bằng tôi, tuy trông ngác ngơ vụng dại hơn, tôi vẫn gọi Mộc bằng chị, đơn giản vì tôi biết chị Mộc lớn hơn tôi hai tuổi. Sách vở nhà trường vẫn dạy tôi món công dân giáo dục, về bài vỡ lòng là khi người ta lớn tuổi hơn mình, nên tôn ti trật tự khiêm cung nhún nhường gọi người ấy bằng chị, cho dù thân phận chị có thấp hèn đến mức nào đi chăng nữa.

Tôi lớn lên ở thành phố, chưa một lần đi xe đò ngược ra hướng bắc, chưa từng qua sông bằng con đò nhỏ luôn có nước đọng vũng giữa lòng, chòng chành mất nửa ngày mới về thấu làng bên nội. Ngôi làng mà ba tôi từ bỏ để đi xa lập nghiệp, tự hồi nào tới giờ vẫn là vùng xôi đậu, tuyệt không biết tới chữ an ninh, đêm ngày vẫn cắc bụp tiếng súng. Ở đó, gia đình chị Mộc đã tìm cách tỉa mỏng người, cố rời xa vùng khói lửa bằng đủ cách và như vậy chị Mộc từ ngoài làng đã vào trú thân trong nhà tôi với chức phận “người giúp việc”. Hợp đồng được thoả thuận ngầm: Bao ăn bao ở, một năm may cho hai bộ áo quần cọng thêm mấy ngàn bạc, đôi bông tai sợi giây chuyền cái nhẫn hai chỉ; ngược lại chị Mộc sẽ phải thức khuya dậy sớm chu toàn việc giặt giũ quét nhà gánh nước đi chợ nấu ăn rửa chén. Thời gian không định trước, hoặc thấy quá mỏi mệt “hồi nào ngoài làng ngó yên yên thì liệu về mà lo vun quén kiếm một ông chồng cho yên bề gia thất”.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm


Nhà thơ Trần Mộng Tú

Tôi gặp chị lần đầu tiên vào tháng 10 năm 1987, gặp ở “Trăng Đất Khách”. Chị là tác giả bài thơ Trăng Đất Khách, được Làng Văn Magazine chọn làm nhan tuyển tập “Các Cây Bút Nữ Hải Ngoại” bao gồm 18 người với bề dày lên tới 352 trang. Trong tuyển tập ấy, riêng chị đóng góp 7 bài thơ và 1 bài được Phan Ni Tấn phổ thành ca khúc. Từ 1987 cho đến nay tôi vẫn chưa có cơ hội được gặp chị ngoài đời, chỉ nhìn bóng dáng chị ẩn hiện trên các trang giấy, lẩn trốn trong các dòng chữ; theo tôi là quá đỗi mượt mà, quá đỗi trong sáng… những yếu tố tiên khởi làm nên sức quyến rũ đọc giả được hình thành từ một ngòi bút tài hoa. Mới đây, lòng tôi lại thổn thức khi đọc phải bài bút ký của chị thuật lại chuyến đi “hành hương” về Mã Lai, quanh các trại tỵ nạn cũ từng lưu dấu vết của thuyền nhân Việt Nam để thắp hương cho các linh hồn xấu số. Không cầm được lòng, tôi đã viết lá thư ngắn gửi đến chị để bày tỏ lòng biết ơn. Nghĩa cử của chị khiến một đứa vượt biển may mắn như tôi phải xót xa, thầm tri ân.

Tôi yêu câu thơ của Hoàng Trúc Ly (?):

“đời lê thê quá tôi về muộn
em ngủ một mình đêm gió mưa”.

Cuộc sống tôi rất “lê thê”, muốn đi thăm hỏi những người mình mến chuộng thì luôn bị “gió mưa” làm khó. Chị là người tôi mến chuộng. Ở xa, tôi chỉ còn biết duy một cách là thực hiện cuộc trò chuyện này.

Thưa các bạn, chữ “chị” mà tôi dùng ở trên không ai khác là nhà thơ Trần Mộng Tú. Tôi mong chị Trần Mộng Tú thuận lòng khi đột ngột bị quấy rầy. Tôi hy vọng qua tâm sự chị trao đổi, tôi sẽ thấy vơi nhẹ bớt “đời lê thê”.
(more…)

Máu

Posted: 03/04/2019 in Hồ Đình Nghiêm, Truyện Ngắn

Hồ Đình Nghiêm

Thị về, gầm đầu đếm bước. Đầu bù tóc rối trông trước ngó sau. Nhưng tin chuyền chuyển đi mau. Thị ôm mặt máu còn đau căm hờn. Giáo dục, xã hội đã lờn. Bạo lực, chế độ như đờn đứt dây. Đánh hội đồng, chúng tao đây. Quăng sách vở xuống mà vây con này. Túm tóc lột áo hàng bày. Tay thoi vào ngực chân giày đạp mông.

Bà con lối xóm ân cần, hỏi han cớ sự giúp mần được chi? Ông hiệu trưởng nói một khi: Người mà hiền lành ắt thì thiệt thôi! Trường ốc kiểu gì kỳ khôi, học trò lĩnh hội gươm bồi dao đâm? Bị em không chịu bán dâm. Gạ tình đổi điểm thầy câm họng liền.

Thị chẳng muốn đi học chút nào. Nhiều lý do: Người bầm dập, mặt chợt vẹt u nần. Há lẽ cắp sách tới, thấy chúng bạn cười đểu rồi chúng bạn viện lý do khác, say máu xà quần mình tới hồi hai e chỉ có nước chết, đang sống chuyển sang từ trần? Thời bây giờ hiền là một cái tội, muốn kinh qua phải trau dồi sự hung ác tàn độc ru? Lẽ nào!
(more…)

Hồ Đình Nghiêm

Trước hết, xin thuật lại mẩu chuyện cười liên quan tới giấy:

Người vợ luôn ca ngợi, hết lời tán dương tới sự tiện ích đa năng do máy điện toán mang lại. Một hôm bị Tào Tháo rượt liền vào ngồi trong phòng vệ sinh, nửa giờ sau bực mình nói vọng ra: Anh đâu rồi, giấy hết rồi nè. Người chồng mau lẹ đưa vào qua khe cửa cái ipad màn hình hiện sáng một cuộn giấy ultra soft.

Tiếu lâm thôi mà, hậu ý của đứa kể chuyện ấy muốn nhắn gửi thì ai trong chúng ta cũng ngộ ra. Giấy có quan trọng không? Tôi có cô bạn gái, tận giờ nầy vẫn giữ khư khư, một mực chẳng chịu “thích nghi với thời đại”, muốn đón đọc những lá thư gửi qua đường bưu điện, những trang giấy xanh ẩn mình trong phong bì đã dán tem cò đầy đủ, vẫn tựa cửa ngóng bóng dáng người phát thư đi ngang.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm

Em đứng ngoài cửa khá lâu. Phải em không? Chỉ trông ra một vạt tóc mềm, mái tóc quen mà tôi tin chẳng ai sở hữu được và tôi ngờ bóng dáng khuất lấp kia đích thị là em. Hỏi han hoặc trao đổi tiếng thì thầm ở hành lang, ở đây người ta quen với cách giảm thiểu mọi tiếng động, rên la cũng chỉ một chừng mực nào đấy. Tất thảy đều cố đè nén, cực lòng.

Hình như người y tá thông báo đã hết giờ viếng thăm. Người mặc chiếc áo trắng đặc thù ấy vẫn cầm ở tay cái khay nhựa nhỏ, cốc nhựa bé đã cạn nước và chất lỏng nọ vừa trôi xuống cổ họng tôi cùng bốn viên thuốc lớn, cấn cái. Cô cho hay đó là thuốc chống nhiễm trùng, thuốc giảm đau, thuốc nhuận trường và thuốc giúp chóng tìm được giấc ngủ. Tôi yêu sự tận tuỵ của cô, hiền dịu trong mọi cử động và thật hàm oan khi ai kia từng định nghĩa: “Y tá là hạng người sẵn lòng đánh thức bạn dậy để bắt bạn uống thuốc ngủ”.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm
Khi nghe tin Đà Lạt sắp xoá sổ khu chợ Hoà Bình.

Anh tôi tốt nghiệp Sư phạm Quy Nhơn để rồi lên Đà Lạt làm giáo viên dạy trường Tiểu học Đa Nghĩa. Anh thuê nhà ở cuối đường Hai Bà Trưng, đi bộ đâu chừng năm bảy phút là đến trường, rất tiện lợi. Anh có chiếc xe gắn máy Suzuki dùng để chở vợ đi chợ hoặc chở tôi mỗi cuối tuần trời đẹp đi câu cá ở hồ Xuân Hương, phía bên kia cầu Ông Đạo. Xem câu cá như một thú tiêu khiển chứ không nhằm muốn làm xôm tụ bữa cơm chiều vẫn thường sơ sài đạm bạc. Những con cá chép to hơn bàn tay không mấy khi cắn câu dù anh vẫn khổ công ran cám thơm làm hương hoa chiêu dụ. Mặt hồ luôn dợn sóng, chẳng hiểu vì sao, trong khi sông Hương ở Huế mãi phẳng lặng dù bề mặt nó thoáng rộng hơn.

Tôi vừa từ chốn Thần Kinh vào ở trọ cùng anh như sự bàn tính và chỉ định của các anh chị ngay sau khi Mạ tôi qua đời. Tôi câm lặng ra đi, mắt còn mọng đỏ, dấu kín nỗi buồn trong lòng và xem sự hoán đổi ấy là một giải pháp chẳng mấy vẹn toàn. Tôi sững sờ khi xuống tới phi trường Liên Khương, Đà Lạt mang vẻ đẹp lạ lùng nằm ngoài những dự tưởng chôn chặt trong trí tôi. Đó là thứ nhan sắc nửa thơ mộng nửa quý phái. Chỉ một nửa thôi, nếu nó tròn đầy quá nó sẽ làm hỏng cái kiều diễm nó mang. Lắm lúc beauté phải tiềm ẩn chút bất toàn, bởi mong manh cũng là thứ chen vai, dự phần và tôn tạo nên cái đẹp. Một đứa con vừa mất mẹ, nó sẽ sầu thảm biết dường nào nếu đến một thành phố tiêu điều khác. Đà Lạt đón tôi, choáng ngộp như thằng con trai lần đầu bị “coup de foudre” bởi một bóng hình nữ nhân. Lạc đà là con vật giỏi chịu khát vẫn thường thồ người và đồ đoàn băng qua sa mạc. Đà Lạt là một địa danh có thể chữa lành vết thương trong tôi, dung thứ tôi, dìu tôi qua chặng đời niên thiếu lắm mộng mị.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm

– Bạn thích đọc truyện dài, ngắn?

– Tuỳ thuộc vào cái dở hoặc hay. Nhưng nói nào ngay dạo này tôi lười lắm.

– Đương hưu non mà, biết làm gì cho hết ngày? Thổi lửa nấu cơm vẫn tốt hơn là trụng mì ăn liền chớ?

– Tuổi này tự dưng mắt mờ, tay yếu, chân run, làm gì cũng chẳng ra đầu ra đuôi. Không làm bà xã hài lòng, đêm hôm nghe bả ngầy ngà cho tới sáng.

– Chữ ngầy ngà đồng nghĩa với rầy la, thấy không tới, không thơ mộng cho bằng ba chữ “nghe chim hót”.

– Ừ, thương người thì nên hoán đổi. Chim quyên ăn trái nhãn lồng, chích choè cao giọng đèo bồng ngũ cung. Chào mào sợ ná dây thun, riêng con chim sẻ mình thu nhỏ dần.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm

Cái like khác với cái love
Hột le không giống cái lờ cá chui
Bạn mình đông tới trăm thui
Quậy vui trên lưới. mạng tui li kì

Có em vượt ngưỡng dậy thì
Post hình mát mẻ cũng vì thơ hay
Một bạn mặt đỏ rịu say
Thơ luôn chếnh choáng, sướng nha đú mà
(more…)

Hồ Đình Nghiêm

Nữ tiếp viên hàng không Air Canada đa số tuổi trên 40. Hết đẹp, tàn phai, tròn người, thôi dịu dàng. Và cho dẫu đấu tranh đòi bình quyền, trong lòng phi cơ, nam nhân cùng job vẫn nhiều hơn nữ giới. Quý bà mặc váy xanh nước biển chỉ chiếm một phần ba, ngực cài cánh chim sắt, cổ quàng chiếc khăn lụa màu đỏ ẩn chìm vô số chiếc lá phong, thứ biểu tượng riêng ngành hàng không Gia Nã Đại cầu chứng. Bây giờ leo vào máy bay, ít khi nhìn thấy một vài đoá hoa xuân thì lướt qua êm ái, dùng dằng sau lưng một mùi hương dịu ngọt bám gót.

Sử dụng phương tiện di chuyển đi mây về gió nhậm lẹ này đâu ai để tâm chiêm ngưỡng dáng ngọc, tôi mọc lên ý nghĩ quàng xiên nọ vì tôi đang nhớ tới Quỳnh Hoa, người bỏ tiền ra mua vé máy bay mời tôi “chịu khó” sang Mỹ chia sẻ niềm vui cùng cô khi vừa tìm ra một bến đậu. Một niềm vui quá đỗi bất ngờ, đáng hoài nghi, đáng nhìn tận mặt, đáng đặt câu hỏi khờ khạo: Tại sao? Quyết định chín chắn chưa? Thân này ví xẻ tới bao nhiêu khúc rồi?
(more…)

Hồ Đình Nghiêm

1.
Khóm, dứa, thơm. Tuy ba nhưng một. Tuỳ vùng mà quen miệng lựa nhặt gọi riêng tên. Hình thù trái cây này xấu tệ, bộ vó chẳng mượt mà. Chúng trốn biệt, chỉ lộ hàng vào mùa hè và khi trời chan lửa, nó biến thành thức ăn cái uống được lắm kẻ ngợi ca.

Ở chợ Râm mọc lên chiếc xe đẩy bốn bánh tự chế, giữ bản quyền sáng tạo không đụng hàng. Xe thùng đóng bằng bốn năm miếng tôn đập dẹp, rộng tám tấc dài thước hai, chứa đủ máy xay, máy ép, máy nghiền chạy bằng bình ắc-quy. Động cơ gầm rú thì xe lảo đảo run theo. Cũng bình thường thôi, cái bắt mắt hơn cả là chủ nhân đứng sát bên luôn tay gọt vỏ, cắt trên bỏ dưới làm sạch sần sùi gai góc cùi lõm rồi thảy khóm dứa thơm vào một cái xô cao nửa thước. Người đàn ông đen đúa, áo xống không lành lặn nhưng đôi tay và con đao của ông phải nói là thuộc hàng cao thủ thượng thừa. Múa, hoa, xoăn xoắt chẳng ngơi nghỉ. Vung ra, chém gọt chỉ ba mươi giây, gọn gàng thành thục hơn cả một cỗ máy, lột bỏ cái sần sùi bên ngoài loại trái cây ngó mất cảm biến thành một hình thù vàng lườm trông xếch-xi gợi mời. Đều tăm tắp, mười như chục. Nuốt nước miếng.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm


Nhà thơ Hoàng Xuân Sơn
Tranh của Thanh Trí

Montréal, thành phố tôi định cư, đã có ai đó thày lay phiên dịch, phụ đề Việt ngữ thành Mộng Lệ An. Thoạt nghe xướng tên, cứ ngỡ như đó là nhan truyện dài kỳ tình diễm lệ chan đầy nước mắt của nhà văn nữ Quỳnh Dao ở tận xứ lạ Taiwan. Nhiều đọc giả “khó tính” bảo: Quỳnh Dao là chưởng môn nhân môn phái Sến. Tôi chưa đọc văn bả nên chỉ biết mần thinh. Tôi nhớ có vị nào đó ở trong nước từng có thơ “mưa rơi không cần thông dịch” hoặc một thứ na ná tựa thế. Tôi lại nhớ một câu thoại “Cái gì của César thì nên trả lại cho César”.

Tôi yêu Montréal, nhỏ bé, hiền hoà, dân tình cởi mở, Anh-Pháp đề huề chẳng yes thì oui. Có khu cổ xuý việc trau dồi Pháp ngữ, lại thày lay mần thông ngôn, như sau: Tình xê la mua, tiền xê lạc răng, đời xê la vi. Ui, trẻ lên ba cũng tường những món gay cấn nọ.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm


Nhà văn Mai Thảo (1927-1998)

Trong một số báo Văn cũ có in lại bài thơ của Thanh Tâm Tuyền mà tôi yêu thích. Tựa đề là “Bài Nhớ Thi Sĩ”, ở dưới ghi hàng chữ: Nhớ già Ung (Guiseppe Ungaretti) gửi Mai Thảo.

Bài thơ hay. Khó giải thích sự cảm nhận và cũng không nên lạm bàn quanh co. Tác giả “Thơ Ở Đâu Xa” đã gặp gỡ vị thi sĩ người Ý kia chưa, đó chẳng phải là điều đáng thắc mắc. Tôi nhìn chữ “Gửi M.T”, mường tượng ra hình ảnh một ông già khác, chắc cũng không kém phần đặc biệt so với già Ung?

Cả hai ông già, kẻ phương Tây người phương Đông, tôi đều chưa có cơ may gặp gỡ, mặc dù ông già thứ hai, một ông đông-phương-bất-bại dựng lại được “bàn viết lữ thứ” ở bến bờ Cali, thì nghe như có thứ gì thật gần gũi, thật thân quen… Thật thiếu sót nếu chẳng hề một lần được đối mặt.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm

Người đi, người không vác mạng qua sông. Sân ga, xe lửa nghiến đường tàu. Bao nhiêu nước mắt dâng thành sóng. Thượng lộ bình an nghẹn, chẳng nói nên lời. Lúc trước ở vào đời tám hoánh, Cuba Vietnam thay phiên chuyện thức, ngủ. Canh giữ hoà bình cho nhân loại, nguyện đặt sông núi lên đôi vai. Nay người đi lo chuyện đàm phán, đất nước này mất ăn mất ngủ đã ba hôm.

Xứ sở nào, đời thuở mô chừ dân cũng cần tứ khoái. Người vẫy tay chào, tàu chuyển bánh, mang đi mất nhị khoái của nhân dân. Về mau nghen cho chúng con được ăn, ngủ, ỉa, đái. Mà nhỡ như người thăng thiên, nói tội trời, e ỉa đái cũng cáo chung theo. Người ơi, khi gặp quả báo ăn cháo cũng gãy răng.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm

Để tránh lôi thôi, Thục My quyết định mang tôi đi trình diện Clementine. Cô giáo trẻ gọi thêm bà Beatric đến, ba bốn mặt một lòng ngầm thoả thuận rằng, đừng hô hoán mông-xừ Tran là l’étranger, kẻ lạ ngác ngơ bất chính đột nhập vào sân trường với mục đích xấu. Ông Tran này nếu không bố, thì bác, chẳng bác thì chú, tóm lại là người thân thích của cháu Annie, đại diện mẹ bận lu bu công chuyện mần ăn, Tran sẵn lòng dang tay đón Annie về nhà trong an toàn, cho dẫu bé ngoan có làm bộ làm tịch phụng phịu mặt mày.

Thục My đã đi mài dũa một chiếc chìa khoá nhà, ân cần trao phó bản vào tay tôi. Tôi móc cái chìa vàng ấy nằm chung đụng với ba cái của riêng tôi, kiếm sợi dây tròng vào cổ, đong đưa trước ngực cùng thẻ nhựa đi xe buýt mua hằng tháng. Tay My bao giờ cũng ấm khi chạm phải. Mười ngón, hai mươi ngón khác biệt chỉ giống nhau ở chỗ, cả đôi lứa đều không đeo nhẫn, trống vắng. Thục My bảo: Đã nhớ chưa, đúng ba giờ rưỡi, chịu khó đừng để con bé mầm non mẫu giáo lạc loài hoang mang khi đứng đợi, tội nghiệp.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm


3 cây nhang
Đinh Trường Chinh

Họ dùng những con số thế ám danh để gọi nhau, như kiểu họ không thích lôi tên thật ra. Cũng có thể họ xem đó là sự thân tình, trao đổi mộc mạc. Họ mới quen nhau chỉ non ba tháng. Họ đứng sắp hàng chờ trả tiền trong siêu thị thực phẩm Á châu, họ có dáng vẻ của người chừng chẳng mấy thích hợp với chốn dung thân mới. Họ đã bỏ đi sự ngại ngùng, họ đang cố thích ứng, hoà trộn. Chị Tư hôm nay mua lắm thứ thế? Ừa, bị có thằng con ở xa về thăm. Chị Năm thì sao, lâu nay có gì vui không? Vẫn vậy, đi chợ là cách duy nhất để chạy ra ngoài tìm chút thư giãn, đỡ cuồng chân. Gặp chị, người đồng hương duy nhất ở đây thực bụng tui vui lắm.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm

Có một chuyện, tôi không hiểu vì sao, người ta thường lánh xa con số 13. Bạn từng vào các toà cao ốc, hoặc bệnh viện trung ương chốn này, dùng thang máy bạn phát hiện một dọc số lần lượt sáng đèn, ở đó không có hiện lên con số 13, nó bị khai tử. Lầu 12 dưng không cái nhảy lên số 14. Cớ sao có sự bỏ băng đột ngột mà chả ai thèm đưa ra một lời giải thích nào cả? Chỉ ghim tấm bảng nhỏ là thang máy này chịu đựng được chừng đó ki-lô, nặng quá tải thì chưa chắc nó sẽ vận hành trong êm thắm.

Có lần, tôi nhớ chuyện xẩy ra đã lâu, ghé cây xăng châm đầy bình thì được rửa xe miễn phí, khi vào trả tiền thay vì nhận bốn đồng tiền thối tôi đã biểu anh thu ngân bán cho tôi tấm vé số từ cái máy đặt cạnh. Máy biết phát ra âm điệu vui tai. Hai bữa sau dò trúng, bất ngờ có được 3.750 đồng trời ơi đất hỡi khi khổng khi không vào nằm co, chêm cộm túi quần làm ấm đít. Hôm xổ số rơi vào thứ 6 ngày 13. Khi đi lãnh, người làm việc cho lotto chia vui cùng tôi: Wow, xem chừng you hợp với những gì đại diện cho xui xẻo. Đưa tay cho tôi nắm bắt cái nào.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm

Có đôi điều nhiễu sự
gây lấn cấn ấy là
tại sao trong phây bút
vẫn thường hằng diễn cảnh
người này quen tay tag
bài mình vào trong cuộc
đất riêng của người kia?
rồi tới lúc post lên
bao băn khoăn suy nghĩ
mình lại là người đầu
like chính bài mình viết
mèo vẫn mãi dài đuôi.

“ngồi buồn gãi háng dái lăn tăn?”
dị hợm quá! chi bằng để đỡ buồn
chép lại trang chữ cũ
may mà thế giới cụ Bùi Giáng
sinh thời thơ mộng hơn thế giới ảo bi chừ:
(more…)

Hồ Đình Nghiêm


Nhà thơ Luân Hoán

Gia đình tôi theo đạo (nếu có thể xem đó là đạo) thờ cúng ông bà. Góc khuất trong nhà, khuất nhưng cao ráo sạch sẽ nhất, đặt để một cái bàn khá lớn dùng chưng ảnh những người đã khuất núi, bày biện hoa quả lễ vật nhang đèn có màn che bên ngoài. Đã là nơi dùng làm chỗ thờ phụng thì tự khắc giang sơn nhỏ bé kia vẫn toát ra được chút trang nghiêm, ai bước tới thảy kính cẩn cúi đầu, vụng dại tỏ bày thành tâm, lâm râm chừng như muốn sám hối một điều gì.

Tôi nghĩ những ai thờ cúng ông bà, không nhiều thì ít, họ có hấp thụ đôi điều cơ bản về triết thuyết Phật giáo. Từ nhà họ đến chùa, lối đi ngắn hơn so với những kẻ vô thần. Nếu muốn chứng nghiệm nỗi đau để tìm cách giải thoát, chỉ bảy bước họ có thể chuyển đổi cảnh giới để làm Tỳ Khưu (Bhiksu), là người phát nguyện tu hành, xuất gia theo giới luật của Phật. Đắc đạo hay không lại là chuyện khác. Đổ thừa cho phận mỏng, chẳng có căn tu. Tôi nhớ Bùi Giáng có hai câu, lạm bàn sự lầm lạc nọ:

tôi về nhà cửa sương thâu
bước đi mà chẳng thấy đâu con đường.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm

Khi bị đuổi ra khỏi nhà, hãy nghĩ tới một con chó. Bạn thấy hình ảnh người ta dồn chó tới chân tường chưa? Nói vậy cũng chẳng rõ ràng, cũng tuỳ nơi chốn, cầy quanh đây dường như không chống cự, sớm rơi vào tay khuyển tặc.

Co thân ngủ vật vạ bên căn nhà đã mất dấu (yêu), giữa tan tành đổ vỡ hãy độ lượng trao cho đứa bần cùng hai cục gạch, hắn biết cách làm ấm giấc ngủ đêm đông. Cách động não đó được đàn em một dạ ngợi ca, lưu danh thiên cổ.

Nhà ông bà cha mẹ bao năm cong lưng thu vén gầy dựng, đến đời bạn sống thở trong bó tay, nó trơ lại một đống gạch vụn giao duyên với đồng nát, vài thanh gỗ, ít đồ nhựa… Một loại rác thải chỉ mang chút giá trị cho đám lang thang chuyên nghề bắt phế liệu phải biến thành cơm. Tuy vô thần, bạn cũng nên tin vào số kiếp. Màn trời chiếu đất, nào có dành riêng hoàn cảnh bạn mang? Giày dép còn có số, chẳng biết người dân Thủ Thiêm chân mang dép số mấy?
(more…)

Hồ Đình Nghiêm

1.
Nhân ở ngoại ô chốn kinh kỳ, gia cảnh tầm thường nằm dưới bậc trung. Cha theo binh nghiệp, tháng miệt ngày mài cùng khói lửa chiến trường. Mẹ ở hậu phương buôn bán lặt vặt nuôi đàn con ba đứa, nhan sắc mòn hao, trái tim luôn thắt thỏm ái ngại đón chờ hung tin từ chốn xa gửi về. Nhân là con đầu, lưng dài vai rộng nhưng chẳng biết phụ đỡ chuyện gì. Việc học chưa thành, mà dẫu có đỗ đạc trấn nhậm ra lo việc nước thì với lương lậu kia e chỉ đủ nuôi miệng mình, không chừng còn vác mặt về réo mẹ ngửa tay xin là đằng khác. Ai sao ta vậy, chớ cả thẹn, giấy rách phải giữ lấy lề.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm

Đó là nói trại từ tiếng chửi thề chẳng đâu có được. Tabarnak. Hoàn toàn do địa phương này sáng chế ra. Phúc vẫn thích âm vực nặng nề ấy khi nghe Monisa phát âm, thường để chấm câu, quyết liệt, dứt khoát. Đôi khi kháu ó, đôi lúc phiền muộn; mặt khác chữ đó sử dụng tựa một quen miệng, vô thưởng vô phạt, chẳng nhằm bày rõ tâm trạng Monisa đang mang. Đi ngang qua tiệm bán áo quần ngoài phố, thấy treo chiếc váy đỏ kiêu sa nằm đằng sau tấm kính. Monisa trì hoãn cước bộ, nhìn vào và phát tiếng: Tabarnak! Cô đọng chỉ có thế, thay vì trầm trồ: Mẹ rượt, nó bắt con mắt quá. Nó đẹp quá mạng, bà con ơi!
(more…)

Lòng nhân

Posted: 07/02/2019 in Hồ Đình Nghiêm, Thơ

Hồ Đình Nghiêm

Báo đăng có một người:
gom tiền hơn mười năm
dành dụm mở quán cơm
từ thiện giúp người nghèo.

Hôm sau sáng màn hình:
Cụ bà mười tám năm
đi lượm ve chai bán
lấy tiền giúp học trò
khó khăn sắm giấy bút.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm


Nhà văn Hồ Đình Nghiêm

Trước đây, nhà thơ Bắc Phong sống cùng địa phương, sinh hoạt với anh em chúng tôi: Nhà thơ Luân Hoán, nhà văn Song Thao, nhà thơ Hoàng Xuân Sơn… Về sau, do công việc anh dọn về thành phố Toronto, cách chốn cũ sáu giờ lái xe. Trong thầm lặng, anh đơn thân dựng được trang Sáng Tạo và để nhớ bằng hữu phương nọ, anh cho chúng tôi góp mặt ở nhóm chủ trương.

Ở xa, chúng tôi chỉ có thể “bắt tay” với nhà thơ Bắc Phong bằng vào mỗi một cách: Đóng góp bài. Và chúng tôi đã vui sướng với thành quả mà Bắc Phong gặt hái được. Riêng cá nhân tôi, Sáng Tạo là trang mạng lôi cuốn tôi nhất, hợp tạng tôi nhất, vì ở đó thường khi vẫn xuất hiện những tiếng nói, những nỗi lòng uất nghẹn trình bày qua thơ văn. Tôi vẫn “ngoan cố” với ý nghĩ, rằng người làm văn học nghệ thuật phải biết chia sẻ những đớn đau quanh ta, khi nạn nhân không đủ tỉnh táo để đưa lời trần tình, một tiếng than van. Dửng dưng, lãnh cảm, vô ngại, chính điều đó đã mang “anh” đi xa tôi. Anh tự khoanh vùng, tách biệt. Quan niệm sáng tác của anh không thích vấy tới những thứ “rắc rối” nọ. Tôi tôn trọng, và tôi có nhuốm chút buồn lòng.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm

Theo lời bày vẽ, từ quận nhất tìm về Phú Nhuận cứ đâm xe ra Cách mạng tháng 8, quẹo Nguyễn Thị Minh Khai gặp Pasteur, chui vô hẻm sát bên tiệm phở Ngân xong gặp Huỳnh Tịnh Của, quẹo phải đụng Lý Chính Thắng… chỗ ông Paul Khamvanongsa thuê nằm gần cầu Kiệu. Mô tả thêm: Tầng lầu hai, ba cánh cửa gỗ đều sơn xanh, ngoài ban-công có giàn hoa leo, đôi lúc treo ở đó cái lồng chim, thỉnh thoảng giọng nó hót gửi được tiếng vui tai xuống dưới con hẻm chật.

Paul Khamvanongsa là người Lào, thông thạo tiếng Pháp và giỏi đàm thoại tiếng Việt. Ông thuê nhà ở đó đã được ba tháng. Tôi tìm đến ông là để dọ hỏi về tin tức má. Má tôi sang Lào đã gần năm, chẳng biết bà kiếm ra công ăn việc làm như thế nào. Lòng tôi nóng, đêm ngủ đón gặp những hình ảnh xấu xa. Má sợ chuyện gì mà chẳng hề viết về cho tôi một lá thư? Câm lặng mãi là chuyện không nên, do vậy bà tìm tới một nhịp cầu dọ dẫm bắn tiếng.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm

Vì địa hình, những con đường trong thành nội thường cụt ngắn. Dài nhất e chỉ có riêng mình Đinh Bộ Lĩnh, khởi đi từ cửa Thượng Tứ, đâm thẳng tới cuối đường, kết thúc bằng đồn Mang Cá.

Nép thân Đinh Bộ Lĩnh hoặc toạ lạc ngay trên danh xưng nổi tiếng kia có lắm trường học nương nhờ, che nắng mưa cho biết bao thế hệ an tâm dùi mài sôi kinh nấu sử không thành danh cũng thành nhân: Tiểu học Trần Quốc Toản, trung học Hàm Nghi, trung học Bồ Đề, trung học Quốc Gia Nghĩa Tử, trung học Nữ Thành Nội, trường Nông Lâm Súc. Không tính hai ngôi trường ẩn náu trong thâm cung Đại Nội: Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật và trường Quốc Gia Âm Nhạc.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm

Khi nghe tới bút hiệu Trần Vàng Sao, thú thật là tôi không mấy cảm tình. Nhưng khi tôi đọc, theo cảm nhận, nhà thơ mãi bị đồng chí nghi kỵ, luôn hứng chịu sự trù dập, đã viết nên nhiều bài thơ hay. Do tài năng, ông tạo ra những hình ảnh, những màu sắc, những nhịp điệu; gầy dựng được thứ khí hậu bao bọc lấy một vùng trời riêng. Ẩm thấp, sương khói, váng vất chút thơ mộng đặc thù của vùng đất sinh ra ông: Huế.

Giả dụ:

đôi khi chợt nhớ một tiếng cười lạ
một câu ca dao buồn có hoa bưởi hoa ngâu
một vết bùn khô trên mặt đá
không có ai chia tay
cũng nhớ một tiếng còi tàu

con sông nằm dài nhớ những chặng rừng đi qua
nỗi mệt mỏi rưng rưng từng con nước
chim đậu trên cành chim không hót
khoảng trống mùa thu ngủ trên cỏ may

(more…)

Hồ Đình Nghiêm

Sau khi tốn tiền trả cho việc điều nghiên phong thuỷ. Huỳnh Thị Mười vét sạch tờ bạc cuối để thuê được căn nhà nằm đúng trên long mạch (?). Mười đi tắm bùn gọi là tẩy trần, tắm suối nước nóng những mong trôi chảy bao vẩn đục tù đọng trong tâm. Mỗi khi nhắm mắt chuẩn bị ngủ ngáy, Mười cắt hai lát dưa leo đắp lên, dăm bữa nửa tháng lại dùng chanh tươi thay chỗ. Sáng đầu ngày điểm tâm nước trà xanh sản xuất tại Đài Loan, ngoài có hàng chữ quảng cáo đọt ngắt tận trên núi cao cô quạnh, lá tinh khiết chỉ biết ngậm giọt sương giăng. Pha trà chớ nên hãm lâu, nước đừng sôi gắt. Bưng tách lên chưa vội uống ngay mà chậm rãi nâng sát mắt cho hơi ấm bốc vào con ngươi trân tráo soi mặt để đồng tử trôi đi ghèn làm màu mắt trông ma mị long lanh sương khói tạo ra biệt nhãn.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm


Từ trái, đứng: Nhà văn Lâm Chương, nhà thơ Đức Phổ; ngồi: Nhà văn Phạm Ngũ Yên,
Hồ Đình Nghiêm, nhà thơ Triều Hoa Đại, nhà văn Nguyễn Vĩnh Long
(Boston. 2000)

Người về già thường hay mang tật nhìn lui, vọng tưởng. Có thể để tiếc nuối.

Năm cùng tháng tận, giữa bàng giao chuyển dịch cũ sang mới, ta thường mượn đến bốn chữ “rêu bám” này: Ôn cố tri tân. Cố là quá khứ, tân là hiện tiền. Nhắc chuyện cũ để hiểu thêm chuyện mới. Lâu nay chưa có chữ nào thay thế? Đành lạm dụng cho giản tiện. Ôi, hán với nôm! Nói rêu bám là bởi thế.

Vì sao gọi “ông cố nội”? Cớ sao bảo “kẻ quá cố”? Tựu trung nó thay thế cho một thứ gì được xếp vào hàng cổ vật. Xưa rồi diễm là cụm từ rất đỗi tầm bậy. Năm con Heo xuất hành đúng lối hoàng đạo, thiên thời địa lợi nhân hoà nên cưa đổ được em tên Diễm tuổi tròn trăng, đang cầm tay nhau đôi uyên ương nọ hẵng phật lòng, bất bình khi nghe được. Cái gì xưa, cha nội? Diễm rạng ngời như đoá tường vi vừa bung nở trong đêm giao thừa đấy thôi, sương ướt át còn đọng, mới tinh khôi. Không cứ là tình nhân, Trịnh Công Sơn khi đón nhận, trong dạ cũng chẳng mấy vui. Bá tánh thật lắm chuyện!
(more…)

Hồ Đình Nghiêm

Sắp tới Tết. Tết năm nay mang tên Kỷ Hợi. Tết con heo.

Heo là giống vật tạp ăn (ăn như heo). Heo là súc vật quen sống trong điều kiện dơ dáy (bẩn như heo). Heo thường được quý bà quý cô dùng, thay thế cho cụm từ “đồ dê chúa”, là hạng đờn ông cứ chực chờ ghẹo nguyệt giỡn hoa buông lời đường mật rù quến ong bướm. Phụ nữ đa phần đều ghét nhân vật Trư Bát Giới, họ cũng chẳng mặn nồng gì tới Tôn Ngộ Không. Sau “đồ con heo” có lúc họ rầy rà người yêu: Đồ con khỉ! Cứ ưa bày trò rờ rịt người ta! Họ có lí do chính đáng để cạy mặt con khỉ, Tết khỉ Mậu Thân 1968 đã biến thành phố an lành họ đang sống trở thành địa ngục. What the Hell…

Heo là tiếng Việt, phát âm nghe giống tiếng Anh “hell”. Bụt từng nói: Ta không vào địa ngục thì ai vào? Tựa như lời của Winston Churchill: “If you’re going through hell, keep going”.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm

Ông nội em tuy con nhà võ nhưng không biết món Cửu Chỉ Thần Công. Bà nội em cho hay: Sở dĩ đếm lui đếm tới trên hai bàn tay của ông chỉ có chín ngón là tại vì thời trai trẻ ông mắc phải lỗi lầm với đại ca, tự cắt rời ngón út gói vuông vắn trong khăn trắng để thế một lá thư ăn năn, xin tha thứ, xin xoá bỏ giùm những vụng dại nhỡ mang.

Họ ngồi trong một quán ăn. Họ tính đi lên chùa nhờ vị sư già thông hiểu thuật tử vi tướng số định giúp cho họ ngày lành tháng tốt để an tâm in thiệp cưới tựu thành cơn mộng uyên ương liền cánh. Chỉ ngốn mới một phần ba đoạn đường thì trời đổ mưa, thứ mưa giông tuỳ tiện rơi mà chẳng cần đưa biểu hiện nhằm thông báo trước. Mây đen vụt qua, thoáng chốc trên cao biết bao thùng nước đồng loạt dội xuống, thịnh nộ, hung hãn, vuốt mặt không kịp.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm

Ở trong nước, mỗi năm, bộ hành, người dùng xe đạp, người cỡi xe gắn máy từ chết đến bị thương đếm không xuể, nguyên nhân do đang lưu thông chẳng may có ô tô điên từ đâu láng cháng rồ tới, tông, đụng, húc, cán không khoan nhượng. Thường dân than: Khi khổng khi không cái phủi chân lên bàn thờ đi gặp mặt ông bà; mà đảng viên thì báo cáo: nó vừa đi thăm Các-mác Lê-nin.

Chết, có trăm phương nghìn cách, kể cả khi nghĩ là an toàn leo được, ngồi vào lòng ô tô, mua vé xe đò có giường nằm bon bon trên quốc lộ Một. Xe đổ đèo xe đứt thắng, bác tài ngủ gật lạc tay lái. Đại lộ không chạy lại nhắm tiểu lộ mà cày xới bao vật ngáng đường, trầy trụa khi rơi “êm” xuống vực, “một bộ phận không nhỏ” liền khuất núi, hồn du địa phủ.
(more…)

Hồ Đình Nghiêm

Tôi không biết làm thơ. Có viết được một đôi bài đăng báo, chị tôi đọc thấy và bảo “cái này mà gọi là thơ ư?”. Ai chỉ trích thì bụng tôi không vui nhưng khi nghe chị tôi nói, tôi buộc phải đưa tay ra sờ sau ót. Chị tôi đọc nhiều sách, yêu thơ rất mực và có một trí nhớ đáng nể. (Chị từng phê bình là văn viết của tôi có nhiều điển tích bị trích dẫn sai, liền mang sách ra đọc rõ ngọn ngành; nói có sách, mách có chứng, hết đường chối cãi). Thời nữ sinh, chị chép tay nhiều bài thơ tiền chiến trong một tập giấy xanh, lên tới hai ba cuốn, nâng niu. Chị gieo cho trí óc dại khờ tôi dạo nọ một hoài nghi: Có phải thơ là món cần thiết?
(more…)